Để được hưởng chính sách vào ở nội trú thì học sinh, sinh viên cần phải viết đơn xin ở nội trú dành cho học sinh, sinh viên gửi đến Ban giám hiệu Nhà trường để được vào ở nội trú. Vậy đơn xin ở nội trú dành cho học sinh, sinh viên là gì?
Mục lục bài viết
1. Đơn xin ở nội trú dành cho học sinh, sinh viên là gì?
Đơn xin ở nội trú dành cho học sinh, sinh viên là mẫu đơn do học sinh, sinh viên đủ điều kiện và thuộc diện được hưởng chính sách lập ra gửi đến Ban giám hiệu Nhà trường nơi mà học sinh, sinh viên đang theo học. Hình thức và nội dung của mẫu đơn xin ở nội trú dành cho học sinh, sinh viên phải đầy đủ và chính sách theo quy định của pháp luật.
Đơn xin ở nội trú dành cho học sinh, sinh viên là văn bản ghi chép lại những thông tin của học sinh sinh viên cùng đề nghị Ban giám hiệu Nhà trường tiếp nhận học sinh, sinh viên đủ điều kiện vào ở trong ký túc xá của trường.
2. Mẫu đơn xin ở nội trú dành cho học sinh, sinh viên:
TRƯỜNG……………
PHÒNG …………………..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN VÀO Ở NỘI TRÚ
Kính gửi: Ban Giám hiệu:…
Phòng …
Họ và tên: ……Nam (Nữ):…
Ngày tháng năm sinh: ….Nơi sinh:…
Quê quán: …….
Số CMND: …….. Ngày cấp: ……Nơi cấp: …….
Hộ khẩu thường trú:
Là SV Lớp: ….. Khoa (ngành):…………… Khoá: ……
Mã số HSSV (nếu có) :………Đối tượng ưu tiên (nếu có):
Điện thoại liên hệ: ….. Địa chỉ email: ……
Khi cần báo tin cho ……. điện thoại …………
Địa chỉ: ………
Đề nghị xem xét tiếp nhận tôi vào ở trong khu nội trú (ghi rõ khu cũ hay khu mới) …. của … tại số … kể từ ngày ….. Tôi chọn phương thức đóng phí nội trú (1 học kỳ hoặc 02 học kỳ) …
Tôi đã nghiên cứu và đồng ý cam kết thực hiện những quy định trong Nội quy khu nội trú………….. ban hành kèm theo Quyết định …ngày … và Quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú của Học viện ban hành kèm theo Quyết định số ………. ngày ……….
Tôi đề nghị với Phòng ……được ký hợp đồng ở nội trú. Tôi xin cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người HSSV nội trú theo quy định.
……… ngày …… tháng ….. năm ………
Ý KIẾN CỦA PHÒNG QUẢN TRỊ CƠ SỞ VẬT CHẤT
Người làm đơn
(ký ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn xin ở nội trú dành cho học sinh, sinh viên:
Phần kính gửi của đơn xin ở nội trú thì học sinh, sinh viên ghi cụ thể Ban giám hiệu Nhà trường nơi mình đang học tập và làm việc
Phần nội dung của đơn xin ở nội trú thì học sinh, sinh trước hết cần phải cung cấp thông tin cá nhân, bao gồm họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, dân tộc, thông tin về nơi học tập hiện tại, thông tin sơ lược về bố mẹ, nơi ở hiện tại và số điện thoại liên lạc. Tiếp theo học sinh, sinh viên cần trình bày nguyện vọng muốn xin vào học tại trường và cam kết tuân thủ mọi nội quy mà trường đề ra. Đơn xin vào học nội trú phải có xác nhận của phụ huynh, xác nhận của quản sinh và giáo viên chủ nhiệm nơi học sinh đang theo học.
4. Quy định về ở nội trú dành cho học sinh, sinh viên:
Khu nội trú: là nơi để học sinh, sinh viên tạm trú trong thời gian học tại trường, do nhà trường tổ chức quản lý.
Quy định về khu nội trú dành cho học sinh, sinh viên:
+ Khu nội trú phải có biển tên được đặt tại cổng chính, trên đó ghi rõ tên gọi và địa chỉ đầy đủ bằng tiếng Việt.
+ Khu nội trú phải có nội quy đặt ở nơi dễ quan sát; có phòng trực, văn phòng làm việc của Ban quản lý khu nội trú; có các phương tiện để phục vụ thông tin, phát thanh tuyên truyền cho học sinh, sinh viên trong khu nội trú.
+ Nhà, phòng ở, phòng sinh hoạt chung phải có biển tên nhà, số phòng, biển tên các phòng sinh hoạt chung.
+ Không được tổ chức hoạt động mê tín, dị đoan và các sinh hoạt tôn giáo dưới bất cứ hình thức nào trong khu nội trú.
+ Có khu trông, giữ các phương tiện giao thông của học sinh, sinh viên, bảo đảm an toàn, thuận tiện.
+ Có các loại hình dịch vụ và các điều kiện đảm bảo sinh hoạt của học sinh, sinh viên nội trú.
