Đất rừng là một trong những loại đất chiếm ¾ diện tích đất cả nước và có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế, môi trường, lẫn chính trị. Những người dân không có đất canh tác muốn xin đất rừng để sản xuất cần có đơn xin.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin giao đất rừng là gì?
Mẫu đơn xin giao đất có rừng là mẫu văn bản về việc tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đồng ý giao đất có rừng. Mẫu đơn nêu rõ thông tin tên cộng đồng dân cư, địa điểm khu đất giao, diện tích khu đất…
Mẫu đơn xin giao đất có rừng là mẫu văn bản thể hiện nguyện vong của người dân gửi tới cơ quan có thẩm quyền xin giao đất rừng để sản xuất và là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền giao đất rừng cho người dân.
2. Mẫu đơn xin giao đất rừng mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————–
ĐƠN XIN GIAO ĐẤT CÓ RỪNG
(Dùng cho cộng đồng dân cư)
Kính gửi: – Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) …
– Ủy ban nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) …
Tên cộng đồng dân cư (viết chữ in hoa)* …
Địa chỉ: …
Họ tên người đại diện (viết chữ in hoa): …
Địa chỉ liên hệ … Điện thoại: …
Địa điểm khu đất có rừng xin giao: …
Diện tích xin giao (m2): …
Cam kết sử dụng đất đúng mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp luật về đất đai.
…, ngày … tháng … năm…
NGƯỜI ĐẠI DIỆN
(Ký và ghi rõ họ, tên)
XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG, THỊ TRẤN)…
1.Về nhu cầu của cộng đồng dân cư xin giao đất: …
…
…
2.Về khả năng quỹ đất để giao: …
…
…
…, ngày … tháng … năm……
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin giao đất rừng mới nhất:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ;
– Tên đơn;
– Phần kính gửi:
+ Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) …
+ Ủy ban nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) …
– Thông tin cộng đồng dân cư:
Tên cộng đồng dân cư (viết chữ in hoa)* …
Địa chỉ: …
Họ tên người đại diện (viết chữ in hoa): …
Địa chỉ liên hệ … Điện thoại: …
– Địa điểm khu đất có rừng xin giao: …
– Diện tích xin giao (m2): …
Ghi “Cộng đồng dân cư”, sau đó ghi tên của cộng đồng dân cư theo điểm dân cư nông thôn gồm thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và các điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán.
4. Hướng dẫn thủ tục xin giao đất rừng:
Trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng thống nhất, đồng bộ với giao đất, cho thuê đất được quy định tại Điều 36 Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp, cụ thể như sau:
Trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng thống nhất, đồng bộ với giao đất, cho thuê đất thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định sau:
– Mẫu đề nghị giao đất, giao rừng, cho thuê đất, cho thuê rừng áp dụng theo Mẫu số 02 đối với tổ chức, Mẫu số 03 đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, Phụ lục II kèm theo Nghị định này.
– Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận và trả hồ sơ có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp có ý kiến về nội dung đề nghị giao rừng, cho thuê rừng. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp có ý kiến bằng văn bản gửi cơ quan Tài nguyên và Môi trường cùng cấp.
– Quyết định về giao đất, giao rừng, cho thuê đất, cho thuê rừng áp dụng theo mẫu quy định tại Nghị định này:
+ Quyết định về giao đất, giao rừng cho tổ chức theo Mẫu số 04 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;
+ Quyết định về việc cho thuê đất, cho thuê rừng đối với tổ chức theo Mẫu số 05 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;
+ Quyết định về giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư theo Mẫu số 06 Phụ lục II kèm theo Nghị định này;
+ Quyết định về cho thuê đất, cho thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân theo Mẫu số 07 Phụ lục II kèm theo Nghị định này.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày quyết định cho thuê đất, thuê rừng được ban hành, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký Hợp đồng cho thuê rừng đối với trường hợp cho tổ chức thuê rừng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Hợp đồng cho thuê rừng đối với trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê rừng theo Mẫu số 08 Phụ lục II kèm theo Nghị định này.
5. Một số quy định của Luật về đất rừng:
Theo quy định của Luật Đất đai 2013, hiện nay có 3 loại đất rừng được xếp vào nhóm đất nông nghiệp, bao gồm:
– Đất rừng sản xuất;
– Đất rừng phòng hộ;
– Đất rừng đặc dụng.
Mục đích sử dụng các loại rừng
Rừng sản xuất: được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản, đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái.
Rừng phòng hộ: được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Rừng đặc dụng: được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, nguồn gen thực vật, động vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, di lịch.
Chế độ sử dụng đất rừng
Hiện nay, quy địnhpháp luật về chế độ sử dụng đất rừng như sau:
Đất rừng sản xuất
Rừng sản xuất bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng.
Đối với rừng tự nhiên
Theo quy định tại Khoản 33 Điều 2
Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sinh sống trong khu vực rừng sản xuất là rừng tự nhiên nơi chưa có tổ chức quản lý rừng mà có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng thì được Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên không thu tiền sử dụng đất để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp khai thác các lợi ích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Đối với rừng trồng
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 135 Luật Đất đai 2013 thì Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định sau đây:
– Giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hạn mức quy định là không quá 30 hecta để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Đối với diện tích đất rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất;
– Cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng;
– Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất trong các trường hợp trên thì được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm.
Đất rừng phòng hộ
Theo quy định tại Điều 137 Luật Đất đai 2013, việc sử dụng đất rừng phòng hộ được quy định như sau:
– Nhà nước giao đất rừng phòng hộ cho tổ chức quản lý rừng phòng hộ để quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Lưu ý:
Tổ chức quản lý rừng phòng hộ giao khoán đất rừng phòng hộ cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để bảo vệ, phát triển rừng; Ủy ban nhân dân cấp huyện giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đó sử dụng.
– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng và đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ mà chưa có tổ chức quản lý và khu vực quy hoạch trồng rừng phòng hộ thì được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng phòng hộ thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.
Đất rừng đặc dụng
Căn cứ Điều 138 Luật Đất đai 2013, việc sử dụng đất rừng đặc dụng được quy định như sau:
– Nhà nước giao đất rừng đặc dụng cho tổ chức quản lý rừng đặc dụng để quản lý, bảo vệ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Lưu ý:
+ Tổ chức quản lý rừng đặc dụng giao khoán ngắn hạn đất rừng đặc dụng trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt cho hộ gia đình, cá nhân chưa có điều kiện chuyển ra khỏi khu vực đó để bảo vệ rừng.
+ Tổ chức quản lý rừng đặc dụng giao khoán đất rừng đặc dụng thuộc phân khu phục hồi sinh thái cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống ổn định tại khu vực đó để bảo vệ và phát triển rừng.
– Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất vùng đệm của rừng đặc dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về lâm nghiệp hoặc kết hợp quốc phòng, an ninh theo quy hoạch phát triển rừng của vùng đệm và được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng đặc dụng thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.
Trên đây là mẫu đơn mới nhất và trình tự thủ tục chi tết nhất về việc xin giao đất rừng