Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ là gì? Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ tiếng Anh là gì? Cấu thành tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ? Hình phạt của tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ?
Quyền được bảo đảm về sức khỏe, thân thể là quyền cơ bản của con người được pháp luật thừa nhận. Trong Bộ luật Hình sự dành ra một chương quy định về các tội phạm xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của con người. Trong đó Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ được quy định tại Điều 137 của
1. Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ là gì?
Hành vi gây thương tích cho người khác được hiểu là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động lên thân thể của con người, làm cho con người có những thương tích nhất định lên các bộ phận cơ thể, để lại trạng thái bất thường.
Hành vi gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được hiểu là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động lên thân thể của con người làm cho sức khỏe của nạn nhân yếu đi không còn nguyên vẹn như trước mặc dù không để lại dấu vết trên thân thể họ hoặc làm mất chức năng hoạt động của một bộ phận cơ thể của nạn nhân làm giảm chức năng hoạt động của bộ phận đó.
Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ là tội phạm được quy định trong bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện xâm hại đến quyền được bảo vệ, không bị xâm phạm sức khỏe của người khác.
2. Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ tiếng Anh là gì?
Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ tiếng Anh là “Deliberate infliction of bodily harm by a law enforcement officer in performance of his/her official duties”
3. Cấu thành tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ
“Điều 137. Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ
1. Người nào trong khi thi hành công vụ dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên, mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31 % trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
3.1. Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội gây thương tích hoặc gây thiệt hại cho sức khỏe của người khác xâm phạm quyền được bảo vệ sức khỏe của con người thông qua sự tác động làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động, cụ thể nó gây ra tổn hại về sức khỏe của con người ở một dạng nhất định. Đối tượng tác động chính là sức khỏe con người.
3.2. Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Mặt khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ đó gồm: hành vi khách quan của tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ, hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành vi đó gây ra.
Hành vi khách quan của tội phạm này đó chính là hành vi “dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép”, tức người phạm tội thông qua dùng hành động mà có sức mạnh như dùng chân, tay đấm đá hoặc dùng phương tiện, công cụ khác,… tác động lên người khác mà trong những trường hợp này pháp luật không cho phép sử dụng vũ lực.
Vấn đề hậu quả nguy hiểm do hành vi phạm tội tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ đó chính là tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên. Cơ sở để đánh giá mức độ thương tật đó chính là kết quả giám định pháp y căn cứ vào bản tiêu chuẩn thương tật được Bộ Y tế, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành.
Giữa hành vi và hậu quả thương tích hoặc tổn thương khác phải có mối quan hệ nhân quả với nhau. Quan hệ nhận quả giữa hành vi và hậu quả gây thương tích hoặc tổn thương khác là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Khi đã xác định có hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe và có hậu quả thương tích hoặc hậu quả tổn thương khác, đòi hỏi phải xác định hậu quả này là do chính hành vi nguy hiểm gây ra.
3.3. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, bao gồm năng lực nhận thức, năng lực điều khiển hành vi theo đòi hỏi của xã hội và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm theo luật định.
Chủ thể của tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ là những người không mắc các bệnh về tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, thì Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:
“Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”
Như vậy, người đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự về Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ đó chính là người từ đủ 16 tuổi trở lên.
Một điều kiện nữa về chủ thể của Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ đó chính là chủ thể là người đang trong khi thi hành công vụ. Vậy hiểu thế nào là “người trong khi thi hành công vụ”? Hiện nay, trong hệ thống văn bản pháp luật thì tại
Như vậy, có thể hiểu người thi hành công vụ chính là người thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn nhất định do cơ quan nhà nước giao trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án. Những chủ thể này thực hiện hành vi phạm tội do hành vi trái pháp luật của nạn nhân đã khiến họ phải dùng vũ lực quá mức cho phép.
3.4. Mặt chủ quan của tội phạm
Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ được thực hiện với lỗi cố ý (trực tiếp hoặc gián tiếp). Tại Điều 10 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về lỗi cố ý như sau:
“Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.”
Như vật, người phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ khi thực hiện hành vi, nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả do hành vi mình thực hiện nhất định hoặc có thể gây ra thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác, nhưng mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả nạn nhân bị thương tích, bị tổn hại sức khỏe xảy ra.
4. Hình phạt của tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ
Tại Điều 137 quy định về hình phạt của tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ như sau:
– Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với trường hợp gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% (Khoản 1)
– Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe đối với 02 người trở lên, mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31 % trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ. (Khoản 2)
– Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. (Khoản 3)