Pháp luật Việt Nam đã có quy định về quản lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, khi các cơ sở muốn lưu hành sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi giống thủy sản thì cần phải đăng ký và có đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn đăng ký lưu hành sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đăng ký lưu hành sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo:
- 4 4. Những quy định của pháp luật về quy định về quản lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản, xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản:
1. Mẫu đơn đăng ký lưu hành sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản là gì?
Mẫu đơn đăng ký lưu hành sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản là mẫu đơn được lập ra để gửi đến Cục Nuôi trồng thủy sản.
Mẫu đơn đăng ký lưu hành sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản được dùng để đăng ký lưu hành sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản
2. Mẫu đơn đăng ký lưu hành sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản:
Tên cơ sở………..
Số: …………………
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
____________________
…., ngày …. tháng …. năm …..
ĐƠN XIN ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH SẢN PHẨM XỬ LÝ,
CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
Kính gửi: Cục Nuôi trồng thủy sản
– Căn cứ Pháp lệnh Thú y …… và Nghị định số …../…../NĐ-CP ngày …../…../……..của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y ……
– Căn cứ Quy chế đăng ký lưu hành thuốc thú y thủy sản, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản Ban hành kèm theo Quyết định số …./QĐ-BTS ngày …. tháng …. năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản.
Tên cơ sở đăng ký: …….(1)
Địa chỉ: ……(2)
Số điện thoại: ………. Số Fax:……(3)
– Tên sản phẩm:………(4)
– Nhà sản xuất: ……..(5)
– Địa điểm sản xuất: ……(6)
– Điện thoại: ……. Số Fax:……….(7)
– Dạng sản phẩm: …………(8)
– Thành phần và hàm lượng các chất/vi sinh vật có trong sản phẩm:……(9)
– Các dạng đóng gói của sản phẩm: …………(10)
– Phương thức sử dụng sản phẩm:………(11)
– Những cảnh báo về nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nuôi:……..(12)
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)Mẫu đơn xin đăng ký lưu hành sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản mới nhất
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền tên cơ sở đăng ký
(2): Điền địa chỉ cơ sở
(3): Điền số điện thoại/ số fax của cơ sở
(4): Điền tên sản phẩm
(5): Điền tên nhà sản xuất
(6): Điền địa điểm sản xuất
(7): Điền điện thoại/ số fax
(8): Điền dạng sản phẩm
(9): Điền thành phần và hàm lượng các chất/ vi sinh vật có trong sản phẩm
(10): Điền các dạng đóng gói của sản phẩm
(11): Điền phương thức sử dụng sản phẩm
(12): Điền những cảnh báo về nguy cớ gây ô nhiễm môi trường
4. Những quy định của pháp luật về quy định về quản lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản, xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản:
– Căn cứ pháp lý: Thông tư 26/2018/TT- BNNPTNT
Kiểm tra chất lượng giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản lưu thông trên thị trường
– Cơ quan kiểm tra: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh kiểm tra chất lượng giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.
– Nội dung, trình tự, thủ tục tiến hành kiểm tra chất lượng giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản lưu thông trên thị trường thực hiện theo quy định.
– . Người lấy mẫu phải đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Thông tư này.
– Sai số cho phép trong phân tích chất lượng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp kỹ thuật xử lý vi phạm chất lượng giống thủy sản
– Giống thủy sản vi phạm chất lượng phải tiêu hủy được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
+ Áp dụng một trong các biện pháp sau để tiêu hủy: Gia nhiệt từ 90°C trở lên, cấp đông, sử dụng hóa chất được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, hình thức khác theo quy định của pháp luật.
+ Lập biên bản tiêu hủy: Biên bản tiêu hủy phải có đầy đủ chữ ký của đại diện cơ quan kiểm tra và cơ sở vi phạm. Nội dung chủ yếu của biên bản gồm: Căn cứ và lý do thực hiện tiêu hủy; thời gian, địa điểm tiêu hủy; thành phần tham gia tiêu hủy; tên, chủng loại, nguồn gốc, xuất xứ, số lượng, hiện trạng giống thủy sản vi phạm tại thời điểm tiêu hủy; hình thức tiêu hủy và các nội dung khác có liên quan.
