Trong quá trình học tập và sinh hoạt ở các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, học sinh tại các cơ sở giáo dục này về cơ bản vẫn là người chưa có năng lực trách nhiệm dân sự đầy đủ, do vậy nhiều hoạt động, sự việc cần có ý kiến phụ huynh học sinh để đảm bảo tính chính xác, an toàn.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin ý kiến phụ huynh học sinh là gì?
Đơn xin ý kiến phụ huynh là văn bản do giáo viên chủ nhiệm, nhà trường gửi tới phụ huynh học sinh đang theo học tại trường với nội dung trọng tâm là xin ý kiến về một sự kiện, sự việc nhất định, từ đó làm căn cứ điều chỉnh các hoạt động phù hợp với tình hình thực tế.
Đơn xin ý kiến phụ huynh là văn bản bày tỏ nguyện vọng của người làm đơn trong việc muốn tiếp nhận ý kiến của phụ huynh học sinh, là căn cứ để phụ huynh xem xét, năm bắt tình hình sự kiện, sự việc để đưa ra ý kiến phù hợp và khách quan. Thực tế thì phụ huynh không bắt buộc phải phản hồi đơn hay nêu ra ý kiến.
2. Mẫu đơn xin ý kiến phụ huynh học sinh mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
………., ngày…. tháng…. năm…….
ĐƠN XIN Ý KIẾN PHỤ HUYNH
(V/v: Xin ý kiến của phụ huynh học sinh/sinh viên trường…………. về…………..)
Kính gửi: – Ông/Bà………… – Phụ huynh của…………
– Căn cứ
– Căn cứ….;
Tên tôi là:…… Sinh ngày…. tháng…… năm……
Giấy CMND/thẻ CCCD số:……… Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp (tỉnh, TP):………
Địa chỉ thường trú:………
Chỗ ở hiện nay …………
Điện thoại liên hệ: ………
Chức vụ:………
Tôi xin trình bày với Ông/Bà sự việc như sau:….
(Bạn trình bày hoàn cảnh và lý do dẫn đến việc bạn làm đơn xin ý kiến của phụ huynh học sinh, đó có thể là việc lấy ý kiến tổ chức hoạt động ngoại khóa, du lịch lớp/trường,…)
Do vậy, tôi làm đơn này để lấy ý kiến của Ông/Bà về việc………………..
Cụ thể:
1./…………………..
2./………………. (Bạn đưa ra các câu hỏi để lấy ý kiến của phụ huynh, ví dụ, nếu tổ chức du lịch ngoại khóa, bạn có thể sử dụng những câu hỏi về địa điểm du lịch mà phụ huynh mong muốn, thời gian, chi phí phải bỏ ra. Bạn nên đưa ra một số phương án trả lời cụ thể để phụ huynh lựa chọn, có thể kèm theo “những phương án khác (nếu có, ghi rõ ý kiến bản thân)”)
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn đơn xin ý kiến phụ huynh học sinh:
Đầu tiên, người viết đơn ghi địa danh, ngày tháng năm làm đơn.
Ở tên đơn, người làm đơn xác định sự việc, sự kiện xin ý kiến và đơn vị, tổ chức xin ý kiến, ví dụ:
ĐƠN XIN Ý KIẾN PHỤ HUYNH
(V/v Xin ý kiến của phụ huynh học sinh/sinh viên trường THCS Bến Hải về địa điểm tổ chức hội trại qua đêm tại trường).
Ở phần kính gửi: người làm đơn ghi rõ tên phụ huynh và học sinh, ví dụ:
Kính gửi: Ông Nguyên Văn A- Phụ huynh của em Nguyễn Văn B.
Người làm đơn trình bày các thông tin cá nhân, cụ thể ở đây có thể là giáo viên chủ nhiệm bao gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, nơi cư trú, theo giấy chứng minh nhân dân. Nếu chủ thể xin ý kiến là nhà trường thì ở thông tin phải ghi tên nhà trường, địa chỉ của trường, số điện thoại liên hệ, cá nhân chịu trách nhiệm trực tiếp,..
Người làm đơn trình bày lý do tạo nên sự kiện, sự việc, kế hoạch sơ bộ cho hoạt động và nội dung cần xin ý kiến của phụ huynh.
Cuối đơn, người làm đơn ký và ghi rõ họ tên.
4. Vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc đề xuất ý kiến:
Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức trong mỗi năm học, do cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) đang theo học ở từng lớp, từng trường cử ra để phối hợp với nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục.
Đối với ban đại diện cha mẹ học sinh lớp:
– Về mặt tổ chức
+ Mỗi lớp có một Ban đại diện cha mẹ học sinh gồm từ 3 đến 5 thành viên, trong đó có trưởng ban và một phó trưởng ban.
