Tai nạn hàng hải do đâm va hoặc các sự cố liên quan đến tàu biển làm hư hỏng, chìm đắm, gây ô nhiễm môi trường trở nên phổ biến trong vài năm trở lại đây. Khi vụ tai nạn lao động hàng hải xảy ra, cần thiết phải trải qua quy trình điều tra nghiêm ngặt và phải tổ chức cuộc họp để công bố biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải.
Mục lục bài viết
- 1 1. Biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải là gì?
- 2 2. Mẫu biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải:
- 3 3. Hướng dẫn lập biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải:
- 4 4. Cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải:
1. Biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải là gì?
– Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
– Tai nạn hàng hải là sự kiện liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển gây ra một trong những hậu quả sau: làm chết người, mất tích, bị thương nặng; làm cho tàu biển đâm va; hư hỏng nghiêm trọng đến cấu trúc tàu; làm cho tàu mất tích, chìm đắm, mắc cạn, mất khả năng điều động; làm hư hỏng kết cấu hạ tầng hàng hải hoặc gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Tai nạn hàng hải không bao gồm những hành vi cố ý gây thiệt hại đối với con người, tàu biển, kết cấu hạ tầng hàng hải hoặc môi trường.
– Tai nạn lao động hàng hải được phân loại tại Điều 4 Thông tư 01/2020/TT-BGTVT quy định về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải như sau:
+ Tai nạn hàng hải đặc biệt nghiêm trọng là tai nạn hàng hải gây ra một trong các thiệt hại dưới đây:
a) Làm chết hoặc mất tích người;
b) Làm tàu biển bị chìm đắm hoặc mất tích;
c) Làm tràn ra môi trường từ 100 tấn dầu trở lên hoặc từ 50 tấn hóa chất độc hại trở lên;
d) Làm ngưng trệ giao thông trên luồng hàng hải từ 48 giờ trở lên.
+ Tai nạn hàng hải nghiêm trọng là tai nạn hàng hải không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và gây ra một trong các thiệt hại dưới đây:
a) Làm tàu biển bị cháy, nổ, mắc cạn từ 24 giờ trở lên, làm hư hỏng kết cấu của tàu ảnh hưởng đến khả năng đi biển của tàu;
b) Làm tràn ra môi trường từ 20 tấn dầu đến dưới 100 tấn dầu hoặc từ 10 tấn hóa chất đến dưới 50 tấn hóa chất độc hại;
c) Làm ngưng trệ giao thông trên luồng hàng hải từ 24 giờ đến dưới 48 giờ.
+ Tai nạn hàng hải ít nghiêm trọng là sự cố hàng hải hoặc tai nạn hàng hải xảy ra ngoài các trường hợp trên. Theo đó, sự cố hàng hải là sự việc xảy ra liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển mà không phải là tai nạn hàng hải, gây nguy hiểm hoặc nếu không được khắc phục sẽ gây nguy hiểm cho an toàn của tàu con người hoặc môi trường.
Biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải là văn bản ghi lại các sự kiện, hoạt động diễn ra tại phiên họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải như về thành phần tham dự cuộc họp, nội dung của cuộc họp, ý kiến của các thành viên tham dự,…
Biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải được sử dụng để ghi nhận những hoạt động diễn ra tại cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải. Cuộc họp là cơ sở để các thành viên tham gia đưa ra những ý kiến của mình đối với nội dung biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải để từ đó làm căn cứ giải quyết những thủ tục liên quan sau này.
2. Mẫu biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải:
Mẫu biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải được ban hành kèm Thông tư số 13/2017/TT-BLĐTBXH quy định về khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động hàng hải tại Phụ lục VIII như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
BIÊN BẢN CUỘC HỌP CÔNG BỐ BIÊN BẢN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG HÀNG HẢI
Vào lúc ………. giờ …… phút, ngày ….. tháng ……. năm …
Tại …….
Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải tổ chức tiến hành cuộc họp công bố biên bản điều tra vụ tai nạn lao động hàng hải.
I. Thành phần Tham dự cuộc họp gồm có:
1. Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải: ……….(1)
2. Nơi để xảy ra tai nạn lao động: …………(2)
3. Cơ quan quản lý cấp trên (nếu có):…………
4. Cơ sở (hoặc cá nhân) có liên quan: (3) ……
II. Nội dung cuộc họp………. (4)
Cuộc họp kết thúc vào lúc …. giờ …. phút cùng ngày, biên bản đã được đọc lại cho các thành phần dự họp cùng nghe và cùng ký tên dưới đây.
NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
THÀNH VIÊN ĐOÀN ĐIỀU TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)
CƠ SỞ (HOẶC CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN KHÁC THAM DỰ HỌP
(Ký, ghi rõ họ tên)
TRƯỞNG ĐOÀN
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI GHI BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn lập biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải:
[1] Người lập biên bản ghi họ tên, chức vụ, cơ quan của từng người.
[2] Tại mục này, ghi họ tên, chức vụ của :
+ Người sử dụng lao động (chủ cơ sở) hoặc người được ủy quyền;
+ Ðại diện Công đoàn hoặc là người được tập thể người lao động chọn cử;
[3] Ghi rõ họ tên của những nạn nhân, người biết sự việc, người có liên quan đến vụ tai nạn lao động hàng hải.
[4] Tại phần nội dung cuộc họp, bạn cần nêu tóm tắt lại những vấn đề các bên đưa ra thảo luận, ý kiến về các vấn đề đó, số người nhất trí, không nhất trí, lý do không nhất trí, các giải pháp đưa ra,…
4. Cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải:
Thành phần cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải gồm những thành phần được pháp luật quy định tại khoản 4 Điều 9 Thông tư 13/2017/TT-BLĐTBXH quy định về khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động hàng hải do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành như sau:
a) Trưởng đoàn điều tra hoặc đại diện Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải do Trưởng đoàn ủy quyền (Chủ trì cuộc họp);
b) Đại diện thành viên đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải;
c) Người sử dụng lao động;
d) Thuyền viên bị nạn hoặc đại diện thân nhân thuyền viên bị nạn, người biết sự việc, người có liên quan đến vụ tai nạn lao động hàng hải;
đ) Đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
Các thành viên tham gia dự họp có ý kiến chưa nhất trí với nội dung biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải thì được ghi ý kiến và ký tên vào biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải; người sử dụng lao động phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải và thực hiện các kiến nghị của Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc lập biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải, Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải phải gửi (trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải và biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải tới các cơ quan có thành viên trong Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Thanh tra Bộ và Cục An toàn lao động), trụ sở của người sử dụng lao động có thuyền viên xảy ra tai nạn lao động hàng hải và các nạn nhân hoặc thân nhân thuyền viên bị nạn.
– Thành phần số lượng hồ sơ mà Đoàn điều tra tai nạn lao động cần chuẩn bị:
+ Thành phần hồ sơ: Biên bản điều tra tai nạn lao động; Biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động.
+ Số lượng hồ sơ: gửi mỗi nơi nhận 01 bộ.
– Thời hạn giải quyết: Pháp luật không quy định.
– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ sở để xảy ra tai nạn lao động hàng hải
– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; Cơ quan bảo hiểm xã hội địa phương; Cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp Cơ sở (nếu có).
– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.
– Lệ phí: Không.
– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+
+ Mẫu Biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động (Phụ lục số 08 ban hành kèm theo Thông tư số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 21/5/2012 của Liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế).
– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
– Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: