Thông qua quá trình chia sẻ thông tin và thu thập ý kiến về thương hiệu và sản phẩm từ phía khách hàng tại hội thảo giúp doanh nghiệp thúc đẩy tiếp thị và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đơn xin tham dự hội thảo là gì?
Mục lục bài viết
1. Đơn xin tham dự hội thảo là gì?
Hội thảo là cuộc gặp mặt của một nhóm người có cùng một mối quan tâm chung tại một địa điểm và thời gian đã định trước để tranh luận về nội dung quan tâm.
Đơn xin tham dự hội thảo là mẫu đơn được soạn thảo bởi cá nhân, tổ chức nhằm mục đích xin tham dự hội thảo. Nôi dung mẫu đơn bao gồm những thông tin về tổ chức, cá nhân xin tham dự hội thảo, lý do muốn tham dự,..
Đơn xin tham dự hội thảo được viết khi tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham dự hội thảo. Đơn xin tham dự là một văn bản mang tính chất thông tin đến ban tổ chức hội thảo về nguyện vọng muốn tham dự hội thảo của người làm đơn. Người soạn thảo đơn cần ghi rõ lý do muốn tham dự họi hảo bởi đây sẽ là căn cứ giúp cho BTC hội thảo xem xét yêu cầu.
2. Mẫu đơn xin tham dự hội thảo mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———–
Hà Nội, ngày…tháng…năm……
ĐƠN XIN THAM DỰ HỘI THẢO
Kính gửi: – Ban lãnh đạo công ty….
– Ban quan lý dự thảo….
Tên tôi là: …. Ngày sinh:../…/…
Chức vụ:……
CMND/ CCCD:….. Ngày cấp:…/…./…. Nơi cấp:…
Hộ khẩu thường trú:……
Chỗ ở hiện nay:……
Điện thoại liên hệ:……
Theo tôi được biết sắp tới công ty tổ chức buổi hội thảo Kỹ năng mềm cho công nhân viên tại địa chỉ ….. Qua tìm hiểu, tôi thấy buổi hội thảo này rất bổ ích có sự tham gia của rất nhiều vị khách mời nổi tiếng, các nhà lãnh đạo giỏi từ các công ty đối tác đến diễn thuyết cũng như chia sẻ kinh nghiệm. Tôi nghĩ đây là cơ hội tốt để tôi có thể học hỏi kinh nghiệm và đóng góp vào công việc tại công một cách hiệu quả hơn.
Do vậy, tôi làm đơn này kính mong quý công ty ….. xem xét cho tôi được tham gia buổi hội thảo này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết mẫu đơn xin tham dự hội thảo mới nhất:
Mục “Họ và tên”: Ghi bằng chữ in hoa, đủ dấu;
Mục “Ngày, tháng, năm sinh”: Xác định theo ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số cho các tháng sinh là tháng 01 và tháng 02, 04 chữ số cho năm sinh
Chức vụ: Ghi rõ chức vụ bạn đang đảm nhiệm tại cơ quan nơi bạn công tác hiện tại
Mục “CMND số” và mục “Hộ chiếu số”: Ghi đầy đủ số CMND và số hộ chiếu (nếu có)
Mục “Giới tính”: Nếu giới tính Nam thì ghi là Nam, nếu giới tính Nữ thì ghi là Nữ;
Mục “Nơi sinh”: Ghi nơi sinh theo giấy khai sinh;
Mục “ Hộ khẩu thường trú”: Ghi quê quán theo giấy khai sinh.. Phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Trường hợp thay đổi hộ khẩu thường trú thì ghi theo địa chỉ thường trú đã thay đổi.
“Chỗ ở hiện nay”: Ghi theo địa chỉ nơi ở hiện tại ( ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
Trình bày vấn đề: Biết đến hội thảo thông qua kênh tin tức nào? Mục đích tham gia hội thảo? Bạn thuộc đối tượng khách hàng hay nhà đầu tư?…Chú ý phải ghi chi tiết nhất có thể nội dung mục này vì đây sẽ là căn cứ để BTC hội thảo có quyết định gửi vé mời cho bạn hay không
Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên
4. Tổ chức hội thảo mang lại những lợi ích gì?
Hội thảo tạo ra cơ hội gặp gỡ trực tiếp, giao lưu và đối thoại với đối tác nhằm đưa ra những thế mạnh của thương hiệu sản phẩm đến với khách hàng.
Hội thảo là một kênh quảng bá sản phẩm thiết thực nhất của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sẽ củng cố niềm tin khách hàng và nâng cao được hình ảnh thương hiệu, sản phẩm; xây dựng lòng trung thành đối với sản phẩm.
Thu hút vốn đầu tư: Thông qua việc tổ chức hội thảo doanh nghiệp có cơ hội gặp gỡ với những nhà đầu tư tiềm năng. Việc quảng bá những thế mạnh của sản phẩm tại hội thảo là cơ hội vàng để những doanh nghiệp thu hút vốn từ các nhà đầu tư.
5. Một số quy định về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam:
“Hội nghị, hội thảo quốc tế” là hội nghị, hội thảo có yếu tố nước ngoài, được tổ chức theo hình thức gặp gỡ trực tiếp trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc theo hình thức trực tuyến với ít nhất một đầu cầu thuộc lãnh thổ Việt Nam, bao gồm:
– Hội nghị, hội thảo do các cơ quan, tổ chức Việt Nam tổ chức có sự tham gia hoặc có nhận tài trợ của nước ngoài
– Hội nghị, hội thảo do các tổ chức nước ngoài tổ chức.
Thẩm quyền cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế
– Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế sau:
+ Hội nghị, hội thảo quốc tế có thành viên tham dự là người đứng đầu hoặc quan chức cấp Bộ trưởng hoặc tương đương trở lên của các nước, các vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế;
+ Hội nghị, hội thảo quốc tế có chủ đề, nội dung liên quan đến các vấn đề về chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng, dân tộc, tôn giáo, quyền con người hoặc thuộc phạm vi bí mật nhà nước theo quy định pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
– Người có thẩm quyền quyết định việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế của cơ quan, địa phương mình và cho phép các đơn vị tổ chức sau đây được tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế đối với trường hợp không thuộc quy định
+ Các cơ quan, đơn vị trực thuộc cơ quan của người có thẩm quyền
+ Các cơ quan, tổ chức Việt Nam và nước ngoài do cơ quan của người có thẩm quyền cho phép hoạt động
+ Đối với các hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, người có thẩm quyền là Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hoạt động của hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện theo danh sách do Bộ Nội vụ quy định.
Quy trình xin phép và tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Đơn vị tổ chức hội thảo gửi đầy đủ hồ sơ xin phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế cho cơ quan của người có thẩm quyền ít nhất 40 ngày đối với hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ và ít nhất 30 ngày đối với hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền quyết định của người có thẩm quyền.
Hồ sơ xin phép bao gồm:
–
– Đề án tổ chức theo Mẫu 01 kèm theo;
– Văn bản có ý kiến của các cơ quan liên quan trong trường hợp các quy định pháp luật khác có yêu cầu;
– Văn bản đồng ý chủ trương đăng cai tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Đơn vị tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế gửi hồ sơ đăng ký tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trách nhiệm của đơn vị được cấp phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế:
Sau khi được người có thẩm quyền cho phép, đơn vị tổ chức có trách nhiệm sau đây:
+ Tiến hành hội nghị, hội thảo quốc tế theo nội dung và đề án đã được phê duyệt; thực hiện đúng các quy định về tài chính hiện hành
+ Chịu trách nhiệm về nội dung các tài liệu, báo cáo, tham luận, tư liệu, số liệu liên quan phát hành trước, trong và sau hội nghị, hội thảo quốc tế và bảo đảm thực hiện quy định về bảo vệ bí mật nhà nước
+ Báo cáo cơ quan của người có thẩm quyền kết quả tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế trong thời gian 15 ngày kể từ khi kết thúc hội nghị, hội thảo quốc tế, đồng gửi cho Bộ Ngoại giao đối với các hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền cho phép của Thủ tướng Chính phủ để tổng hợp.
Bước 3: Quy trình thẩm định, cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế
Đối với hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền cho phép của Thủ tướng Chính phủ, người có thẩm quyền có trách nhiệm:
+ Lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao; Bộ Công an; các cơ quan, địa phương liên quan. Cơ quan, địa phương được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị;
+ Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định
+ Trả lời bằng văn bản cho đơn vị tổ chức, đồng gửi cho Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và các cơ quan, địa phương có liên quan để phối hợp quản lý.
Đối với các hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền cho phép của Thủ tướng Chính phủ, người có thẩm quyền có trách nhiệm sau đây:
+ Lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, địa phương liên quan. Cơ quan, địa phương được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị;
+ Trả lời bằng văn bản cho đơn vị tổ chức, đồng gửi cho các cơ quan, địa phương có liên quan để phối hợp quản lý.
Căn cứ pháp lý: Quyêt định 06/2020/QĐ-TTg quyết định về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.