Khi đã hoàn thành hợp đồng hoặc vì các lý do khác, mà các bên tiến hành thanh lý thanh lý hợp đồng thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương, khi đó, các bên cần phải có biên bản thanh lý hợp đồng thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương.
Mục lục bài viết
- 1 1. Biên bản thanh lý hợp đồng thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương là gì?
- 2 2. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương:
- 3 3. Hướng dẫn viết biên bản thanh lý hợp đồng thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương:
- 4 4. Quy định pháp luật về thực hiện hợp đồng đồng thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương:
1. Biên bản thanh lý hợp đồng thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương là gì?
Theo quy định tại Điều 21 của Quy định về Quản lý nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp bộ của bộ giáo dục và đào tạo được ban hành kèm theo Thông tư số 56/2012/TT- BGDĐT ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Hợp đồng thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương chỉ được thanh lý sau khi nhiệm vụ đã được đánh giá nghiệm thu cấp Bộ với kết quả từ mức “Đạt” trở lên và có xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp Bộ về việc tiếp thu, chỉnh sửa theo các ý kiến góp ý của Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành thanh lý hợp đồng (theo Mẫu 19 Phụ lục I) với đại diện của cơ quan chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương sau khi chủ nhiệm nhiệm vụ đã hoàn thành việc chỉnh sửa, hoàn thiện báo cáo kết quả nhiệm vụ.
Như vậy,
Biên bản thanh lý hợp đồng thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương được dùng để ghi nhận lại hoạt động thanh lý hợp đồng giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với cơ quan chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương
2. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương:
Biên bản thanh lý hợp đồng thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương được ban hành là mẫu số 19 của Phụ lục I trong Quy định về Quản lý nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp bộ của bộ giáo dục và đào
tạo được ban hành kèm theo Thông tư số 56/2012/TT- BGDĐT ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————
…, ngày…tháng…năm..
BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG
thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về
khoa học và công nghệ cấp Bộ
Căn cứ Hợp đồng thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ số ……/……/NĐT-HĐ, ngày … tháng ……. năm …… ký kết giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Cơ quan chủ trì và Ông/bà (chủ nhiệm nhiệm vụ);
Căn cứ
Căn cứ Biên bản kiểm kê, đánh giá và thanh lý bàn giao tài sản số ….. ngày … tháng … năm …,
Hôm nay, ngày …… tháng ……. năm …….., chúng tôi gồm:
1. Bên giao (Bên A) :
Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Đại diện:
Chức vụ:
Địa chỉ:
Tel:
Fax:
2. Bên nhận (Bên B) :
a/ Cơ quan chủ trì nhiệm vụ:
Đại diện:
Chức vụ:
Địa chỉ:
Tel:
Fax:.
Email:
Số tài khoản Kho bạc Nhà nước:
b/ Chủ nhiệm nhiệm vụ:
Họ và tên:
Chức vụ:
Địa chỉ:
Tel:
Fax:
Email:
Cùng nhau trao đổi và thống nhất thanh lý Hợp đồng số …./…./HTQTSP-HĐ, ngày ….. tháng ….. năm …… như sau:
Điều 1. Bên B đã thực hiện đầy đủ những nội dung nêu trong Hợp đồng thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp Bộ số ……/……/ HTQTSP -HĐ, ngày ……. tháng ……. năm …… ký kết giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Cơ quan chủ trì và Ông/bà (Chủ nhiệm nhiệm vụ) và đã giao nộp cho bên A đầy đủ hồ sơ, tài liệu báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
Kết quả thực hiện nhiệm vụ đã được bên A tổ chức nghiệm thu theo đúng quy định hiện hành.
Điều 2. Kinh phí Bên A đã cấp cho Bên B thực hiện Hợp đồng là …. đ (bằng chữ: ….. đồng).
Kinh phí Bên B đã sử dụng là: ….. đ (bằng chữ: …. đồng).
Kinh phí Bên B nộp trả Bên A là: ….. đ (bằng chữ: ….. đồng).
Bên B đã sử dụng và quyết toán số kinh phí nói trên theo đúng các quy định tài chính hiện hành của Nhà nước.
Điều 3. Biên bản thanh lý Hợp đồng được lập thành tám (08) bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi Bên giữ bốn (04) bản.
