Mẫu biên bản kiểm tra, giám định chất lượng phế liệu nhập khẩu là gì, mục đích của mẫu biên bản? Quy định về nhập khẩu phế liệu và điều kiện bảo vệ môi trường khi nhập khẩu? Mẫu biên bản kiểm tra, giám định chất lượng phế liệu nhập khẩu? Hướng dẫn soạn thảo biên bản?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản kiểm tra, giám định chất lượng phế liệu nhập khẩu là gì, mục đích của mẫu biên bản?
Mẫu biên bản kiểm tra, giám định chất lượng phế liệu nhập khẩu là văn bản ghi nhận quá trình kiểm tra, giám định chất lượng phế liệu nhập khẩu với nội dung ghi nhận đầy đủ các thông tin về chủ thể nhập khẩu, lô hàng nhập khẩu cũng như các điều kiện kiểm tra.
Mục đích của biên bản kiểm tra, giám định chất lượng phế liệu nhập khẩu: nhằm kiểm tra lô hàng phế liệu nhập khẩu có đủ điều kiện để nhập khẩu hay không, có mang mối nguy hại cho môi trường hay không.
2. Quy định về nhập khẩu phế liệu và điều kiện bảo vệ môi trường khi nhập khẩu:
* Phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất từ nước ngoài vào Việt Nam và đối tượng nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất: quy định tại Điều 55
“1. Phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất phải đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 76 Luật bảo vệ môi trường. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu được lựa chọn làm thủ tục hải quan tại cơ quan hải quan quản lý cửa khẩu nhập hoặc cơ quan hải quan nơi có nhà máy, cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu (sau đây gọi tắt là cơ sở sản xuất); được lựa chọn địa điểm kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu tại cửa khẩu nhập hoặc tại cơ quan hải quan nơi có cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu hoặc tại cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu. Phế liệu nhập khẩu chỉ được phép dỡ xuống cảng khi đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Tổ chức, cá nhân nhận hàng trên Bản lược khai hàng hóa (E-Manifest) có Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất còn hiệu lực và còn khối lượng phế liệu nhập khẩu;
b) Tổ chức, cá nhân nhận hàng trên E-Manifest có Văn bản xác nhận đã ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu đối với phế liệu ghi trên E-Manifest theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 57 Nghị định này.
Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra các thông tin quy định tại điểm a và b khoản này trước khi cho phép dỡ phế liệu xuống cảng.
2. Tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu đáp ứng các yêu cầu sau đây được phép nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất:
a) Đáp ứng các yêu cầu và trách nhiệm về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 76 Luật bảo vệ môi trường;
b) Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, trong đó có nội dung sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất và được cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường hoặc giấy phép xử lý chất thải nguy hại, trong đó có nội dung sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đối với các dự án đã đi vào vận hành.
Đối với dự án mới xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 16b và Điều 17
c) Có Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định của pháp luật.”
29. Sửa đổi, bổ sung Điều 56 như sau:
* Điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
– Điều kiện về kho hoặc bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu
Kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu:
+ Có hệ thống thu gom nước mưa; hệ thống thu gom và biện pháp xử lý các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
+Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; mặt sàn trong khu vực lưu giữ phế liệu được thiết kế để tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào; sàn bảo đảm kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, đủ độ bền chịu được tải trọng của lượng phế liệu cao nhất theo tính toán;
+Có tường và vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ phế liệu bằng vật liệu không cháy; có biện pháp hoặc thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong.
Bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu:
+ Có hệ thống thu gom và xử lý nước mưa chảy tràn qua bãi phế liệu nhập khẩu và các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
+ Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; sàn bảo đảm kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, đủ độ bền chịu được tải trọng của lượng phế liệu cao nhất theo tính toán;
+ Có biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi lưu giữ phế liệu.
+ Có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.
– Có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm thì phải chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để xử lý.
– Ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này.
– Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
– Chỉ được nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở của mình theo đúng công suất thiết kế để sản xuất ra các sản phẩm, hàng hóa. Không được nhập khẩu phế liệu về chỉ để sơ chế và bán lại phế liệu. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất chỉ được nhập khẩu phế liệu tối đa bằng 80% công suất thiết kế; số phế liệu còn lại phải được thu mua trong nước để làm nguyên liệu sản xuất.
Đối với nhựa phế liệu, chỉ được nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm, hàng hóa (không bao gồm hạt nhựa tái chế thương phẩm), trừ các trường hợp dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư và cơ sở sản xuất đang hoạt động được phép nhập khẩu nhựa phế liệu để sản xuất ra hạt nhựa tái chế thương phẩm đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024.
Đối với giấy phế liệu, chỉ được nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm, hàng hóa (không bao gồm bột giấy tái chế thương phẩm).
– Ký hợp đồng trực tiếp với tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
3. Mẫu biên bản kiểm tra, giám định chất lượng phế liệu nhập khẩu:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
BIÊN BẢN
Kiểm tra, giám định chất lượng phế liệu nhập khẩu
– Căn cứ quy định tại khoản …. Điều …. Nghị định số …./…/NĐ-CP ngày … tháng … năm …. của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.
Hôm nay, vào hồi…., ngày …., tại…… chúng tôi tiến hành kiểm tra, giám định chất lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu, với các nội dung như sau:
1. Thành phần
– Tổ chức giám định chất lượng phế liệu nhập khẩu: Ông/bà: ………………………, chức vụ: ……………….;
– Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu: Ông/bà: …………………………………….., chức vụ: ………………..;
– Với sự giám sát, điều phối của Cơ quan Hải quan: Ông/bà: ………………………., chức vụ: ………………..;
2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu và lô hàng phế liệu kiểm tra:
– Tên tổ chức, cá nhân: …………….. Địa chỉ: ………………………………………
– Giấy xác nhận số:…………ngày………..do ……….(cơ quan cấp) ………………..
– Văn bản xác nhận đã ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu (số văn bản và kèm theo đầy đủ các thông tin ký quỹ đã được tổ chức tín dụng xác nhận);
– Thông tin về lô hàng phế liệu nhập khẩu: (Hợp đồng số; Hóa đơn số; Vận đơn số; Tờ khai hàng hóa nhập khẩu số; Giấy chứng nhận xuất xứ C/O (nếu có) số; Chứng chỉ chất lượng của nước xuất khẩu (nếu có) số; Ảnh chụp thực tế; Danh mục phế liệu nhập khẩu (nêu rõ tên và mã HS); Số lượng hàng: số container/ khối lượng phế liệu thuộc lô hàng rời,…).
3. Nội dung và kết quả kiểm tra, giám định: kiểm tra, giám định hiện trường hoặc kiểm tra, giám định thông qua lấy mẫu phân tích
3.1. Kiểm tra, giám định tại hiện trường (bằng mắt thường):
3.1.1. Số container/phương tiện vận chuyển (hàng rời) đăng ký kiểm tra, giám định: …….;
3.1.2. Số container/phương tiện vận chuyển (hàng rời) được kiểm tra, giám định: kiểm tra tối thiểu 10% số lượng container lô hàng phế liệu nhập khẩu hoặc kiểm tra, giám định các khối hàng rời tại các phương tiện vận chuyển (ghi cụ thể số hiệu từng container/phương tiện vận chuyển được kiểm tra);
3.1.3. Kết quả kiểm tra, giám định hiện trường bằng mắt thường: kết luận chất lượng của lô hàng phế liệu nhập khẩu đáp ứng yêu cầu của QCVN…: ……………. (ghi rõ đáp ứng hay cần phải lấy mẫu phân tích) …………….;
3.2. Kiểm tra, giám định thông qua lấy mẫu phân tích: …………………
3.2.1. Phương pháp lấy mẫu (ghi rõ phương pháp lấy mẫu ……..);
3.2.2. Thông tin về mẫu đại diện đã lấy
Ký hiệu mẫu đại diện | Mục đích lấy mẫu | Số lượng mẫu lấy | Trọng lượng mẫu (kg) | Container/ phương tiện được lấy mẫu | Ghi chú |
Kiểm tra tỷ lệ tạp chất | |||||
Xác định tỷ lệ phế liệu có mã HS khác với mã khai báo | Phế liệu sắt, nhựa, giấy | ||||
Xác định tỷ lệ mẩu vụn kích thước >10 cm, ……. | Phế liệu nhựa | ||||
……… |
4. Nội dung khác (nếu có):
Biên bản kiểm tra được lập tại …….., kết thúc lúc …… ngày…., được lập thành … bản có giá trị pháp lý như nhau, được đọc lại cho những người tham dự cùng nghe và thống nhất ký tên; mỗi bên tham gia giữ 01 bản để thực hiện và 01 bản gửi Sở Tài nguyên và Môi trường nơi cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu./.
ĐẠI DIỆN CHỦ HÀNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN HẢI QUAN
(Ký, ghi rõ họ tên)
4. Hướng dẫn soạn thảo biên bản:
Người viết biên bản cần ghi rõ ngày tháng năm thực hiện biên bản.
Về thành phần biên bản: ghi rõ thông tin của Tổ chức giám định chất lượng phế liệu nhập khẩu và Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu cùng cán bộ cơ quan hải quan.
Về thông tin lô hàng phế liệu kiểm tra: cần ghi rõ tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu, địa chỉ, giấy xác nhận do cơ quan nào cấp.
Nội dung và quá trình kiểm tra được ghi đầy đủ và chính xác theo trình tự và kết quả kiểm tra.
Cuối cùng là phần ký tên xác nhận của bên kiểm tra và bên bị kiểm tra: Sau khi ký tên xác nhận vào biên bản thì biên bản sẽ không thể được sửa đổi cả về nội dung lẫn hình thức biên bản, do đó, các bên liên quan trong biên bản kiểm tra sau khi cho vay sẽ phải xem xét lại biên bản kỹ càng trước khi ký, sau khi xem xét và xác nhận nội dung biên bản là chính xác, các bên sẽ thực hiện ký tên vào biên bản.