Khi tiến hành định giá tài sản thì cần phải có Biên bản định giá tài sản. Dưới đây là thông tin về Biên bản định giá tài sản mới nhất hiện nay và các thông tin chi tiết kèm theo.
Mục lục bài viết
1. Biên bản định giá tài sản là gì?
Biên bản định giá tài sản theo Mẫu số 10-DS là mẫu biên bản với các thông tin ghi chép lại việc định giá tài sản theo mẫu số 10- DS do Tòa án quy định
Biên bản định giá tài sản theo Mẫu số 10-DS là mẫu biên bản để ghi lại việc định giá tài sản.
2. Biên bản định giá tài sản:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————-
BIÊN BẢN ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
Hồi……giờ……phút, ngày…..tháng…..năm….., tại (1) ……………
.Hội đồng định giá theo Quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá tài sản số…..ngày…….tháng…….năm……của
1) Ông (Bà) …………… chức vụ …..
công tác tại ……………. là Chủ tịch Hội đồng.
2) Ông (Bà) ……. chức vụ ………..
công tác tại ……………..là thành viên Hội đồng.
3) Ông (Bà) ……….chức vụ …………
công tác tại ….là thành viên Hội đồng.
4) Ông (Bà) ……….chức vụ ……………..
công tác tại …………là thành viên Hội đồng.
5) Ông (Bà) ………….chức vụ ……………..
công tác tại …………. là thành viên Hội đồng.
Tiến hành định giá tài sản có liên quan trong vụ việc về (2) ……….. giữa:
Nguyên đơn:………….. (có mặt)
Bị đơn:…………… (có mặt)
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:…………….. (có mặt)
Chứng kiến việc định giá: Đại diện Ủy ban nhân dân………………………… ông (bà)………….chức vụ……………………………….(nếu có)
Thư ký ghi biên bản: Ông (bà)………….-Thư ký Tòa án ……….
Tài sản định giá: (3) ……..
Ý kiến của các thành viên của Hội đồng định giá tài sản: (4) ……………..
Ý kiến của các đương sự trong vụ việc dân sự: (5) ……………..
Kết quả biểu quyết của Hội đồng định giá tài sản về giá trị của tài sản: …………..
Những lưu ý khác (nếu có) ………
Việc định giá tài sản kết thúc vào hồi …….. giờ……. phút cùng ngày. Biên bản định giá đã được đọc lại cho tất cả những người có mặt cùng nghe.
THƯ KÝ GHI BIÊN BẢN
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG ĐỊNH GIÁ
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
ĐƯƠNG SỰ
(Ký tên, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG ĐỊNH GIÁ
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn làm biên bản:
– Ghi địa điểm nơi tiến hành định giá tài sản.
– Ghi loại tranh chấp của vụ việc có tài sản tiến hành định giá (ví dụ: tranh chấp quyền sử dụng đất).
– Ghi theo thứ tự từng loại, từng phần tài sản được định giá, giá trị của tài sản được định giá, ghi rõ tài sản còn mới hay đã qua sử dụng, thời điểm và địa điểm cần định giá, các đặc điểm khác của tài sản có ảnh hưởng đến giá trị của tài sản.
– Ghi rõ các ý kiến khác nhau về giá trị của từng loại, từng phần tài sản được định giá
– Ghi rõ ý kiến của từng đương sự.
4. Các thông tin pháp lý liên quan:
– Định giá là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh quy định giá cho hàng hóa dịch vụ. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ trưởng các bộ liên quan trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có thẩm quyền và trách nhiệm định giá. Giá những hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá cũng phải nhất quán theo nguyên tắc giá thị trường có sự kiểm soát của Nhà nước (Giá thị trường là giá hàng hóa, dịch vụ hình thành do các nhân tố chi phối và vận động của thị trường quyết định tại một thời điểm, địa điểm nhất định).
– Theo khoản 1 Điều 104 của BLTTDS, các bên đương sự có quyền cung cấp giá tài sản đang tranh chấp hoặc tự thỏa thuận về việc xác định giá tài sản, đồng thời đương sự có quyền lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản để thực hiện việc thẩm định giá tài sản và cung cấp cho Tòa án.