+ Các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp là những người nhiệt tình, có trách nhiệm trong việc phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, nhà trường và đại diện cho cha mẹ học sinh trong lớp thực hiện các hoạt động giáo dục học sinh.
– Về mặt nhiệm vụ, quyền hạn:
+ Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh;
+ Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp chuẩn bị nội dung của các cuộc họp cha mẹ học sinh trong năm học;
+ Tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục học tập; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác.
+ Quyết định triệu tập các cuộc họp cha mẹ học sinh theo quy định tại Điều 9 của Điều lệ này (trừ cuộc họp đầu năm học cử Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp) sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp;
+ Tổ chức lấy ý kiến cha mẹ học sinh của lớp về biện pháp quản lý giáo dục học sinh để kiến nghị cụ thể với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn về biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, chất lượng dạy học;
+ Phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục truyền thống, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp.
Đối với ban đại điện cha mẹ học sinh trường:
– Về mặt tổ chức:
+ Mỗi trường có một Ban đại diện cha mẹ học sinh gồm trưởng ban, các phó trưởng ban và các thành viên thường trực (nếu cần thiết).
+ Thành viên tham gia Ban đại diện cha mẹ học sinh trường là trưởng ban hoặc phó trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
+ Số lượng các phó trưởng ban và các thành viên thường trực (nếu có) của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường do cuộc họp các trưởng ban và phó trưởng ban của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp quyết định.
– Về nhiệm vụ, quyền hạn:
+ Phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục theo nội dung được thống nhất tại cuộc họp đầu năm học của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường;
+ Phối hợp với Hiệu trưởng hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh;
+ Phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức giáo dục học sinh hạnh kiểm yếu tiếp tục rèn luyện trong dịp nghỉ hè ở địa phương;
+ Phối hợp với Hiệu trưởng giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác; vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục đi học;
+ Hướng dẫn về công tác tổ chức và hoạt động cho các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
+ Quyết định triệu tập các cuộc họp theo quy định tại Điều 9 của Điều lệ này (trừ cuộc họp đầu năm học cử Ban đại diện cha mẹ học sinh trường) sau khi đã thống nhất với Hiệu trưởng;
+ Căn cứ ý kiến của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp để kiến nghị với Hiệu trưởng về những biện pháp cần thiết nhằm thực hiện nhiệm vụ năm học của trường và về quản lý, giáo dục học sinh;
+ Quyết định chi tiêu phục vụ các hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh từ nguồn ủng hộ, tài trợ tự nguyện theo quy định tại Điều 10 Điều lệ này.
Trách nhiệm và quyền của cha mẹ học sinh:
– Phối hợp với nhà trường trong việc quản lý, giáo dục học sinh và thực hiện những nhiệm vụ do Ban đại diện cha mẹ học sinh đề ra.
– Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên bộ môn của lớp để chăm sóc, quản lý, động viên học sinh tích cực, tự giác học tập, rèn luyện đạo đức, tuân thủ quy định của Điều lệ và nội quy nhà trường.
– Chịu trách nhiệm đối với sai phạm, khuyết điểm của con em mình theo quy định của pháp luật và thực hiện các khuyến nghị của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp trong việc phối hợp với nhà trường để chăm sóc, quản lý, giáo dục học sinh.
– Cha mẹ học sinh có các quyền quy định tại Điều 95 của
– Ứng cử, đề cử vào Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp;
– Từ chối ủng hộ khi được Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường đề xuất các khoản ủng hộ, nếu bản thân không tự nguyện.
– Thực hiện hoặc không thực hiện những nội dung chưa được thống nhất ý kiến trong cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh hoặc cuộc họp Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Trách nhiệm của nhà trường và chủ nhiệm lớp trong hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh:
– Hỗ trợ các hoạt động của cha mẹ học sinh thực hiện theo nội dung đã được thống nhất trong cuộc họp Ban đại diện cha mẹ học sinh đầu năm học.
– Tham gia các cuộc họp định kỳ với Ban đại diện cha mẹ học sinh trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, chủ động phối hợp với Ban đại diện và cha mẹ học sinh về công tác quản lý của nhà trường, biện pháp phối hợp giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vận động học sinh bỏ học trở lại lớp, giải quyết kiến nghị của cha mẹ học sinh; góp ý kiến đối với hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ học sinh.
– Nhà trường cử đại diện lãnh đạo làm nhiệm vụ thường xuyên phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh trường trong việc tổ chức hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ học sinh và hoạt động của cha mẹ học sinh.