– Giống thủy sản vi phạm chất lượng được chuyển mục đích sử dụng thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
+ Áp dụng một trong các biện pháp sau để chuyển đổi mục đích sử dụng: Làm cảnh, giải trí, nghiên cứu khoa học;
+ Cơ sở phải có phương án chuyển mục đích sử dụng và báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh để thực hiện quản lý, giám sát quá trình chuyển mục đích sử dụng.
Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp kỹ thuật để xử lý thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản vi phạm quy định về chất lượng
– Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản vi phạm chất lượng phải tiêu hủy thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
+ Áp dụng một hoặc một số biện pháp sau để tiêu hủy: Sử dụng hóa chất, sử dụng biện pháp cơ học, đốt, chôn, hình thức khác theo quy định của pháp luật;
+ Lập biên bản tiêu hủy: Biên bản tiêu hủy phải có đầy đủ chữ ký của đại diện cơ quan kiểm tra và cơ sở vi phạm. Nội dung chủ yếu của biên bản gồm: Căn cứ và lý do thực hiện tiêu hủy; thời gian, địa điểm tiêu hủy; thành phần tham gia tiêu hủy; tên, chủng loại, nguồn gốc, xuất xứ, số lượng, hiện trạng sản phẩm vi phạm tại thời điểm tiêu hủy; hình thức tiêu hủy và các nội dung khác có liên quan.
– Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản vi phạm chất lượng được tái chế, chuyển mục đích sử dụng thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
+ Đối với biện pháp tái chế: Cơ sở phải có phương án tái chế và báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh để thực hiện quản lý, giám sát quá trình tái chế;
+ Đối với biện pháp chuyển mục đích sử dụng: Cơ sở phải có phương án chuyển mục đích sử dụng đáp ứng quy định của pháp luật về sản phẩm sau khi chuyển đổi và báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh để thực hiện quản lý, giám sát quá trình chuyển mục đích sử dụng.
Kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản và cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
– Hình thức kiểm tra: Thực hiện bằng hình thức đoàn kiểm tra.
– Căn cứ thành lập đoàn kiểm tra:
+ Đề nghị của cơ sở đối với trường hợp cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện;
+ Thời gian kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở đối với cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện.
– Thành phần đoàn kiểm tra gồm: Trưởng đoàn và thành viên; chuyên gia tư vấn khi cần thiết.
– Yêu cầu đối với trưởng đoàn: Là lãnh đạo cấp phòng trở lên hoặc công chức có ít nhất 05 năm kinh nghiệm về một trong các lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
– Yêu cầu đối với thành viên
Đoàn kiểm tra phải có ít nhất 01 thành viên đáp ứng yêu cầu sau:
+ Đã tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ kiểm tra điều kiện cơ sở do Tổng cục Thủy sản tổ chức;
+ Thành viên đoàn kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phải có trình độ đại học trở lên một trong các lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, môi trường;
+ Thành viên đoàn kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản phải có trình độ đại học trở lên một trong các lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, hóa học, công nghệ thực phẩm, môi trường.
– Yêu cầu đối với người lấy mẫu giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản: Đã tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ về lấy mẫu giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản do Tổng cục Thủy sản tổ chức.
Kiểm tra điều kiện cơ sở mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
– Cơ quan kiểm tra: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh kiểm tra điều kiện cơ sở mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.
– Hình thức kiểm tra: Thực hiện đồng thời với hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm lưu thông trên thị trường theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.
– Nội dung kiểm tra: Theo quy định tại Điều 33 Luật Thủy sản.
Tập huấn nghiệp vụ kiểm tra điều kiện cơ sở và lấy mẫu
– Tổng cục Thủy sản tổ chức tập huấn nghiệp vụ kiểm tra điều kiện cơ sở và lấy mẫu giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản cho cán bộ thuộc cơ quan kiểm tra.
– Nội dung tập huấn nghiệp vụ kiểm tra điều kiện cơ sở gồm: Quy định về điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; hệ thống quản lý chất lượng, an toàn sinh học.
– Nội dung tập huấn nghiệp vụ lấy mẫu gồm: Quy định liên quan đến lĩnh vực kiểm tra, đối tượng kiểm tra; tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về bảo đảm an toàn cho người lấy mẫu, phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu; thực hành lấy mẫu tại cơ sở.