Căn cứ quyết định hình phạt là gì? Căn cứ quyết định hình phạt dựa vào các quy định của Bộ luật hình sự? Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội? Căn cứ vào nhân thân người phạm tội? Căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự?
Đối với mỗi hành vi phạm tội vi phạm pháp luật hình sự thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi phạm tội của mình. Trách nhiệm hình sự của người phạm tội được thể hiện trong các bản án, quyết định của
Mục lục bài viết
- 1 1. Căn cứ quyết định hình phạt là gì?
- 2 3. Căn cứ quyết định hình phạt dựa vào các quy định của Bộ luật hình sự:
- 3 3. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội:
- 4 4. Căn cứ vào nhân thân người phạm tội:
- 5 5. Căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự:
1. Căn cứ quyết định hình phạt là gì?
Quyết định hình phạt được đặt ra đối với những trường hợp người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự và bị áp dụng hình phạt. Đối với hình phạt chính, đa số hình phạt quy định cho các tội phạm là chế tài lựa chọn. Nếu trong khung hình phạt có nhiều loại hình phạt khác nhau thì quyết định hình phạt là việc lựa chọn một hình phạt cụ thể trong các hình phạt chính đó và xác định mức hình phạt cụ thể trong phạm vi cho phép để áp dụng đối với người phạm tội. Hoạt động quyết định hình phạt là hoạt động thực tiễn của Tòa án, có Hội đồng xét xử được thực hiện sau khi đã xác định xong tội danh. Việc quyết định hình phạt do Tòa án thực hiện trên cơ sở quy định của Bộ luật Hình sự, nội dung của quyết định hình phạt có thể là miễn trách nhiệm hình sự, có thể là miễn hình phạt nếu Tòa án quyết định áp dụng hình phạt thì quyết định hình phạt bao gồm xác định khung hình phạt và hình phạt cụ thể cho bị cáo.
Bên cạnh các nguyên tắc chỉ đạo để quyết định hình phạt thì pháp luật hình sự còn quy định về các căn cứ quyết định hình phạt. Các căn cứ quyết định hình phạt là những cơ sở pháp lý được quy định trong Bộ luật hình sự mà Tòa án buộc phải tuân thủ khi quyết định hình phạt cho người phạm tội nhằm đảm bảo hình phạt đã tuyên đạt được mục đích của hình phạt.
Việc quy định các căn cứ quyết định hình phạt trong Bộ luật Hình sự có ý nghĩa quan trọng, nó chính là cơ sở pháp lý mà Tòa án dựa vào đó để quyết định hình phạt tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
Tại
“Điều 50. Căn cứ quyết định hình phạt
1. Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
2. Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội.
Theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành, thì các căn cứ quyết định hình phạt bao gồm: Các quy định của Bộ luật Hình sự; tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự.”
3. Căn cứ quyết định hình phạt dựa vào các quy định của Bộ luật hình sự:
Khi quyết định hình phạt, Tòa án trước tiên phải dựa vào “các quy định của Bộ luật Hình sự”. Tòa án căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự để lựa chọn loại và mức hình phạt cụ thể áp dụng cho người phạm tội. Những quy định của Bộ luật Hình sự liên quan đến quyết định hình phạt bao gồm:
– Những quy định về từng loại hình phạt. Đó là những quy định về hệ thống hình phạt,; những quy định về nội dung, phạm vi, điều kiện áp dụng hình phạt. Đây chính là những quy định để xây dựng nên các quy định về quyết định hình phạt, các khung hình phạt chính, hình phạt bổ sung áp dụng cho các tội phạm cụ thể.
– Những quy định về quyết định hình phạt bao gồm các quy định về nguyên tắc xử lý, mục đích hình phạt, căn cứ quyết định hình phạt, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, quyết định hình phạt trong trường hợp nhẹ hơn quy định của bộ luật, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự,…. Đây là những cơ sở pháp lý để Tòa án quyết định hình phạt chính xác đối với người phạm tội trong từng trường hợp cụ thể.
– Quy định Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự về khung hình phạt chính của các tội phạm, đây chính là căn cứ để Tòa án lựa chọn loại và xác định mức hình phạt cụ thể áp dụng đối với người phạm tội.
3. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội:
Để đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, thì tòa án phải dựa vào:
– Tính chất và mức độ hậu quả đã gây ra hoặc đe dọa gây ra: khi tính chất và mức độ hậu quả đã gây ra hoặc đe dọa gây ra càng cao thì mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội càng lớn. Tính chất và mức độ của hậu quả được xác định bởi tính chất và mức độ biến đổi của đối tượng tác động của tội phạm như ở các tội xâm phạm sức khỏe hoặc bởi những đặc điểm của chính đối tượng tác động đã bị hành vi nguy hiểm cho xã hội làm biến đối tình trạng như ở các tội có tính chất chiếm đoạt.
– Mức độ lỗi: về mức độ quyết tâm phạm tội mức độ quyết tâm phạm tội càng cao thì mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi càng lớn. Thông thường, thể hiện ở dạng như mặc dù có khó khăn trở ngại lớn nhưng vẫn cố gắng khắc phục trở ngại để thực hiện tội phạm đến cùng, cố gắng thực hiện hành vi phạm tội trong thời gian dài. Đối với lỗi cố ý và vô ý vì quá tự tin, cần phải xem xét mức độ nhận thức của người phạm tội về hành vi đã thực hiện. Đối với lỗi vô ý vì cẩu thả, cần phải xem xét xem chủ thể đã nhận thức được hành vi vi phạm của mình hay chưa.
Tính chất của động cơ phạm tội, cần xem xét yếu tố này vì tính chất của động cơ phạm tội có ảnh hưởng đến mức độ lỗi dẫn đến ảnh hướng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
Tính chất của hành vi phạm tội thông qua đánh giá về phương pháp, thủ đoạn phạm tội, công cụ phương tiện phạm tội… Phương pháp, thủ đoạn phạm tội là cách thức thực hiện hành vi phạm tội. Phương pháp, thủ đoạn phạm tội càng tinh vi, xảo quyệt thì mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội càng lớn. Phương tiện phạm tội là đối tượng được chủ thể của tội phạm sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội của mình, công cụ phạm tội là dạng cụ thể của phương tiện phạm tội. Phương tiện phạm tội càng lớn thì mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội càng lớn.
Hoàn cảnh phạm tội là tính tiết để Tòa án đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.
4. Căn cứ vào nhân thân người phạm tội:
Cần xem xét đến yếu tố nhân thân người phạm tội gì nhân thân người phạm tội phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, phản ánh khả năng cải tạo, giáo dục của người phạm tội và hoàn cảnh của người phạm tội. Khi xem xét về nhân thân của người phạm tội thì cần xem xét đến:
– Những tình tiết về nhân thân người phạm tội phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội như phạm tội lần đầu, tái phạm, tái phạm nguy hiểm,…
– Những tình tiết về nhân thân người phạm tội phản ánh khả năng cải tạo, giao dục của người phạm tội như thái độ ăn năn, hối cải, …
– Những tình tiết về nhân thân người phạm tội phản ánh hoàn cảnh của họ như người phạm tội thuộc dân tộc ít người, là thương binh,….
Nhân thân người phạm tội là căn cứ để Tòa án quyết định hình phạt có thể dựa vào đó để cụ thể hóa được loại, mức hình phạt cụ thể trong khung hình phạt cho phép. Vì giữa hành vi phạm tội đã được thực hiện và con người phạm tội luôn có mối quan hệ với nhau.
5. Căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự:
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết được quy định trong Bộ luật Hình sự hoặc do Tòa án tự xác định hoặc xác định dựa trên hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền, các tình tiết giảm nhẹ có trách nhiệm phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, khả năng cải tạo giáo dục của người phạm tội cũng như hoàn cảnh đặc biệt của họ. Những tình tiết này có ý nghĩa làm giảm, hoặc tăng mức độ trách nhiệm hình sự của người phạm tội.
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng luật hình sự. Đây chính là căn cứ để Tòa án đánh giá đúng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội.
Cần xem xét đến các tình tiết sau:
– Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội như: phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc thiệt hại không lớn; phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra; phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình gây ra; phạm tội vì bị người khác đe dọa, cưỡng bức; phạm tội do lạc hậu; phạm tội
– Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phản ánh khả năng cải tạo, giáo dục của người phạm tội, người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm; người phạm tội đã tự nguyện sửa chữa bồi thường thiệt hại; người phạm tội tự thú; người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm; người phạm tội đã lập công chuộc tội; người phạm tội đã có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, công tác
– Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của người phạm tội bao gồm người phạm tội là phụ nữ có thai, người già.
– Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự gồm các tình tiết ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, phản ánh khả năng giáo dục,…..
Bên cạnh các căn cứ quyết định hình phạt chính, thì đối với các quyết định hình phạt tiền, thì cần phải căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội.