Để quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì các chủ thể cần phải tiến hành họp, xem xét áp dụng biện pháp này hay không. Khi này, thì các chủ thể tiến hành phải có biên bản cuộc họp xem xét áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã, phường.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu biên bản tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn là gì?
- 2 2. Mẫu biên bản tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo:
- 4 4. Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn:
1. Mẫu biên bản tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn là gì?
Biên bản tư vấn xem xét áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là văn bản được lập ra khi các chủ thể có thẩm quyền tiến hành xem xét áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường đối với các cá nhân vi phạm hành chính.
Biên bản tư vấn xem xét áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn được dùng để ghi nhận lại hoạt động trong phiên họp xem xét áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Trong biên bản thể hiện các thông tin như về chủ thể bị xem xét áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; thành phần tham dự phiên họp; ý kiến của các thành phần tham dự phiên họp,…..
2. Mẫu biên bản tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn:
Mẫu biên bản tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn ban hành theo mẫu biên bản số 01, Nghị định 120/2021/NĐ-CP:
Mẫu biên bản số 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN HỌP
Tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn*
Hôm nay, hồi…. giờ…. phút, ngày …/…./…., tại (1) …..
dưới sự chủ trì của ông/bà (2) …
tiến hành họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người có tên sau đây:
Họ và tên: ……….. Giới tính: ….
Ngày, tháng, năm sinh: …./…../…..
Nơi thường trú/tạm trú: …………
Nơi ở hiện tại: …
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu số: …
ngày cấp: …./…./….; nơi cấp: …..
Dân tộc: ……… Tôn giáo: ……… Trình độ học vấn: ……..
Nghề nghiệp: ……
Nơi làm việc/học tập: ……….
I. THÀNH PHẦN THAM DỰ CUỘC HỌP
1. Ông/bà:………, Chủ tịch UBND(3) …, chủ trì cuộc họp;
2. Ông/bà:………, Trưởng Công an (3) …;
3. Ông/bà: ……, công chức tư pháp – hộ tịch (3) ……;
4. Ông/bà: ……, đại diện mặt trận Tổ quốc (3) ………;
5. Ông/bà:……, đại diện (4) ………;
6. Ông/bà:…, đại diện (5) …….…….;
7. Ông/bà:…, đại diện (6) …………;
8. Ông/bà:………, đại diện (7) ………;
9. Ông/bà:…, thư ký cuộc họp.
II. THÀNH PHẦN ĐƯỢC MỜI THAM DỰ CUỘC HỌP
1. Ông/bà (8),(9) …….. ;
2. Ông/bà: ….. là <người bị hại/người đại diện hợp pháp của người bị hại>(*) (nếu có).
III. NỘI DUNG CUỘC HỌP
1. Ông/bà: …., đại diện Công an (3) ……., trình bày về hành vi vi phạm pháp Luật của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; kết quả xác minh, chứng cứ thu thập được; tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; biện pháp hòa giải; các biện pháp giúp đỡ, giáo dục đã áp dụng đối với người đó (nếu có)………..
2. Ông/bà (8) …….., trình bày lý do vi phạm pháp luật, nhận thức của mình về hành vi vi phạm và kế hoạch sửa chữa khuyết điểm; đưa ra các chứng cứ có liên quan…….
3. Ông/bà (9) ……….. là <cha, mẹ/người giám hộ/người đại diện hợp pháp>(*) của người chưa thành niên trình bày về nhân thân, hoàn cảnh gia đình, lý do vi phạm, trách nhiệm giáo dục, quản lý người chưa thành niên tại gia đình……….
4. Ông/bà: ………… là <người bị hại/người đại diện hợp pháp của người bị hại> (*) phát biểu ý kiến về thiệt hại của mình……
5. Ông/bà: ………. là <công chức văn hóa – xã hội/cộng tác viên công tác xã hội, cộng tác viên công tác trẻ em>(*) (nếu có) phát biểu ý kiến về nhân thân của người bị đề nghị giáo dục, hoàn cảnh gia đình, đề xuất biện pháp giáo dục, hỗ trợ phù hợp……..
6. Ông/bà: ……. là đại diện nhà trường (nếu có) phát biểu ý kiến về nhân thân của người bị đề nghị giáo dục, hoàn cảnh gia đình, đề xuất biện pháp giáo dục, hỗ trợ phù hợp……..
7. Các thành viên thảo luận về sự cần thiết áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường thị trấn; nhân thân, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng của đối tượng; các hình thức, biện pháp giáo dục; thời gian áp dụng biện pháp; lựa chọn cơ quan, tổ chức phù hợp để giao trách nhiệm giáo dục, quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp; khả năng áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình, các hình thức giáo dục, hỗ trợ đối với người chưa thành niên………..
8. Kết luận:……………
Cuộc họp kết thúc vào hồi…. giờ …. phút, ngày …../…./…..
Biên bản cuộc họp đã được đọc lại cho những người dự họp nghe và không có ý kiến gì khác./.
THƯ KÝ CUỘC HỌP | CHỦ TRÌ CUỘC HỌP |
3. Hướng dẫn soạn thảo:
Mẫu này được sử dụng để ghi lại nội dung cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn quy định tại Điều 22 Nghị định số: …/…../NĐ-CP.
(*) Lưu ý lựa chọn và ghi thông tin cho phù hợp với thực tế.
(**) Áp dụng đối với trường hợp người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ người chưa thành niên
(1) Ghi địa chỉ cụ thể nơi tổ chức cuộc họp (số nhà, đường/phố; xã/phường/thị trấn; quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh; tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương).
(2) Ghi họ và tên của người chủ trì cuộc họp tư vấn.
(3) Ghi tên của xã/phường/thị trấn nơi xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
(4) Ghi thành phần tham dự cuộc họp là người đại diện của đơn vị dân cư ở cơ sở; Tổ dân phố/thôn/ấp/bản/buôn/làng/phum/sóc và các đơn vị tương đương.
(5) Ghi cụ thể theo từng trường hợp:
– Trường hợp người bị đề nghị áp dụng biện pháp là người chưa thành niên có nơi cư trú ổn định thì thành phần tham dự cuộc họp có thể là: Công chức văn hóa – xã hội/cộng tác viên công tác xã hội/cộng tác viên trẻ em/người đại diện của nhà trường.
– Trường hợp người bị đề nghị áp dụng biện pháp là người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định thì thành phần tham dự cuộc họp có thể là người đại diện của cơ sở bảo trợ xã hội.
(6) Ghi cụ thể theo từng trường hợp thành phần tham dự cuộc họp là người đại diện của cơ quan/tổ chức được giao trách nhiệm giáo dục, quản lý: Hội cựu chiến binh/Hội nông dân/Hội phụ nữ/Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
(7) Ghi cụ thể theo từng trường hợp thành phần tham dự cuộc họp là người đại diện của: Tổ hòa giải/
(8) Ghi họ và tên của người của bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
(9) Ghi họ và tên của cha, mẹ/người giám hộ của người chưa thành niên bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn:
Căn cứ theo Điều 43 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn như sau:
1. Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải được đánh bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ, gồm các tài liệu sau đây:
– Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
– Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
– Quyết định phân công người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục;
– Kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục;
– Bản cam kết về việc chấp hành quyết định của người được giáo dục;
– Biên bản cuộc họp góp ý đối với người được giáo dục (nếu có);
– Sổ theo dõi sự tiến bộ của người được giáo dục và báo cáo kết quả giám sát, giáo dục, giúp đỡ của người được phân công giúp đỡ;
– Các tài liệu về việc vắng mặt tại nơi cư trú, thay đổi nơi cư trú của người được giáo dục (nếu có);
– Quyết định miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (nếu có);
– Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (nếu có);
– Quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (nếu có);
– Quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (nếu có);
– Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
– Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giáo dục cư trú hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giáo dục chuyển đến cư trú thực hiện quản lý hồ sơ về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.