Bên A (Bên giao)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Dấu, chữ ký, ghi rõ họ và tên)
Bên B (Bên nhận)
Chủ nhiệm nhiệm vụ
(ký, ghi rõ họ và tên)
Cơ quan chủ trì
(Dấu, chữ ký, ghi rõ họ và tên)
3. Hướng dẫn viết biên bản thanh lý hợp đồng thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương:
Biên bản ghi địa danh lập biên bản, ngày tháng năm lập biên bản
Ghi thông tin về hợp đồng thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về số hiệu, ngày tháng năm ký hợp đồng
Ghi thông tin về
Ghi thông tin về Biên bản kiểm kê, đánh giá và thanh lý bàn giao tài sản về số hiệu, ngày tháng năm ra thông báo.
Ghi thông tin về các bên của hợp đồng: ghi người đại diện và chức vụ địa chỉ của họ.
Ghi các kinh phí liên quan đến việc thực hiện hợp đồng
4. Quy định pháp luật về thực hiện hợp đồng đồng thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương:
Nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương với mục tiêu tạo điều kiện cho các nhóm nghiên cứu tiếp cận nhanh với các vấn đề khoa học mới đang được tiến hành nghiên cứu ở nước ngoài, rút ngắn thời gian nghiên cứu, giải quyết vấn đề nghiên cứu một cách có hệ thống để tạo ra các sản phẩm khoa học và công nghệ phục vụ phát triển giáo dục – đào tạo, phát triển kinh tế, xã hội và quốc phòng – an ninh đồng thời đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực nghiên cứu của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên và cán bộ quản lý trên cơ sở tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác nước ngoài về kinh nghiệm, tri thức và môi trường làm việc và hình thành và phát triển các nhóm nghiên cứu tiềm năng.
Nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương là nhiệm vụ khoa học và công nghệ quan trọng, cấp thiết mà Việt Nam cần tranh thủ thế mạnh và kinh nghiệm của nước ngoài để giải quyết và có cam kết của đối tác nước ngoài trong việc dành kinh phí cho công tác phối hợp nghiên cứu, hỗ trợ công tác đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín.
Căn cứ kết quả họp Hội đồng tư vấn xét chọn, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định nội dung và kinh phí thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương theo quy định hiện hành (Mẫu 8 Phụ lục I). Biên bản thẩm định được thành lập theo Mẫu 9 Phụ lục I. Sau khi có kết quả thẩm định, Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt tổng kinh phí thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia trong nước, ngoài nước về kết quả thẩm định trước khi quyết định phê duyệt. Chủ nhiệm nhiệm vụ có trách nhiệm bổ sung, hoàn chỉnh Thuyết minh nhiệm vụ theo biên bản thẩm định, trình cơ quan chủ trì và Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. (Điều 13 Quy định về Quản lý nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ giáo dục và đào tạo)
Nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương được thực hiện theo Hợp đồng ký giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan chủ trì, chủ nhiệm nhiệm vụ (theo Mẫu 10 Phụ lục I). Bản Thuyết minh nhiệm vụ được phê duyệt là một phần không tách rời của Hợp đồng. Chủ nhiệm nhiệm vụ và nhóm nghiên cứu triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ theo Hợp đồng và Thuyết minh được phê duyệt. Bộ Giáo dục và Đào tạo ủy quyền cho cơ quan chủ trì quyết định việc đón tiếp cán bộ khoa học nước ngoài vào Việt Nam làm việc và tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học theo kế hoạch đã phê duyệt trong Thuyết minh nhiệm vụ và Hợp đồng. (Điều 14 Quy định về Quản lý nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ giáo dục và đào tạo)
Kết quả thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương được đánh giá, nghiệm thu theo hai cấp: đánh giá ở cấp cơ sở và đánh giá, nghiệm thu ở cấp Bộ. Trong trường hợp nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương thực hiện theo nhiều giai đoạn thì nhiệm vụ ở giai đoạn tiếp theo được Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét cho tiếp tục triển khai nếu kết quả nghiệm thu nhiệm vụ ở giai đoạn trước được Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp Bộ đánh giá đạt loại “Khá” trở lên. (Điều 17 Quy định về Quản lý nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ giáo dục và đào tạo)