Quá trình học tập đòi hỏi người học phải học tập một cách chăm chỉ, nghiêm túc để hoàn thành các học phần đồng thời về thủ tục, các sinh viên phải viết đơn xin công nhân kết quả học phần trong một số trường hợp cần sử dụng kết quả để phục vụ cho mục đích cá nhân.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin công nhận kết quả học phần là gì?
Đơn xin công nhân kết quả học phần là văn bản do sinh viên gửi tới bộ phận có thẩm quyền tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng mà sinh viên đang theo học để xin công nhân kết quả học phần sau khi đã hoàn thành học phần đấy.
Đơn xin công nhận kết quả học phần là văn bản bày tỏ nguyện vọng của sinh viên, là căn cứ để chủ thể có thẩm quyền xem xét, đánh giá, công nhận kết quả dựa vào tình thực tế.
2. Mẫu đơn xin công nhận kết quả học phần mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN CÔNG NHẬN KẾT QUẢ HỌC TẬP HỌC PHẦN
Kính gửi: Phòng Đào tạo……….
Em tên là:…………. MSSV:……………
Ngày sinh:……….Nơi sinh:………….. Điện thoại:………………
Hộ khẩu thường trú:………….
Là sinh viên lớp:………… Khóa:………………… Hệ:……………
Ngành:………. Chuyên ngành (nếu có):………….
Căn cứ quy định của Trường……………và kết quả học tập, em làm đơn này xin được công nhận kết quả học tập các học phần sau trong chương trình đào tạo:
Số TT | Học phần đã hoàn thành | Học phần xin công nhận | ||||
Tên | Số TC/ ĐVHT | Nơi học | Điểm | Tên | Số TC/ ĐVHT | |
1 | ||||||
2 | ||||||
3 | ||||||
… |
Kèm theo đơn gồm có các giấy tờ:
………………….
Em xin chân thành cảm ơn.
………, ngày…tháng…năm…
Người viết đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn mẫu đơn xin công nhận kết quả học phần chi tiết nhất:
Ở phần kính gửi, sinh viên xác định chủ thể có thẩm quyền công nhận kết quả học tập ở trường mình, thông thường là Phòng Đào tạo, và phải ghi rõ tên trường, ví dụ: Phòng Đạo tạo trường Đại học Luật Hà Nội.
Thứ hai, ở phần các thông tin cá nhân, sinh viên phải ghi rõ họ và tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, hộ khẩu thường trú theo giấy khai sinh; số điện thoại thường xuyên liên hệ; các thông tin về mã số sinh viên; lớp; khóa; hệ; ngành được viết theo hồ sơ sinh viên, có thể theo giấy báo nhập học hoặc thẻ sinh viên.
Sau đó, sinh viên điền lần lượt tên các học phần và các nội dung khác vào bảng.
Cuối cùng, người viết đơn ghi địa danh, ngày tháng năm làm đơn; ký và ghi rõ họ và tên.
Các giấy tờ kèm theo có thể là bản sao kết quả các học phần; mang theo thẻ sinh viên, chứng minh thư.
4. Các vấn đề về học phần đối với sinh viên:
Thông thường, các trường đại học, cao đẳng sẽ ban hành các quy chế đào tạo riêng phù hợp với tính chất và lĩnh vực giảng dạy, tuy nhiên theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) thì quy định về học phần được quy định như sau:
Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên tích lũy trong quá trình học tập. Phần lớn học phần có khối lượng từ 2 đến 4 tín chỉ, nội dung được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố đều trong một học kỳ. Kiến thức trong mỗi học phần phải gắn với một mức trình độ theo năm học thiết kế và được kết cấu riêng như một phần của môn học hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học. Từng học phần phải được ký hiệu bằng một mã số riêng do trường quy định.
Có hai loại học phần: học phần bắt buộc và học phần tự chọn.
– Học phần bắt buộc là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu của mỗi chương trình và bắt buộc sinh viên phải tích lũy;
– Học phần tự chọn là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết, nhưng sinh viên được tự chọn theo hướng dẫn của trường nhằm đa dạng hoá hướng chuyên môn hoặc được tự chọn tuỳ ý để tích luỹ đủ số học phần quy định cho mỗi chương trình.
Quy trình đăng ký học phần:
Đầu mỗi năm học, trường phải
Trước khi bắt đầu mỗi học kỳ, tùy theo khả năng và điều kiện học tập của bản thân, từng sinh viên phải đăng ký học các học phần dự định sẽ học trong học kỳ đó với phòng đào tạo của trường. Có 3 hình thức đăng ký các học phần sẽ học trong mỗi học kỳ: đăng ký sớm, đăng ký bình thường và đăng ký muộn.
Việc đăng ký các học phần sẽ học cho từng học kỳ phải bảo đảm điều kiện tiên quyết của từng học phần và trình tự học tập của mỗi chương trình cụ thể.
Rút bớt học phần đã đăng ký:
Việc rút bớt học phần trong khối lượng học tập đã đăng ký chỉ được chấp nhận sau 6 tuần kể từ đầu học kỳ chính, nhưng không muộn quá 8 tuần; sau 2 tuần kể từ đầu học kỳ phụ, nhưng không muộn quá 4 tuần. Ngoài thời hạn trên học phần vẫn được giữ nguyên trong phiếu đăng ký học và nếu sinh viên không đi học sẽ được xem như tự ý bỏ học và phải nhận điểm F.
Điều kiện rút bớt các học phần đã đăng ký:
– Sinh viên phải tự viết đơn gửi phòng đào tạo của trường;
– Được cố vấn học tập chấp thuận hoặc theo quy định của Hiệu trưởng;
– Không vi phạm khoản 2 Điều 10 của Quy chế này.
