Trong cuộc thi không thể tránh khỏi việc gặp sự cố do mạng gây ra, hay do các thiết bị sử dụng trong cuộc thi làm ảnh hưởng đến kết quả thi của thí sinh. Để khắc phục cần phải nhanh chóng tìm các biện pháp xử lý và việc xử lý các sự cố đó cần lập biên bản có sự chứng nhận của các giám thị và thí sinh.
Mục lục bài viết
1. Biên bản xử lí sự cố thi giải toán qua mạng internet là gì?
Mẫu biên bản xử lí sự cố thi giải toán qua mạng internet là mẫu biên bản do các giáo viên coi thi giải toán qua mạng lập ra nhằm xác nhận trong quá trình thi của một thí sinh nào đó mà máy tính hoặc mạng xảy ra lỗi và nhằm được bên tổ chức cuộc thi xem xét và cho phép thí sinh đó được thi lại,…
Mục đích biên bản xử lí sự cố thi giải toán qua mạng internet:
Biên bản xử lí sự cố thi giải toán qua mạng internet là văn bản ghi nhận những sự cố khi đang trong quá trình thi giải toán qua mạng Internet, hoạt động và nội dung của việc xử lý sự cố thi giải toán qua mạng internet sẽ phải ghi nhận rõ ràng trong biên bản. cuối biên bản phải có sự xác nhận của giám thị coi thi và các thí sinh để làm bằng chứng.
2. Mẫu biên bản xử lí sự cố thi giải toán qua mạng internet:
SỞ GDĐT ..
HỘI ĐỒNG THI:…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–
BIÊN BẢN
“Xử lí sự cố thi giải toán qua mạng internet”
Chúng tôi gồm:
Giám thị số 1: ……..
Giám thị số 2: ………
Họ tên thí sinh: ……
– ID: ……
– Học sinh khối …….., Trường …..
– Phòng thi số: …… Địa điểm thi …….
– Vòng thi …… Đợt thi …….
Trong quá trình làm bài thi, học sinh đã bị gặp sự cố: …..
tại thời điểm học sinh đang làm bài thi số…….. lần thi thứ: ……
Phương án xử lí sự cố của giám thị phòng thi: …..
Cho phép học sinh ……. được thi lại vòng …….. lần …
Biên bản được lập hồi ….. giờ …………. phút ngày ……… tháng ……. năm …….
GIÁM THỊ SỐ 1
(Ký và ghi rõ họ tên)
GIÁM THỊ SỐ 2
(Ký và ghi rõ họ tên)
THÍ SINH
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết biên bản xử lí sự cố thi giải toán qua mạng internet:
Trong biên bản xử lí sự cố thi giải toán qua mạng internet phải ghi cụ thể tên của các giám thị, thí sinh làm người chứng kiến. Lý do lập biên bản phải được ghi cụ thể, chính là việc xử lý sự cố thi giải toán qua mạng internet. Cuối biên bản là thời gian kết thúc việc xử lý và sự xác nhận của giám thị và thí sinh để làm bằng chứng.
4. Quy định về cuộc thi giải toán trên mạng internet:
Số vòng thi của mỗi năm và cách thực hiện như sau:
+ Đối với thi Toán bằng tiếng Việt
– Số vòng thi: Mỗi năm học có 19 vòng thi. Các vòng thi này do ban tổ chức cuộc thi cập nhật trên website, trung bình 2 tuần một lần, bắt đầu từ ngày 5/9 hàng năm. Lịch thi cụ thể được
– Vòng thi các cấp
Vòng thi cấp trường: chọn 1 vòng thi, từ vòng thi thứ 10 đến vòng thi thứ 14.
Vòng thi cấp huyện, quận (gọi chung là cấp huyện): chọn 1 vòng thi, vòng thi thứ 15 hoặc vòng thi thứ 16 (không áp dụng đối với cấp THPT).
Vòng thi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh): chọn 1 vòng thi, vòng thi thứ 17 hoặc vòng thi thứ 18.
Vòng thi cấp toàn quốc: vòng thi thứ 19.
