Hoạt động xây dựng công trình là hoạt động cần phải tiến hành theo từng bước nghiêm ngặt, tuân theo trình tự, thủ tục nhất định. Để ghi nhận lại hoạt động nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình thì cần phải sử dụng đến biên bản nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình.
Mục lục bài viết
1. Biên bản nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình là gì?
Nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình được hiểu là sau khi hồ sơ thiết kế xây dựng công trình được thẩm định, phê duyệt theo quy định, chủ đầu tư kiểm tra khối lượng công việc đã thực hiện, sự phù hợp về quy cách, số lượng hồ sơ thiết kế so với quy định của
Biên bản nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình được sử dụng để ghi nhận lại hoạt động nghiệm thu thiết kê xây dựng công trình. Trong biên bản thể hiện các nội dung về thiết kế công trình nghiệm thu, đánh giá hồ sơ thiết kế,…
2. Mẫu biên bản nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
…., ngày…tháng…năm…
BIÊN BẢN SỐ … NGHIỆM THU THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
……(ghi tên công trình xây dựng)…
1. Đối tượng nghiệm thu: (ghi rõ bước thiết kế, đối tượng thiết kế xây dựng công trình)
2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
a) Chủ đầu tư : (ghi tên tổ chức, cá nhân)
Họ và tên, chức vụ người đại diện theo pháp luật:…
b) Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình: (ghi tên tổ chức, cá nhân)
Họ và tên, chức vụ người đại diện theo pháp luật ….
3. Thời gian nghiệm thu:
Bắt đầu: … ngày… tháng … năm………
Kết thúc: …… ngày…. tháng……… năm……….
Tại …
4. Đánh giá hồ sơ thiết kế:
a) Về chất lượng thiết kế xây dựng công trình : (đánh giá sự phù hợp với nhiệm vụ thiết kế và bước thiết kế trước đó đã được phê duyệt);
b) Về khối lượng công việc thiết kế xây dựng công trình: (đối chiếu theo hợp đồng thiết kế);
c) Về hình thức, số lượng hồ sơ thiết kế xây dựng công trình;
d) Các vấn đề khác, nếu có.
5.Kết luận:
Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình;
Yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thiết kế và các kiến nghị khác nếu có.
NHÀ THẦU THIẾT KẾ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
(ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ người đại diện theo pháp luật và đóng dấu)
CHỦ ĐẦU TƯ
(ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ người đại diện theo pháp luật và đóng dấu)
Hồ sơ nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình gồm:
Biên bản nghiệm thu thiết kế và các phụ lục kèm theo biên bản này;
Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.
3. Hướng dẫn viết biên bản nghiệm thu thiết kê xây dựng công trình:
Trong biên bản ghi địa danh, ngày tháng năm lập biên bản
Ghi số
Trong tên biên bản ghi tên của công trình xây dựng được nghiệm thu thiết kế
Phần đối tượng nghiệm thu ghi rõ bước thiết kế, đối tượng thiết kế xây dựng công trình
Ghi tên tổ chức, cá nhân là chủ đầu tư và họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật.
Ghi tên tổ chức, cá nhân là chủ đầu tư và họ tên, chức vụ của của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình
Ghi rõ thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc nghiệm thu
Ghi những đánh giá hồ sơ thiết kế: Về chất lượng thiết kế xây dựng công trình : (đánh giá sự phù hợp với nhiệm vụ thiết kế và bước thiết kế trước đó đã được phê duyệt); Về khối lượng công việc thiết kế xây dựng công trình: (đối chiếu theo hợp đồng thiết kế);Về hình thức, số lượng hồ sơ thiết kế xây dựng công trình;…
4. Quy định về thiết kế xây dựng công trình
Thiết kế xây dựng gồm: Thiết kế sơ bộ trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng; Thiết kế cơ sở trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc thiết kế bản vẽ thi công trong Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng; Các thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở bao gồm thiết kế kỹ thuật tổng thể (Front – End Engineering Design, sau đây gọi là thiết kế FEED), thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các thiết kế khác (nếu có) theo thông lệ quốc tế ( Khoản 1 Điều 78
Thiết kế xây dựng được thực hiện theo trình tự một bước hoặc nhiều bước như sau: Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công; Thiết kế hai bước bao gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công; Thiết kế ba bước bao gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công; Thiết kế nhiều bước theo thông lệ quốc tế. Người quyết định đầu tư quyết định số bước thiết kế xây dựng khi phê duyệt dự án, quyết định đầu tư xây dựng. Hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở bao gồm thuyết minh thiết kế, bản vẽ thiết kế, tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng và chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có) theo yêu cầu của chủ đầu tư. Thiết kế bản vẽ thi công do tổ chức tư vấn thiết kế hoặc nhà thầu thi công xây dựng lập cho toàn bộ công trình hoặc từng hạng mục công trình hoặc từng giai đoạn thi công công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư. (Điều 78
Các yêu cầu về thiết kế xây dựng được quy định tại Điều 79 Luật Xây dựng như sau:
“1. Đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế; phù hợp với nội dung dự án đầu tư xây dựng được duyệt, quy hoạch xây dựng, cảnh quan kiến trúc, điều kiện tự nhiên, văn hóa – xã hội tại khu vực xây dựng.
2. Nội dung thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng yêu cầu của từng bước thiết kế.
3. Tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng, đáp ứng yêu cầu về công năng sử dụng, công nghệ áp dụng (nếu có); bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác.
4. Có giải pháp thiết kế phù hợp và chi phí xây dựng hợp lý; bảo đảm đồng bộ trong từng công trình và với các công trình liên quan; bảo đảm điều kiện về tiện nghi, vệ sinh, sức khỏe cho người sử dụng; tạo điều kiện cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em sử dụng công trình. Khai thác lợi thế và hạn chế tác động bất lợi của điều kiện tự nhiên; ưu tiên sử dụng vật liệu tại chỗ, vật liệu thân thiện với môi trường.
5. Thiết kế xây dựng phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này.
6. Nhà thầu thiết kế xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình và công việc do mình thực hiện.
7. Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được quy định như sau:
a) Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ phải đáp ứng yêu cầu thiết kế quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Hộ gia đình được tự thiết kế nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 mét, phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình xây dựng đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.”
Trình tự thẩm định thiết kế xây dựng công trình:
– Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Xây Dựng làm cơ sở phê duyệt, trừ trường hợp người quyết định đầu tư có quy định khác tại quyết định đầu tư xây dựng. Đối với các bước thiết kế còn lại, chủ đầu tư quyết định việc kiểm soát thiết kế theo quy định tại hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu và quy định của pháp luật có liên quan.
– Chủ đầu tư thẩm định các nội dung quy định tại Điều 83 của Luật Xây Dựng đối với bước thiết kế sau: Thiết kế FEED trong trường hợp thực hiện hình thức hợp đồng thiết kế – mua sắm vật tư, thiết bị – thi công xây dựng công trình (Engineering – Procurement – Construction, sau đây gọi là hợp đồng EPC); Thiết kế kỹ thuật trong trường hợp thiết kế ba bước; Thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp thiết kế hai bước; Bước thiết kế khác ngay sau bước thiết kế cơ sở trong trường hợp thực hiện thiết kế nhiều bước theo thông lệ quốc tế.
– Công trình xây dựng quy định tại khoản 1 Điều 83a của Luật Xây Dựng còn phải được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế xây dựng theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 83a của Luật Xây Dựng. Cơ quan thẩm định được mời tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm tham gia thẩm định thiết kế xây dựng.
– Công trình xây dựng có yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho ý kiến hoặc thẩm duyệt theo quy định của pháp luật có liên quan.
– Đối với công trình xây dựng quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 82 Luật Xây Dựng, chủ đầu tư được trình hồ sơ đồng thời đến cơ quan chuyên môn về xây dựng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Kết quả thực hiện yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường quy định tại khoản 4 Điều 82 Luật Xây Dựng được gửi đến cơ quan chuyên môn về xây dựng làm cơ sở kết luận thẩm định.
– Công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng thẩm tra thiết kế xây dựng về nội dung an toàn công trình, sự tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật làm cơ sở cho việc thẩm định.
Chủ đầu tư có trách nhiệm tổng hợp văn bản của cơ quan chuyên môn về xây dựng và các cơ quan, tổ chức có liên quan; thực hiện các yêu cầu (nếu có); phê duyệt thiết kế xây dựng theo quy định tại khoản Điều 82 Luật Xây Dựng. Chủ đầu tư phê duyệt bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Xây Dựng. Chủ đầu tư được quyết định về việc phê duyệt đối với các bước thiết kế còn lại.