Khi tiếp nhận học sinh, sinh viên vào ở nội trú, trong trường hợp số người có nguyện vọng vào ở nội trú lớn hơn khả năng tiếp nhận của khu nội trú thì thứ tự ưu tiên theo đối tượng học sinh, sinh viên như sau:
1. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động, thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, học sinh, sinh viên khuyết tật.
2. Con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của người có công.
3. Học sinh, sinh viên có hộ khẩu thường trú tại vùng cao, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
4. Người có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số.
5. Con mồ côi cả cha và mẹ.
6. Học sinh, sinh viên là con hộ nghèo, cận nghèo theo quy định hiện hành của Nhà nước.
7. Học sinh, sinh viên là nữ.
8. Học sinh sinh viên có tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội sinh viên, khu nội trú hoặc các tổ chức xã hội tổ chức.
Quyền của học sinh, sinh viên nội trú:
1. Được tôn trọng và đối xử bình đẳng; được ở và sử dụng các trang thiết bị trong khu nội trú theo hợp đồng nội trú đã ký với nhà trường (hoặc Trưởng ban quản lý khu nội trú) để phục vụ học tập và sinh hoạt.
2. Được tham gia các hoạt động phục vụ đời sống văn hoá, tinh thần do nhà trường tổ chức trong khu nội trú.
3. Được đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường trong khu nội trú.
4. Được kiến nghị với Trưởng ban quản lý khu nội trú và nhà trường các giải pháp để góp phần xây dựng khu nội trú văn minh, sạch đẹp, an toàn; được đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên trưởng ban quản lý khu nội trú của nhà trường giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của HSSV trong khu nội trú.
Nghĩa vụ của học sinh, sinh viên nội trú:
1. Thực hiện đăng ký tạm trú theo đúng quy định của Luật Cư trú hiện hành. Nếu vắng mặt tại khu nội trú quá 1 ngày phải báo với Ban quản lý khu nội trú.
2. Chấp hành các quy định của khu nội trú về việc tiếp khách trong phòng ở, giờ tự học, tổ chức các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, không gây ảnh hưởng đến việc học tập, sinh hoạt của HSSV khác trong phòng ở và khu nội trú. Đoàn kết thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa trong khu nội trú.
3. Tiết kiệm điện, nước, phòng chống cháy nổ, có ý thức giữ gìn và bảo vệ tài sản chung trong khu nội trú.
4. Nộp đủ và đúng hạn phí nội trú theo quy định trong hợp đồng.
5. Nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản của khu nội trú phải bồi thường theo quy định của Ban quản lý khu nội trú.
6. Phản ánh kịp thời các vụ việc xảy ra trong khu nội trú liên quan đến HSSV vi phạm nội quy, quy chế và các đề xuất, kiến nghị chính đáng với Ban quản lý khu nội trú.
7. Tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, các hoạt động khác do nhà trường hoặc Ban quản lý khu nội trú tổ chức; tích cực tham gia xây dựng khu nội trú văn minh, sạch đẹp, an toàn.
Đặc biệt khi vào ở nội trú thì học sinh sinh viên cần phải tránh những hành vi sau đây:
+ Học sinh, sinh viên không được cải tạo phòng, thay đổi hoặc tự ý di chuyển trang thiết bị trong phòng ở; gây mất trật tự, an ninh, vệ sinh môi trường; viết vẽ, che chắn làm mất mỹ quan trong phòng ở và khu sinh hoạt chung của khu nội trú.
+ Chuyển nhượng hoặc cho thuê lại hợp đồng ở nội trú đã ký với nhà trường hoặc Ban quản lý khu nội trú.
+ Không được tự ý đưa người lạ vào phòng ở của khu nội trú khi chưa được phép của Ban quản lý khu nội trú.
+ Sản xuất, tàng trữ, sử dụng, buôn bán, vận chuyển, phát tán các loại vũ khí, chất gây cháy, gây nổ, hóa chất độc hại, ma túy và các chế phẩm của ma túy, các tài liệu, ấn phẩm, phim ảnh, thông tin phản động, đồi trụy và các tài liệu cấm khác theo quy định của Nhà nước; tổ chức hoặc tham gia đánh bạc, mại dâm dưới mọi hình thức.
+ Truyền bá các hoạt động mê tín dị đoan, các hoạt động tôn giáo và các hành vi bị cấm khác trong khu nội trú.
Như vậy, Ban quản lý khu nội trú và Ban giám hiệu Nhà trường cần phải giám sát, quản lý học sinh, sinh viên khi ở nội trú để tránh những hành vi xấu làm ảnh hưởng đến nội quy của khu nội trú, các học sinh, sinh viên còn lại cũng như các học sinh, sinh viên không ở nội trú. Đồng thời Ban quản lý khu nội trú và ban giám hiệu Nhà trường cùng cần đề xuất những hình thức xử phạt nếu học sinh, sinh viên thực hiện những hành vi ở khu nội trú hay khuôn viên của Trường.