– Các đương sự có quyền thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản để thực hiện việc thẩm định giá tài sản và cung cấp kết quả thẩm định giá cho Tòa án. Việc thẩm định giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thẩm định giá tài sản. Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được xem là chứng cứ nếu việc thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định
– Quy định trên phù hợp nguyên tắc về quyền tự định đoạt và nghĩa vụ chứng minh, cung cấp chứng cứ của các đương sự. Tòa án trưng cầu định giá tài sản và thực hiện việc định giá tài sản trong các trường hợp theo quy định tại khoản 3 Điều 104 của BLTTDS là:
+ Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự;
+ Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản;
+ Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc với người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá.
Thông tư liên tịch Số:
+ Trường hợp các bên đương sự cùng yêu cầu Tòa án yêu cầu tổ chức thẩm định giá định giá tài sản thì phải nêu cụ thể tên tổ chức thẩm định giá đó. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của đương sự, Toà án gửi văn bản yêu cầu tổ chức thẩm định giá đó tiến hành thẩm định giá tài sản.
+ Trường hợp có đương sự yêu cầu Tòa án yêu cầu một tổ chức thẩm định giá tài sản tiến hành thẩm định giá, thì Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự khác trong vụ án dân sự biết. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được văn bản
+ Trường hợp đương sự yêu cầu Tòa án yêu cầu tổ chức thẩm định giá tiến hành định giá tài sản đang tranh chấp theo khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được thực hiện bằng văn bản, có chữ ký của người yêu cầu và giấy tờ, tài liệu chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật của tổ chức thẩm định giá đó. Đơn yêu cầu thực hiện theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
Trình tự thực hiện yêu cầu tổ chức thẩm định giá tài sản tiến hành thẩm định giá tài sản theo yêu cầu của đương sự quy định :
+ Sau khi có đủ điều kiện ra văn bản yêu cầu tổ chức thẩm định giá tài sản tiến hành định giá tài sản theo quy định tại Điều 5 của Thông tư liên tịch này thì Tóa án ban hành văn bản yêu cầu tổ chức thẩm định giá tiến hành thẩm định giá tài sản đang tranh chấp.
+ Ngay sau khi nhận được văn bản trả lời về việc đồng ý tiến hành định giá tài sản của tổ chức thẩm định giá, Tòa án phải thông báo cho các bên đương sự để tiến hành thủ tục theo yêu cầu của tổ chức thẩm định giá tài sản theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp tổ chức thẩm định giá từ chối thẩm định giá tài sản thì Tòa án thông báo cho đương sự biết để lựa chọn tổ chức thẩm định giá khác.
+ Việc tiến hành thủ tục thẩm định giá của tổ chức thẩm định giá được tiến hành theo quy định về pháp luật thẩm định giá tài sản.
+ Ngay sau khi có kết quả thẩm định giá, tổ chức thẩm định giá tài sản phải gửi kết quả thẩm định giá cho Tòa án. Tòa án thông báo kết quả định giá cho các bên đương sự có liên quan đến việc định giá tài sản.
+ Kết quả thẩm định giá được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định giá được tiến hành đúng theo quy định của pháp luật.
Tòa án ra Quyết định định giá tài sản như sau:
– Tòa án ra Quyết định định giá tài sản khi có đơn yêu cầu của đương sự.
+ Tòa án ra Quyết định định giá tài sản mà không phụ thuộc vào yêu cầu của đương sự khi có căn cứ xác định các bên thoả thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá theo mức giá thấp nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước.
Căn cứ vào các điều luật đã phân tích như trên thì việc định giá tài sản và cách làm Biên bản định giá tài sản theo Mẫu số 10-DS phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục và quy định của pháp luật.
Trên đây là những thông tin chúng tôi đã cung cấp về Biên bản định giá tài sản theo Mẫu số 10-DS hướng dẫn cách làm Biên bản và những thông tin cần thiết về định giá tài sản trong vụ án dân sự.