Để phù hợp với sinh hoạt hàng ngày cũng như các mục đích khác nhau, các chủ sở hữu căn hộ có nhu cầu thay đổi thiết kế căn hộ, khi đó họ cần phải thực hiện các thủ tục xin thay đổi thiết kế tới ban quản lý dự án chung cư, trong đó việc viết đơn xin thay đổi thiết kế là hoạt động cần thiết nhất.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin thay đổi thiết kế căn hộ là gì?
Đơn xin thay đổi thiết kế căn hộ chung cư là văn bản do chủ sở hữu nhà chung cư gửi đến người bán chung cư (nhà đầu tư) hoặc người thuê nhà chung cư gửi đến chủ sở hữu nhà chung cư khi có nhu cầu thay đổi thiết kế phù hợp với yêu cầu cá nhân hoặc gia đình.
Đơn xin thay đổi thiết kế căn hộ chung cư là văn bản bày tỏ nguyện vọng của cá nhân, là căn cứ để nhà đầu tư, chủ sở hữu xem xét việc cho phép thay đổi thiết kế. Thực tế việc xin thay đổi này phù hợp bởi lẽ tôn trọng quyền định đoạt của sở hữu, hơn nữa việc thay đổi thiết kế có thể ảnh hưởng đến những người xung quanh cũng như các căn hộ xung quanh, nên việc xin phép là điều hợp lý.
2. Mẫu đơn xin thay đổi thiết kế căn hộ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
Hà Nội, ngày….tháng….năm….
ĐƠN XIN THAY ĐỔI THIẾT KẾ CĂN HỘ
Kính gửi: ….
Tên tôi là:………….. ( Chủ căn hộ số…. Chung cư….)
Ngày sinh:../…/….
CMND/ CCCD:………… Ngày cấp:…/…./…. Nơi cấp:………
Hộ khẩu thường trú:……
Chỗ ở hiện nay:………
Điện thoại liên hệ:……
Hiện nay, trong quá trình sử dụng có một số thiết kế chưa phù hợp với nhu cầu chung của gia đình, điều này gây khó khăn cho các thành viên khi sinh hoạt. Do vậy, chúng tôi bàn bạc có mong muốn sửa chữa, thay đổi một sô thiết kế trong căn hộ Chung cư…
Tôi kính đề nghị quý công ty xem xét, phê duyệt cho tôi được thay đổi, cải tạo sửa chữa một số phần trong căn hộ.
Gửi kèm theo đơn là kế hoạch chỉnh sửa chi tiết do gia đình tôi thống nhất thiết lập:
–
Kính mong công ty thu xếp trả lời để tôi có thể nắm bắt được quan điểm từ phía công ty và bắt đầu thực hiện kế hoạch theo đúng tiến độ.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn mẫu đơn xin thay đổi thiết kế căn hộ chi tiết nhất:
Đầu tiên, người viết đơn ghi địa danh, ngày tháng năm làm đơn.
Ở phần Kính gửi: Người viết đơn xác định chủ thể có thẩm quyền, nếu bạn là chủ sở hữu căn hộ thì kính gửi tới nhà đầu tư, còn nếu bạn là người thuê nhà thì nên gửi tới người trực tiếp tác động là chủ sở hữu căn hộ.
Các thông tin cá nhân bao gồm họ và tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp, hộ khẩu thường trú theo giấy chứng minh nhân dân; chỗ ở hiện nay là nơi người làm đơn đang sinh sống không phụ thuộc vào hộ khẩu thường trú và cụ thể là địa chỉ của căn hộ chung cư.
Cuối đơn, người làm đơn ký và ghi rõ họ tên.
4. Quy định về thay đổi thiết kế căn hộ chung cư:
Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.
Theo quy định tại Khoản 5, Điều 6
Thủ tục xin phép cần chuẩn bị trước khi thay đổi thiết kế, kết cấu bao gồm:
Sau khi đã có đủ những hồ sơ trên và được chủ thể có thẩm quyền chấp thuận, bạn hoàn toàn có thể thực hiện thay đổi kết cấu nhà chung cư.
Khi tiến hành hoạt động thay đổi kết cấu nhà chung cư, chủ sở hữu cần lưu ý các thông tin sau: Không được phép mở rộng diện tích, gây ảnh hưởng đến phần thiết kế của căn hộ cũng như những căn hộ khác; Không được phép thay đổi thiết kế những không gian thuộc phần mặc định của căn hộ chung cư; Không được sửa chữa ở những trí không được chủ đầu tư chấp nhận; Tuân thủ thời gian làm việc, tránh gây ồn ào ảnh hưởng đến căn hộ cư dân bên cạnh; Chấp hành nghiêm chỉnh các quy tắc về trang bị dụng cụ phòng cháy chữa cháy và an toàn lao động; Nếu có xảy ra thiệt hại về tài sản của chủ đầu tư, chủ hộ phải có trách nhiệm bồi thường thao quy định của pháp luật.; Theo dõi, quản lý chặt chẽ đội ngũ và tiến độ thi công để tránh trường hợp xấu nhát xảy ra.; Sau khi kết thúc phần sửa chữa. chủ hộ phải có trách nhiệm liên hệ với bên nghiệm thu công trình để đăng ký quyền sở hữu.
