Khi thực hiện hoạt động thanh tra, thì Đoàn thanh tra phải sử dụng đến biên bản kiểm tra, xác minh. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giới thiệu về biên bản kiểm tra, xác minh.
Mục lục bài viết
1. Biên bản kiểm tra, xác minh là gì và được dùng để làm gì?
Biên bản kiểm tra, xác minh số 04/BB- TT là văn bản được lập ra khi đoàn thanh tra tiến hành hoạt động thanh tra chuyên ngành về đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp.
Biên bản kiểm tra, xác minh số 04/BB- TT được dùng để ghi nhận lại hoạt động kiểm tra, xác minh của đoàn thanh tranh khi thanh tra về đối tượng đóng, mức đóng, phương thức đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp.
2. Mẫu biên bản kiểm tra, xác minh:
Mẫu số 04/BB-TT
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH TÊN ĐOÀN THANH TRA ——- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————– |
BIÊN BẢN KIỂM TRA, XÁC MINH
V/v……1
Căn cứ Quyết định số………../QĐ-BHXH ngày ……/…./….. của …… 2 về việc…..3
Vào hồi ….. giờ ……. ngày …./…./…. tại ….4; Đoàn thanh tra/kiểm tra đã tiến hành làm việc để kiểm tra, xác minh về việc ……1
I. Thành phần gồm có:
1. Đại diện Đoàn thanh tra:
– Ông (bà)…. chức vụ:..
– Ông (bà)…..chức vụ:…
2. Đại diện…..5:
– Ông (bà)….. chức vụ:….
– Ông (bà)….. chức vụ:….
II. Nội dung kiểm tra, xác minh
…… 6
Buổi làm việc kết thúc vào hồi …… giờ …. ngày ……/……/….
Biên bản đã được đọc lại cho những người có tên trên nghe và ký xác nhận dưới đây. Biên bản được lập thành…..bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản./.
……..5 (Ký, ghi rõ họ tên) | ĐẠI DIỆN ĐOÀN THANH TRA/KT (Ký, ghi rõ họ tên) |
3. Hướng dẫn viết biên bản kiểm tra, xác minh số 04/BB- TT:
Nội dung được kiểm tra, xác minh có thể là đối tượng đóng, mức đóng, phương thức đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp.
Chức danh của người ra Quyết định thanh tra.
Tên cuộc thanh tra.
Địa điểm thực hiện kiểm tra, xác minh.
Cơ quan, đơn vị, cá nhân là đối tượng được kiểm tra, xác minh.
Nội dung, kết quả kiểm tra, xác minh; ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân được kiểm tra, xác minh (nếu có)
4. Quy định về hoạt động thanh tra bảo hiểm xã hội:
Thời hạn của cuộc thanh tra, kiểm tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra, kiểm tra đến ngày kết thúc việc thanh tra, kiểm tra tại nơi được thanh tra, kiểm tra. Việc kéo dài thời hạn thanh tra do người ra quyết định thanh tra quyết định nhưng không quá thời gian sau: đối với cuộc thanh tra chuyên ngành do BHXH Việt Nam tiến hành không quá 45 ngày; trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày; đối với cuộc thanh tra chuyên ngành do BHXH tỉnh tiến hành không quá 30 ngày; trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày. (Điều 18 Quyết định số 1518/QĐ- BHXH)
Trước khi ban hành quyết định thanh tra, trong trường hợp cần thiết, đơn vị được giao chủ trì thanh tra chỉ đạo việc thu thập thông tin, tài liệu, hồ sơ, dữ liệu để nắm tình hình phục vụ cho việc ban hành quyết định thanh tra. Việc cử người thực hiện thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình phải thể hiện bằng văn bản của người giao nhiệm vụ. Cá nhân, đơn vị được giao nhiệm vụ thu thập thông tin, tài liệu có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị quản lý thu, đôn đốc thu nợ thuộc BHXH Việt Nam để nắm bắt thông tin, tài liệu, dữ liệu nghiên cứu, phân tích, đánh giá, tổng hợp báo cáo người ra quyết định thanh tra. (Điều 25 Quyết định số 1518/QĐ- BHXH)
Căn cứ chương trình kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt hoặc theo yêu cầu thanh tra đột xuất; Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra dự thảo quyết định thanh tra để trình người ra quyết định thanh tra.
Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra, Trưởng đoàn có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra. Việc công bố quyết định thanh tra phải được lập thành biên bản (Mẫu số 01/BB-TT).
Hoạt động kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu, hồ sơ, dữ liệu được quy định tại Điều 31 Quyết định số 1518/QĐ- BHXH như sau:
– Trên cơ sở thông tin, tài liệu, hồ sơ, dữ liệu đã thu thập được, Đoàn thanh tra có trách nhiệm nghiên cứu, đối chiếu, so sánh, phân tích, đánh giá việc chấp hành chính sách, pháp luật của đối tượng thanh tra; yêu cầu đối tượng được thanh tra giải trình những vấn đề chưa rõ và tiến hành lập
– Khi làm việc với đối tượng thanh tra hoặc tiến hành kiểm tra xác minh, thu thập chứng cứ tối thiểu phải có 02 thành viên trong Đoàn thanh tra và thực hiện trong giờ hành chính tại trụ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc nơi tiến hành kiểm tra xác minh. Trường hợp cần thiết phải làm việc ngoài giờ hành chính với đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thì báo cáo Trưởng đoàn quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định đó. Nội dung làm việc với đối tượng thanh tra phải được ghi nhận bằng
– Trường hợp thành viên Đoàn thanh tra cần phải làm việc, kiểm tra, xác minh để việc đánh giá bảo đảm tính khách quan, chính xác của thông tin, tài liệu, hồ sơ mà có liên quan đến tổ chức, cá nhân khác không phải là đối tượng thanh tra thì thành viên Đoàn thanh tra báo cáo và phải được sự đồng ý của Trưởng đoàn. Kết quả kiểm tra, xác minh thông tin tài liệu nói trên phải được thể hiện bằng biên bản. Biên bản làm việc, kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu, hồ sơ (Mẫu số 04/BB-TT) phải ghi rõ: Thành phần, thời gian, địa điểm và những vấn đề liên quan của người cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ xác minh.
* Trong quá trình thanh tra nếu phát hiện đối tượng thanh tra có dấu hiệu vi phạm pháp luật, thực hiện sai quy định của cơ quan nhà nước, cản trở đến hoạt động thanh tra, không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, kịp thời tài liệu, hồ sơ, dữ liệu thì thành viên Đoàn thanh tra kịp thời báo cáo với Trưởng đoàn, tiến hành thu thập chứng cứ theo đúng trình tự thủ tục pháp luật quy định và phải tiến hành lập biên bản về việc sai phạm (Mẫu số 03/BB-TT). Biên bản phải ghi rõ nội dung, tính chất, mức độ để làm cơ sở cho việc xem xét, xử lý. Khi phát hiện sai phạm có dấu hiệu tội phạm thì Trưởng đoàn phải báo cáo ngay người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định.
Báo cáo thanh tra (Điều 36 Quyết định 1518/ QĐ- BHXH)
Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc tiến hành thanh tra tại nơi được thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản (Mẫu số 02/BC-TT) với Trưởng đoàn thanh tra về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, khách quan, trung thực về nội dung báo cáo. Trường hợp nhận thấy nội dung Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra chưa đầy đủ, chưa chính xác, chưa rõ thì Trưởng đoàn thanh tra yêu cầu thành viên Đoàn thanh tra báo cáo bổ sung, làm rõ.
Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng đoàn căn cứ báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của các thành viên và kết quả nghiên cứu hồ sơ, tài liệu có trách nhiệm xây dựng và báo cáo kết quả thanh tra (trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền) trình người ra quyết định thanh tra (Mẫu số 03/BC-TT). Nội dung báo cáo kết quả thanh tra: Nêu những vấn đề về thực trạng, kết quả thanh tra, ưu điểm, tồn tại hạn chế và nhận xét, đánh giá cụ thể theo từng nội dung thanh tra; phân tích tính chất, mức độ, nguyên nhân vi phạm và trách nhiệm của cá nhân, đơn vị liên quan; các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng trong quá trình tiến hành thanh tra; những kiến nghị, đề xuất trong công tác quản lý hoặc điều chỉnh chế độ, chính sách và ý kiến khác nhau giữa thành viên Đoàn thanh tra (nếu có).
Kết luận thanh tra (Điều 37 Quyết định 1518/ QĐ- BHXH)
Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày người ra quyết định thanh tra xem xét cho ý kiến đối với báo cáo về cuộc thanh tra, Trưởng đoàn phải trình dự thảo kết luận thanh tra để người ra quyết định thanh tra ký ban hành.
Kết luận thanh tra (Mẫu số 03/KL-TT) phải có các nội dung sau đây: Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra theo nội dung thanh tra; Kết quả thanh tra về các nội dung thanh tra; Kết luận về nội dung thanh tra; Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật; Biện pháp xử lý theo thẩm quyền kể cả việc thu hồi tiền và kiến nghị biện pháp xử lý; Đề xuất điều chỉnh sửa đổi chế độ chính sách, văn bản quy định, hướng dẫn (nếu có).
Việc công khai, thời gian công khai và hình thức công khai kết luận thanh tra do người ra quyết định thanh tra lựa chọn theo quy định của pháp luật. Kết luận thanh tra phải gửi đối tượng thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối tượng thanh tra (nếu có) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.