Việc tác động làm thay đổi hiện trạng của đường khu phố đòi hỏi phải có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan quản lý con đường đó. Do vậy, khi có nhu cầu sửa chữa đường khu phố, cá nhân hoặc tổ chức phải viết đơn yêu cầu sửa chữa.
Mục lục bài viết
1. Đơn yêu cầu sửa chữa đường phố là gì?
Đơn yêu cầu sửa chữa đường khu phố là văn bản do cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi đến chủ thể có thẩm quyền (thường là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn) nhằm yêu cầu chủ thể này xem xét sửa chữa đường do đường đã bị hư hỏng, không đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân nữa.
Đơn yêu cầu sửa chữa đường phố là văn bản bày tỏ nguyện vọng của cá nhân, cơ quan, tổ chức tới chủ thể có thẩm quyền, là căn cứ để chủ thể có thẩm quyền nắm bắt tình hình, xem xét chấp nhận yêu cầu hay không chấp nhận yêu cầu.
2. Mẫu đơn yêu cầu sửa chữa đường phố mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…, ngày … tháng … năm …
ĐƠN YÊU CẦU
SỬA CHỮA ĐƯỜNG KHU PHỐ
Kính gửi:
– Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)……………
– Ông…………. – Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)…………
– Căn cứ ….;
– Căn cứ tình trạng thực tế của khu vực.
Tên tôi là:………. Sinh ngày…. tháng…… năm……
Giấy CMND/thẻ CCCD số:……… Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp (tỉnh, TP):……
Địa chỉ thường trú:……
Chỗ ở hiện nay …………
Điện thoại liên hệ: ……
(Nếu là tổ chức thì trình bày như sau:
Công ty:………
Địa chỉ trụ sở chính:………
Giấy CNĐKDN số:………….. Do Sở Kế hoạch và đầu tư……….. cấp ngày…./……..
Số điện thoại:……… Số Fax:………….
Người đại diện theo pháp luật:……
Giấy CMND/thẻ CCCD số:……… Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp (tỉnh, TP):…………….
Chức vụ:…………
Địa chỉ thường trú :………
Điện thoại liên hệ: …………
Căn cứ đại diện:………..)
Tôi là dân cư khu vực………
Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc sau:
……………
(Bạn trình bày về hoàn cảnh và lý do dẫn đến việc bạn làm đơn, trong trường hợp của bạn, bạn trình bày về nguyên nhân dẫn đến việc bạn đưa ra đề nghị sửa chữa đường, lý do bạn đưa ra tùy thuộc vào thực tiễn trường hợp cụ thể của bạn, đó có thể là do đường khu vực bị hỏng, bị xuống cấp gây ảnh hưởng tới việc đi lại của người dân,…)
Do vậy, tôi làm đơn này để đề nghị Quý cơ quan xem xét lại tình trạng này và tổ chức sửa chữa đường phố trong thời gian sớm nhất để đảm bảo việc đi lại cho người dân khu phố.
Tôi xin cam đoan với Quý cơ quan những thông tin mà tôi đã nêu trên là đúng sự thật. Kính mong Quý cơ quan xem xét và chấp nhận đề nghị trên của tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Kèm theo đơn này, tôi xin gửi tới Quý cơ quan:…………………. (liệt kê số lượng, tình trạng văn bản, tài liệu, chứng cứ mà bạn gửi kèm, nếu có) để chứng minh tính chính xác của những thông tin mà mình đã nêu trên.
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn mẫu đơn yêu cầu sửa chữa đường phố chi tiết nhất:
Trong mẫu đơn trên, Luật Dương Gia sẽ hướng dẫn trong việc điền vào đơn với hai chủ thể chính là cá nhân hoặc tổ chức, cụ thể như sau:
Điểm chung trong quá trình viết đơn của cá hai chủ thể là: người viết đơn phải ghi địa danh, ngày tháng năm làm đơn, ví dụ: Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm …..
Ở phần kính gửi: người làm đơn viết người, cơ quan có thẩm quyền quản lý thông thường là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, nhưng có một số nơi sẽ là đoạn đường do Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên quản lý.
Ở phần căn cứ: có thể là một văn bản pháp luật nào đó của địa phương quy định về thẩm quyền giải quyết yêu cầu sửa chữa đường.
Để tiện cho việc liên lạc trong quá trình xử lý đơn, cá nhân và tổ chức phải để lại số điện thoại thường xuyên liên lạc, đối với doanh nghiệp có thể điền hotline của công ty.
-Đối với cá nhân: Người làm đơn ghi rõ các thông tin cá nhân của bản thân bao gồm họ và tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ thường trú theo giấy chứng minh nhân dân do cơ quan có thẩm quyền cấp; nơi ở hiện tại là nơi bạn đang sinh sống, và đó là nơi bạn ở có đường khu phố cần sửa chữa.
-Đối với tổ chức: người làm đơn ghi rõ các thông tin của tổ chức bao gồm tên công ty, địa chỉ trụ sở chính, số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ngày cấp, nơi cấp theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Phần người đại diện được viết theo giống như người làm đơn là cá nhân.
Người làm đơn ký và ghi rõ h tên, đối với tổ chức có thể dùng dấu của công ty.
Lưu ý: Đơn phải được viết trung thực, chặt chẽ, lý do thuyết phục về mặt nội dung, không tẩy xóa, trình bày gọn gàng về hình thức
4. Các vấn đề về sửa chữa đường khu phố:
– Sửa chữa định kỳ công trình đường bộ bao gồm sửa chữa hư hỏng hoặc thay thế bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình bị hư hỏng được thực hiện định kỳ theo quy định của quy trình bảo trì;
– Sửa chữa đột xuất công trình đường bộ được thực hiện khi bộ phận công trình, công trình bị hư hỏng do chịu tác động đột xuất như gió, bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy và những tác động đột xuất khác hoặc khi bộ phận công trình, công trình có biểu hiện xuống cấp ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, vận hành, khai thác công trình. Việc sửa chữa đột xuất do bão, lũ, lụt thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về phòng, chống, khắc phục hậu quả bão, lũ, lụt trong ngành đường bộ.
Các hành vi bị cấm đối với đường khu phố:
– Tháo, lắp hoặc các hành vi phá hoại công trình, các hạng mục, bộ phận của đường khu phố.
– Vi phạm hành lang an toàn đường khu phố.
– Vi phạm tải trọng, tốc độ khi tham gia giao thông trên đường khu phố.
– Vi phạm khổ giới hạn của đường khu phố.
– Sử dụng các bộ phân thuộc công trình đường khu phố, đất của được bộ và hành lang an toàn đường bộ trái quy định.
– Bàn giao đưa vào sử dụng đương khu phố mới đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hoặc mở rộng không bảo đảm tiêu chuẩn kỉ thuật chất lượng, không đảm bảo an toàn giao thông.
– Các hành vi vi phạm các quy định khác quy định của Luật Giao thông đường bộ,
Các nội dung sửa chữa có thể là:
– Phát hiện, sửa chữa nhỏ các hư hỏng, khuyết tật của nền, mặt đường để bảo đảm an toàn giao thông, bao gồm: Kiểm tra mặt đường; sửa chữa những vị trí mặt đường bị sình lún, ổ gà để bảo đảm mặt đường bằng phẳng , có dốc ngang thoát nước. Vật liệu dùng sửa chữa phụ thuộc vào kết cấu mặt đường hiện tại và khả năng thanh toán của Chủ quản lý sử dụng đường GTNT, trường hợp khó khăn về kinh phí được phép sử dụng đá thải, cấp phối sỏi, suối, cấp phối đồi, đất trộn vôi, xi măng để sửa chữa tạm.
Sửa chữa, đào, đắp bổ sung để khôi phục kích thước hình học và độ dốc thoát nước của nền đường khi bị xói, lở, lún, sụt;
Sửa chữa nhỏ các vị trí mái ta lụy có gia cố bị hư hỏng; Sửa chữa các vết rạn, nứt trên đường nhựa, đường bê tông xi măng.
Sửa chữa, thay thế các tấm nắp đậy rãnh, hố thăm, hố thu bị gãy, sập làm tắc hệ thống thoát nước và tiểm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông.
Nội dung sửa chữa định kỳ bao gồm,
Việc sửa chữa định kỳ không bao gồm sửa chữa nhỏ các hư hỏng được phát hiện trong quá trình tuần tra theo dõi, quan trắc, bảo dưỡng và các hoạt động quản lý đường; không bao gồm sửa chữa đột xuất do bão, lụt, sạt lở và các nguyên nhân khách quan, bất khả kháng khác.
Làm lại lớp mặt đường sau khi đến thời hạn phải làm lại, để khôi phục độ bằng phẳng, độ nhám, ngăn ngừa các vết nứt và khôi phục chất lượng mặt đường. Thời gian sửa chữa định kỳ phụ thuộc loại mặt đường, tiêu chuẩn kỹ thuật quy định và lưu lượng khai thác.
Sửa chữa định kỳ các hạng mục khác theo tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường xâm thực và tính chất vật liệu.
Sửa chữa những hư hỏng có nguy cơ làm ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, vận hành của công trình theo quy định của pháp luật.
Sửa chữa, khắc phục các hư hỏng, khiếm khuyết phát sinh không đủ điều kiện khắc phục ở bước tuần tra theo dõi, quan trắc, quản lý bảo dưỡng và kiểm tra kỹ thuật.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý đường khu phố:
-Thực hiện quyền, nghĩa vụ của Chủ quản lý đối với các đường khu phố được giao quản lý, khai thác và bảo trì;
– Hướng dẫn, hỗ trợ cộng đồng nhân dân quản lý, bảo trì đường khu phố được đầu tư xây dựng và quản lý, bảo trì bằng vốn của cộng đồng; định kỳ hoặc khi cần thiết thì tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng đường khu phố để bảo đảm an toàn khi khai thác sử dụng;
– Xử lý tình huống khi phát hiện hoặc khi được tổ chức, cá nhân báo cáo tình trạng mất an toàn của đường khu phố nằm trên địa bàn; báo cáo ngay Ủy ban nhân dân cấp huyện khi có sự cố, nguy cơ tai nạn hoặc tai nạn đối với đường khu phố trên địa bàn;
– Chỉ đạo các lực lượng trực thuộc và tổ chức cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra tai nạn giao thông, sự cố công trình;
– Định kỳ mỗi năm 01 lần hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền rà soát toàn bộ các công trình đường khu phố, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.
– Xây dựng kế hoạch bảo trì và vốn bảo trì đường thuộc phạm vi quản lý, thẩm định, phê duyệt hoặc trình Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định, phê duyệt theo quy định; tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì sau khi được duyệt.