Nghiệm thu công trình lâm sinh gồm nghiệm thu hạng mục và nghiệm thu hoàn thành. khi nghiệm thu công trình lâm sinh thì không thể thiếu. Mẫu biên bản nghiệm thu công trình lâm sinh. Vậy mẫu biên bản và cách làm, thủ tục như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản nghiệm thu công trình lâm sinh là gì?
Căn cứ pháp lý:
Thông tư 15/2019/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Mẫu biên bản nghiệm thu công trình lâm sinh là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc nghiệm thu công trình lâm sinh. Mẫu nêu rõ nội dung nghiệm thu, thông tin công trình lâm sinh…
2. Mẫu biên bản nghiệm thu công trình lâm sinh:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
….., ngày……… tháng……… năm……….
BIÊN BẢN NGHIỆM THU
1. Tên công trình lâm sinh hoặc hoạt động bảo vệ rừng:
2. Địa điểm: (vị trí theo đơn vị hành chính)
3. Thành phần nghiệm thu (ghi rõ họ và tên, chức vụ, tổ chức)
a) Phía chủ đầu tư (bên A)
+ Ông/Bà:
+…….
b) Phía đơn vị/cá nhân nhận hợp đồng (bên B)
+ Ông/Bà:
+ …….
c) Bên khác liên quan (nếu có):
+ Ông/Bà:
4. Thời gian nghiệm thu
Bắt đầu : ………. ngày………. tháng……… năm……….
Kết thúc : ……….. ngày………. tháng……… năm……….
Tại: ……………..
5. Đánh giá các nội dung đã thực hiện:
a) Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:
Hồ sơ thiết kế được duyệt và những thay đổi thiết kế đã được chấp thuận:
– Tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng được áp dụng: (ghi rõ tên tiêu chuẩn, quy phạm, tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn có liên quan đến đối tượng nghiệm thu).
– Hồ sơ thầu (nếu có).
– Hợp đồng thi công.
–
– Biên bản nghiệm thu những bước công việc đã thực hiện trước đó.
– Các tài liệu thí nghiệm, quan trắc tại hiện trường (nếu có).
b) Về chất lượng (đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn qui phạm kỹ thuật, tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn và yêu cầu kỹ thuật có liên quan đến đối tượng nghiệm thu:
– Đưa ra các nội dung kỹ thuật cần kiểm tra để có cơ sở đánh giá chất lượng đối tượng nghiệm thu;
– Đánh giá chất lượng đối tượng nghiệm thu theo bảng số liệu đo đếm tại mục 6.
b) Các ý kiến khác, nếu có.
6. Bảng đánh giá các chỉ tiêu nghiệm thu.
a) Đối với nghiệm thu hạng mục.
STT | Số hiệu lô hoặc số hiệu ô tiêu chuẩn đo đếm | Tên chỉ tiêu nghiệm thu | Biện pháp xử lý | |
Đúng thiết kế | Không đúng thiết kế | |||
Tiểu khu | ||||
Khoảnh | ||||
Lô | ||||
Ô tiêu chuẩn số 1 | ||||
Ô tiêu chuẩn số 2 | ||||
……. |
b) Đối với nghiệm thu hoàn thành: áp dụng các chỉ tiêu trong Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tại Quyết định 4150/QĐ-BKHCN ngày 28/12/2018.
7. Kết luận :
– Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu và đồng ý triển khai giai đoạn tiếp theo (nếu có);
– Các sai sót còn tồn tại và các khiếm khuyết cần sửa chữa. Thời gian bên nhận hợp đồng phải hoàn thành công tác sửa chữa;
– Các nội dung khác (nếu có).