Sinh viên chỉ được phép bỏ lớp đối với học phần xin rút bớt, sau khi giảng viên phụ trách nhận giấy báo của phòng đào tạo.
Đánh giá học phần:
– Đối với các học phần chỉ có lý thuyết hoặc có cả lý thuyết và thực hành: Tùy theo tính chất của học phần, điểm tổng hợp đánh giá học phần (sau đây gọi tắt là điểm học phần) được tính căn cứ vào một phần hoặc tất cả các điểm đánh giá bộ phận, bao gồm: điểm kiểm tra thường xuyên trong qúa trình học tập; điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận; điểm đánh giá phần thực hành; điểm chuyên cần; điểm thi giữa học phần; điểm tiểu luận và điểm thi kết thúc học phần, trong đó điểm thi kết thúc học phần là bắt buộc cho mọi trường hợp và có trọng số không dưới 50%.
– Việc lựa chọn các hình thức đánh giá bộ phận và trọng số của các điểm đánh giá bộ phận, cũng như cách tính điểm tổng hợp đánh giá học phần do giảng viên đề xuất, được Hiệu trưởng phê duyệt và phải được quy định trong đề cương chi tiết của học phần.
– Đối với các học phần thực hành: Sinh viên phải tham dự đầy đủ các bài thực hành. Điểm trung bình cộng của điểm các bài thực hành trong học kỳ được làm tròn đến một chữ số thập phân là điểm của học phần thực hành.
– Giảng viên phụ trách học phần trực tiếp ra đề thi, đề kiểm tra và cho điểm đánh giá bộ phận, trừ bài thi kết thúc học phần.
Tổ chức kỳ thi đánh giá học phần:
– Cuối mỗi học kỳ, trường tổ chức một kỳ thi chính và nếu có điều kiện, tổ chức thêm một kỳ thi phụ để thi kết thúc học phần. Kỳ thi phụ dành cho những sinh viên không tham dự kỳ thi chính hoặc có học phần bị điểm F ở kỳ thi chính và được tổ chức sớm nhất là hai tuần sau kỳ thi chính.
– Thời gian dành cho ôn thi mỗi học phần tỷ lệ thuận với số tín chỉ của học phần đó, ít nhất là 2/3 ngày cho một tín chỉ. Hiệu trưởng quy định cụ thể thời gian dành cho ôn thi và thời gian thi cho các kỳ thi.
Cách đánh giá điểm học phần:
– Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.
– Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá bộ phận của học phần nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được chuyển thành điểm chữ như sau:
+ Loại đạt:
A (8,5 – 10) Giỏi
B (7,0 – 8,4) Khá
C (5,5 – 6,9) Trung bình
D (4,0 – 5,4) Trung bình yếu
+ Loại không đạt: F (dưới 4,0) Kém
+ Đối với những học phần chưa đủ cơ sở để đưa vào tính điểm trung bình chung học kỳ, khi xếp mức đánh giá được sử dụng các kí hiệu sau:
I Chưa đủ dữ liệu đánh giá.
X Chưa nhận được kết quả thi.
+ Đối với những học phần được nhà trường cho phép chuyển điểm, khi xếp mức đánh giá được sử dụng kí hiệu R viết kèm với kết quả.
– Việc xếp loại các mức điểm A, B, C, D, F được áp dụng cho các trường hợp sau đây:
+ Đối với những học phần mà sinh viên đã có đủ điểm đánh giá bộ phận, kể cả trường hợp bỏ học, bỏ kiểm tra hoặc bỏ thi không có lý do phải nhận điểm 0;
+ Chuyển đổi từ mức điểm I qua, sau khi đã có các kết quả đánh giá bộ phận mà trước đó sinh viên được giảng viên cho phép nợ;
+ Chuyển đổi từ các trường hợp X qua.
– Việc xếp loại ở mức điểm F ngoài những trường hợp như đã nêu ở khoản 3 Điều này, còn áp dụng cho trường hợp sinh viên vi phạm nội quy thi, có quyết định phải nhận mức điểm F.
– Việc xếp loại theo mức điểm I được áp dụng cho các trường hợp sau đây:
+ Trong thời gian học hoặc trong thời gian thi kết thúc học kỳ, sinh viên bị ốm hoặc tai nạn không thể dự kiểm tra hoặc thi, nhưng phải được trưởng khoa cho phép;
+ Sinh viên không thể dự kiểm tra bộ phận hoặc thi vì những lý do khách quan, được trưởng khoa chấp thuận.
Trừ các trường hợp đặc biệt do Hiệu trưởng quy định, trước khi bắt đầu học kỳ mới kế tiếp, sinh viên nhận mức điểm I phải trả xong các nội dung kiểm tra bộ phận còn nợ để được chuyển điểm. Trường hợp sinh viên chưa trả nợ và chưa chuyển điểm nhưng không rơi vào trường hợp bị buộc thôi học thì vẫn được học tiếp ở các học kỳ kế tiếp.
– Việc xếp loại theo mức điểm X được áp dụng đối với những học phần mà phòng đào tạo của trường chưa nhận được báo cáo kết quả học tập của sinh viên từ khoa chuyển lên.
– Ký hiệu R được áp dụng cho các trường hợp sau:
+ Điểm học phần được đánh giá ở các mức điểm A, B, C, D trong đợt đánh giá đầu học kỳ (nếu có) đối với một số học phần được phép thi sớm để giúp sinh viên học vượt.
+ Những học phần được công nhận kết quả, khi sinh viên chuyển từ trường khác đến hoặc chuyển đổi giữa các chương trình.