Cách thực hiện thi giải toán trên mạng Internet:
– Đối với các tỉnh không tổ chức vòng thi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh:
+ Học sinh đăng ký trên website: www.violympic.vn sau đó đăng ký lại ID với nhà trường và ban tổ chức.
+ Học sinh thi 18 vòng, từ vòng 1 đến vòng 18.
+ Căn cứ tổng số điểm và tổng thời gian làm bài thi 18 vòng thi của mỗi học sinh ở mỗi khối lớp, ban tổ chức thông báo trên website: www.violympic.vn danh sách 120 học sinh có kết quả tốt nhất của mỗi tỉnh được quyền dự thi vòng thi cấp toàn quốc.
+ Học sinh đủ điều kiện dự thi cấp toàn quốc được ban tổ chức cung cấp 1 mã số dự thi, chỉ có những học sinh được cấp mã và những ID được kiểm duyệt mới dự thi được vòng thi cấp toàn quốc.
– Đối với các tỉnh có tổ chức vòng thi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh: sở GDĐT hướng dẫn tổ chức các vòng thi.
Đối với thi Toán bằng tiếng Anh
– Số vòng thi : Mỗi năm học có 10 vòng thi. Các vòng thi do ban tổ chức cuộc thi cập nhật trên website, trung bình 3 tuần một lần, bắt đầu từ ngày 5/9 hàng năm. Lịch thi cụ thể được thông báo trên website: www.violympic.vn.
– Vòng thi các cấp
+ Vòng thi cấp trường: vòng thi thứ 7.
+ Vòng thi cấp huyện: vòng thi thứ 8.
+ Vòng thi cấp tỉnh: vòng thi thứ 9.
+ Vòng thi cấp toàn quốc: vòng thi thứ 10.
Cách thực hiện: Tương tự như cách thực hiện đối với thi Toán bằng tiếng Việt.
Thời điểm tham gia cuộc thi và cách tính thời gian làm bài cho mỗi vòng thi
– Học sinh có thể bắt đầu tham gia cuộc thi bất cứ thời điểm nào, miễn là vượt qua được tất cả các vòng thi hiện có trên website. Riêng vòng thi các cấp thực hiện theo quy định của vòng thi đó.
– Mỗi vòng thi có 3 bài thi; thời gian làm bài của mỗi bài thi là 20 phút.
– Đối với vòng thi tự luyện, thời gian làm bài mỗi vòng thi bắt đầu được tính khi học sinh bắt đầu kích vào nút « Làm Bài ».
– Đối với vòng thi các cấp, thời gian làm bài bắt đầu được tính sau 2 phút khi Ban tổ chức mở đề thi.
– Thời gian làm bài của vòng thi được thông báo cho thí sinh qua đồng hồ đếm ngược và tổng thời gian làm bài là 60 phút.
Điều kiện để vượt qua một vòng thi bao gồm những điều kiện sau:
– Đối với mỗi vòng thi (trừ vòng thi các cấp), học sinh được làm nhiều lần và phải đạt ít nhất 50% tổng số điểm trở lên thì mới được công nhận vượt qua vòng thi đó. Điểm tối đa của một vòng thi là 300 điểm, điểm tối thiểu của một vòng thi là 0 điểm.
– Đối với vòng thi cấp toàn quốc, học sinh chỉ được làm 1 lần duy nhất.
Thông báo điểm thi và thời gian làm bài của mỗi vòng thi: Điểm thi và thời gian làm bài của mỗi vòng thi được thông báo trên website sau khi học sinh hoàn thành vòng thi. Kết quả này được lưu lại trong phần “kết quả” của học sinh.
Xếp hạng học sinh trên website: www.vioIympic.vn: Tổng điểm và tổng thời gian làm bài thi các vòng thi của học sinh là hai chỉ số để xếp thứ hạng học sinh trên website: www.violympic.vn.
5. Quy định về giáo dục phổ thông:
“1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
2. Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;
b) Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Giáo dục phổ thông được chia thành giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp trung học phổ thông. Học sinh trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được học khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào học lớp một; việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”
Mục tiêu của giáo dục phổ thông
+ Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
+ Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.
+ Giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.