Đại diện Chủ đầu tư
Bên khác có liên quan
Đại diện Bên nhận hợp đồng
3. Hướng dẫn ghi biên bản:
– Ghi đầy đủ các nội dung:
– Tên chủ đầu tư;
– Thời gian tiến hành nghiệm thu
– Thông tin công trình
– Thông tin các thành phần có mặt khi nghiệm thu
– Nội dung nghiệm thu
– Kết luận;
– Ký tên cuối biên bản của các thành phần có mặt
Lưu ý:
– Những nội dung có trong các mẫu biên bản nghiệm thu cần phải được ghi rõ ràng, cụ thể, chính xác và mang tính xác thực cao, nhất là các thông tin giữa các bên tham gia nghiệm thu
– Cần phải ghi rõ mốc thời gian tiến hành cũng như mốc thời gian kết thúc quá trình nghiệm thu để làm căn cứ xác minh trong một vài trường hợp cụ thể khi cần;
– Trong mục kết luận sau khi nghiệm thu cần phải trình bày một cách chi tiết và cụ thể kết quả của cả quá trình nghiệm thu;
– Ở cuối các mẫu văn bản nghiệm thu thì cần phải có chữ ký của các bên có tham gia vào quá trình nghiệm thu.
4. Các thông tin pháp lý liên quan:
Căn cứ vào Thông tư 15/2019/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định một số diều như sau:
Quy định chung về nghiệm thu:
– Chủ đầu tư hoặc đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tiến hành nghiệm thu khi hoàn thành các hạng mục hoặc kết thúc giai đoạn đầu tư. Thời điểm nghiệm thu phải được xác định cụ thể để đảm bảo tính chính xác của kết quả nghiệm thu.
– Thành phần nghiệm thu:
a) Đại diện chủ đầu tư hoặc đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước: Lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật, cán bộ giám sát;
b) Đại diện đơn vị hoặc cá nhân thi công;
c) Các bên khác có liên quan:
– Đại diện đơn vị tư vấn thiết kế tham gia theo đề nghị của chủ đầu tư (nếu có);
– Đại diện đơn vị tư vấn giám sát (nếu có);
– Đại diện chủ quản lý, chủ sử dụng công trình (trong trường hợp chủ đầu tư không phải là chủ quản lý, chủ sử dụng công trình);
– Đại diện tổ chức, chính quyền xã, thôn bản, hợp tác xã tham gia theo đề nghị của chủ đầu tư.
Hồ sơ nghiệm thu:
– Quyết định thành lập hội đồng nghiệm thu (nếu có);
– Thiết kế, dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
– Hợp đồng;
– Báo cáo kết quả thực hiện;
– Biên bản nghiệm thu theo Mẫu số 04 Phụ lục III kèm theo Thông tư này;
– Tài liệu khác có liên quan.
Hình thức nghiệm thu:
– Nghiệm thu hạng mục: áp dụng đối với các công trình lâm sinh, bảo vệ rừng để xác định được khối lượng, chất lượng các hạng mục công việc được thực hiện làm cơ sở để tạm ứng, thanh toán giá trị khối lượng hoàn thành và quyết toán;
– Nghiệm thu hoàn thành: áp dụng đối với các công trình lâm sinh cần xác định được diện tích thành rừng để quản lý theo quy chế quản lý rừng quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
Trách nhiệm của chủ đầu tư hoặc đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước trong quá trình nghiệm thu:
– Cung cấp các tài liệu theo quy định tại Khoản 3 Điều này;
– Kiểm tra tính hợp pháp của đại diện các bên tham gia nghiệm thu;
– Hướng dẫn các bên liên quan về phương pháp, nội dung nghiệm thu và ký biên bản nghiệm thu.
Nghiệm thu trồng rừng được quy định như sau:
– Thời điểm nghiệm thu:
– Nghiệm thu hạng mục: được tiến hành sau khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật;
– Nghiệm thu hoàn thành: được thực hiện sau khi kết thúc giai đoạn đầu tư.
– Các chỉ tiêu nghiệm thu: thực hiện theo quy định tại Mục I Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
– Nghiệm thu khối lượng, gồm: kiểm tra thực địa toàn bộ diện tích, xác định vị trí ranh giới, đối chiếu với bản đồ thiết kế, khoanh vẽ và xác định tỷ lệ thực hiện bằng đo đạc trực tiếp.