Khi thay đổi thiết kế vẫn phải đảm bảo các tiêu chuẩn của căn hộ chung cư, cụ thể:
Căn hộ là không gian ở khép kín, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho một gia đình, cá nhân hay tập thể. Căn hộ có thể có một hay nhiều không gian chức năng khác nhau như: Phòng khách – sinh hoạt chung; Chỗ làm việc, học tập; Chỗ thờ cúng tổ tiên; Các phòng ngủ; Phòng ăn; Bếp; Khu vệ sinh; Chỗ giặt giũ, phơi quần áo; Ban công hoặc lô gia; Kho chứa đồ.
Phần căn hộ trong nhà chung cư hỗn hợp là phần công trình bố trí các căn hộ nằm trong nhà chung cư hỗn hợp, được xây dựng theo quy hoạch và hồ sơ dự án do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Căn hộ chung cư là căn hộ nằm trong nhà chung cư hoặc nhà chung cư hỗn hợp, phục vụ mục đích đễ ở cho một gia đình, cá nhân hay tập thể.
Diện tích sử dụng căn hộ: Diện tích sàn được tính theo kích thước thông thủy của căn hộ: Bao gồm diện tích sàn có kể đến tường/vách ngăn các phòng bên trong căn hộ, diện tích ban công, lô gia; Không bao gồm diện tích phần sàn có cột/vách chịu lực, có hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ và diện tích tường/vách bao tòa nhà/căn hộ, tường/vách phân chia giữa các căn hộ. Kích thước thông thủy là kích thước được đo đến mép trong của lớp hoàn thiện tường/vách/đổ kính/lan can sát mặt sàn (không bao gồm các chi tiết trang trí nội thất như ốp chân tường/gờ/phào…). Đối với ban công, lô gia thì tính toán toàn bộ diện tích sàn, trường hợp có mép tường chung thì tính theo mép trong của tường chung.
Phòng ở: Các phòng trong căn hộ được sử dụng một hoặc nhiều chức năng. Phòng ở là phòng ngủ và phòng sinh hoạt khác.
Ban công: Không gian có lan can bảo vệ, nhô ra khỏi mặt tường bao của nhà chung cư.
Phần căn hộ chung cư trong nhà chung cư hỗn hợp phải có lối ra vào (không bao gồm buồng thang bộ thoát nạn) độc lập.
Căn hộ chung cư: Phải có tối thiểu một phòng ở và một khu vệ sinh. Diện tích sử dụng tối thiểu của căn hộ chung cư không nhỏ hơn 25 m2; Đối với dự án nhà ở thương mại, phải đảm bảo tỷ lệ căn hộ chung cư có diện tích nhỏ hơn 45 m2 không vượt quá 25 % tổng số căn hộ chung cư của dự án; Căn hộ chung cư phải được chiếu sáng tự nhiên. Căn hộ có từ 2 phòng ở trở lên, cho phép một phòng ở không có chiếu sáng tự nhiên; Phòng ngủ phải được thông thoáng, chiếu sáng tự nhiên. Diện tích sử dụng của phòng ngủ trong căn hộ chung cư không được nhỏ hơn 9 m2.
Cửa sổ của nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp: Cửa sổ chỉ được làm cửa lật hoặc cửa trượt có cữ an toàn khi mở. Vị trí của các bộ phận điều khiển đóng mở cửa phải tuân thủ các quy định tại QCXDVN 05:…./BXD; Đối với căn hộ không có ban công hoặc lô gia, phải bố trí tối thiểu một cửa sổ ở tường mặt ngoài nhà có kích thước lỗ cửa thông thủy không nhỏ (600×600) mm phục vụ cứu nạn, cứu hộ.
Các căn hộ và không gian ngoài căn hộ trong nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải có hệ thống thông gió tự nhiên hoặc cưỡng bức. Phải bố trí thông gió cục bộ cho khu vực bếp, phòng tắm, phòng vệ sinh.
Mọi tổ chức, cá nhân khi tham gia các hoạt động liên quan đến công tác xây dựng nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp mới bao gồm lập, thẩm định, phê duyệt, tổ chức thực hiện, quản lý và công tác xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở, quy chuẩn kỹ thuật địa phương liên quan đến nhà chung cư phải tuân thủ các quy định của quy chuẩn này.