– Nghiệm thu chất lượng: theo các tiêu chuẩn kỹ thuật trồng rừng quy định trong thiết kế kỹ thuật được duyệt, cụ thể:
+ Đối với rừng trồng tập trung thuần loài: lập ô tiêu chuẩn hình tròn có diện tích tối thiểu là 100 m2 trên tuyến đại diện của lô nghiệm thu, số lượng ô tiêu chuẩn tối thiểu được quy định như sau:
+ Diện tích lô dưới 3 ha: 10 ô tiêu chuẩn;
+ Diện tích lô từ 3 đến dưới 5 ha: 15 ô tiêu chuẩn;
+ Diện tích lô từ 5 ha trở lên: tối thiểu 20 ô tiêu chuẩn.
– Đối với rừng trồng tập trung hỗn giao: lập ô tiêu chuẩn hình vuông có diện tích tối thiểu 500 m2 trên tuyến đại diện của lô nghiệm thu, số lượng ô tiêu chuẩn tối thiểu được quy định như sau:
+ Diện tích lô dưới 3 ha: 3 ô tiêu chuẩn;
+ Diện tích lô từ 3 đến dưới 5 ha: 5 ô tiêu chuẩn;
+ Diện tích lô từ 5 ha trở lên: 10 ô tiêu chuẩn.
– Đối với rừng trồng hỗn giao theo băng: dùng phương pháp rút mẫu ngẫu nhiên để kiểm tra tối thiểu 10% số băng trồng rừng trong lô; đếm số lượng cây trên toàn bộ băng trồng. Trường hợp số băng trong lô nhỏ hơn 10 phải kiểm tra ít nhất 01 băng;
– Đối với rừng trồng hỗn giao theo đám: dùng phương pháp rút mẫu ngẫu nhiên để kiểm tra tối thiểu 10% số đám trồng rừng cải tạo trong lô. Trường hợp đám trồng có diện tích dưới 1000 m2 tiến hành đếm số lượng cây trên toàn bộ đám trồng. Trường hợp diện tích đám trồng lớn hơn 1000 m2 lập ô tiêu chuẩn theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Trường hợp số đám trồng trong lô nhỏ hơn 10 phải kiểm tra ít nhất 01 đám.
Nghiệm thu cải tạo rừng tự nhiên được quy định như sau:
– Thời điểm nghiệm thu:
+ Nghiệm thu hạng mục: được tiến hành sau khi thực hiện biện pháp kỹ thuật;
+ Nghiệm thu hoàn thành: được thực hiện sau khi kết thúc giai đoạn đầu tư.
-. Các chỉ tiêu nghiệm thu: thực hiện theo quy định tại Mục I Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
– Phương pháp tiến hành: thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 11 Thông tư này.
Nghiệm thu khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên được quy định như sau:
– Thời điểm nghiệm thu:
+ Nghiệm thu hạng mục: được tiến hành sau khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật;
+ Nghiệm thu hoàn thành: được thực hiện sau khi kết thúc giai đoạn đầu tư.
– Các chỉ tiêu nghiệm thu: thực hiện theo quy định tại Mục IV Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
– . Phương pháp tiến hành:
+ Nghiệm thu khối lượng: thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư này;
+ Nghiệm thu chất lượng: theo các tiêu chuẩn kỹ thuật được quy định trong thiết kế kỹ thuật được duyệt, lập ô tiêu chuẩn để đánh giá các chỉ tiêu nghiệm thu, cụ thể:
Ô tiêu chuẩn có diện tích tối thiểu 1000 m2 trên tuyến đại diện của lô nghiệm thu, số lượng ô tiêu chuẩn tối thiểu được quy định như sau:
– Diện tích lô dưới 3 ha: 1 ô tiêu chuẩn;
– Diện tích lô từ 3 đến dưới 5 ha: 3 ô tiêu chuẩn;
– Diện tích lô từ 5 ha trở lên: 5 ô tiêu chuẩn.
Nghiệm thu khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung
– Thời điểm nghiệm thu:
+ Nghiệm thu hạng mục: được tiến hành sau khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật;
+ Nghiệm thu hoàn thành: được thực hiện sau khi kết thúc giai đoạn đầu tư.
Nghiệm thu chăm sóc rừng trồng được quy định như sau:
– Thời điểm nghiệm thu hạng mục: được tiến hành hằng năm sau khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật.
– Các chỉ tiêu nghiệm thu: thực hiện theo quy định tại Mục II Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
-. Phương pháp tiến hành: thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 11 Thông tư này.
Nghiệm thu bảo vệ rừng được quy định như sau:
– Thời điểm nghiệm thu hạng mục: được tiến hành vào cuối năm kế hoạch.
– Chỉ tiêu nghiệm thu: thực hiện theo thiết kế được duyệt và hợp đồng giao khoán.
– Phương pháp tiến hành: kiểm tra thực địa toàn bộ diện tích, căn cứ bản đồ thiết kế để xác định vị trí, ranh giới, tỷ lệ kết quả thực hiện, cụ thể:
+ Trường hợp 100% diện tích rừng không bị tác động phá hoại: được nghiệm thu hoàn thành 100% khối lượng công việc;
+ Trường hợp rừng bị phá hoại (chặt phá, xâm lấn, phát, đốt rừng làm nương, rẫy, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trái pháp luật…), căn cứ tình hình cụ thể sẽ xác định thanh toán giá trị thực hiện hợp đồng theo tỷ lệ, cụ thể:
– Người nhận khoán bảo vệ rừng, người nhận kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng được giao phát hiện rừng bị xâm hại và báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền (bên giao khoán hoặc chính quyền địa phương hoặc kiểm lâm địa bàn): hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ rừng và được thanh toán tiền công theo hợp đồng.
– Người nhận khoán bảo vệ rừng, người nhận kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng được giao không phát hiện được rừng bị xâm hại hoặc phát hiện nhưng không báo cho cơ quan có thẩm quyền: không được thanh toán tiền công bảo vệ rừng đối với diện tích rừng bị xâm hại, tùy theo mức độ sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật.
Nghiệm thu nuôi dưỡng rừng trồng:
– Thời điểm nghiệm thu hạng mục: được tiến hành hằng năm sau khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật.
– Các chỉ tiêu nghiệm thu: thực hiện theo quy định tại Mục III Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
– Phương pháp tiến hành: thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 11 Thông tư này.
Nghiệm thu nuôi dưỡng rừng tự nhiên quy định như sau:
– Thời điểm nghiệm thu hạng mục: được tiến hành hằng năm sau khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật.
– Các chỉ tiêu nghiệm thu: thực hiện theo quy định tại Mục IV Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
– Phương pháp tiến hành: thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 11 Thông tư này.
Nghiệm thu làm giàu rừng tự nhiên quy định như sau:
– Thời điểm nghiệm thu hạng mục: được tiến hành hằng năm sau khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật.
– Các chỉ tiêu nghiệm thu: thực hiện theo quy định tại Mục V Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
– Phương pháp tiến hành:
+ Nghiệm thu khối lượng: thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư này;
+ Nghiệm thu chất lượng: thực hiện theo điểm c và điểm d khoản 4 Điều 11 Thông tư này;
Căn cứ vào Thông tư 15/2019/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định một số diều như đã nêu trên thì có thể thấy nhà nước đã quy định chi tiết về từng trường hợp nghiệm thu công trình lâm sinh về thời điểm, phương pháp và chỉ tiêu tiến hành nghiệm thu. Bài viết của chúng tôi trên đây cung cấp thông tin về mẫu biên bản nghiệm thu công trình lâm sinh, cách làm biên bản và các hướng dẫn chi tiết nhất, ngoài ra cung cấp thêm cho bạn đọc các thông tin pháp lý cần thiết.