Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ, người nghiên cứu luận văn muốn thay đổi thực hiện luận văn thạc sĩ vì thấy nó không còn phù hợp và muốn chuyển qua một nghiên cứu mới, hay đơn giản là muốn đổi tên đề tài...thì cần phải làm gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị thay đổi thực hiện luận văn thạc sĩ là gì?
Mẫu đơn đề nghị thay đổi thực hiện luận văn thạc sĩ là mẫu đơn với các thông tin cần thay đổi luận văn thạc sĩ với một lí do cần thay đổi nào đó của người tiến hành thực hiện luận văn thạc sĩ
Mẫu đơn đề nghị thay đổi thực hiện luận văn thạc sĩ để gửi lên để các phòng ban quản lý xem xét đề nghị thay đổi thực hiện luận văn, học viên cần ghi rõ nguyện vọng muốn thay đổi một trong các phần sau: điều chỉnh tên đề tài, thay đổi cán bộ hướng dẫn hay gia hạn thời gian thực hiện luận văn. Trong phần nội dung chính, học viên cần điền đầy đủ thông tin cá nhân như họ tên, mã số học viên, chuyên ngành đào tạo, khóa học cùng với lý do muốn thay đổi thực hiện luận văn.
2. Mẫu đơn đề nghị thay đổi thực hiện luận văn thạc sĩ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–
………., ngày…tháng…năm…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI THỰC HIỆN LUẬN VĂN
Điều chỉnh tên đề tài/ Thay đổi Cán Bộ hướng dẫn/ Gia hạn thời gian thực hiện LV
Họ tên học viên:….. MSHV:……….
Ngày sinh:…. Nơi sinh:…………
Chuyên ngành:……. Khóa:……..
Yêu cầu:……
Giải trình lý do:…………..
Phòng QLKH – ĐTSĐH
Khoa quản lý chuyên ngành
Cán Bộ hướng dẫn
Học viên
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dân làm đơn:
– Ghi các nội dung đầy đủ
– Họ tên, ngày sinh, ngành, MSHV cần ghi chính xác
– nêu và trình bày lí do muốn thay đổi thực hiện Luận văn thạc sĩ
– Nêu rõ phần cần thay đổi là gì?
– xin ý kiến của khoa quản lý chuyên ngành, cán bộ hướng dẫn, phòng QLKH đào tạo sau đại học
4. Các thông tin liên quan:
4.1. Hướng dẫn luận văn:
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT quy định hướng dẫn luận văn như sau:
1. Học viên theo học chương trình định hướng nghiên cứu phải thực hiện một đề tài nghiên cứu có khối lượng từ 12 đến 15 tín chỉ, kết quả được thể hiện bằng luận văn. Học viên thực hiện luận văn trong thời gian ít nhất 06 tháng.
2. Luận văn là một báo cáo khoa học, tổng hợp các kết quả nghiên cứu chính của học viên, đáp ứng các yêu cầu sau:
– Có đóng góp về lý luận, học thuật hoặc phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo; thể hiện năng lực nghiên cứu của học viên;
– Phù hợp với các chuẩn mực về văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của người Việt Nam;
– Tuân thủ quy định của cơ sở đào tạo về liêm chính học thuật và các quy định hiện hành của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
3. Mỗi học viên có một hoặc hai người hướng dẫn luận văn, trong đó phải có một người là giảng viên cơ hữu của cơ sở đào tạo. Tại một thời điểm, một người hướng dẫn độc lập không quá 05 học viên (tính cả số học viên thực hiện học phần tốt nghiệp của chương trình định hướng ứng dụng); trường hợp đồng hướng dẫn 02 học viên được tính tương đương hướng dẫn độc lập 01 học viên.
4. Tiêu chuẩn của người hướng dẫn luận văn:
– Có trình độ tiến sĩ chuyên môn phù hợp với ngành đào tạo và đề tài luận văn của học viên;
– Có năng lực ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện nghiên cứu và trao đổi khoa học quốc tế;
– Có kết quả nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài luận văn trong thời gian 05 năm tính đến thời điểm được giao hướng dẫn;
– Đáp ứng những yêu cầu khác theo chuẩn chương trình đào tạo của ngành, lĩnh vực đào tạo và quy định của cơ sở đào tạo.
5. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định chi tiết về:
– Tiêu chuẩn, trách nhiệm và quyền hạn của người hướng dẫn;
– Việc giao đề tài và người hướng dẫn luận văn; thay đổi đề tài, người hướng dẫn; thời gian thực hiện luận văn;
– Yêu cầu về nội dung chuyên môn, cấu trúc, hình thức và bảo đảm liêm chính học thuật đối với luận văn.
4.2. Đánh giá luận văn:
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT quy định đánh giá luận văn như sau:
1. Luận văn được tổ chức đánh giá bằng hình thức bảo vệ trước hội đồng. Buổi bảo vệ được tổ chức công khai trừ những đề tài thuộc các lĩnh vực cần bảo mật thực hiện theo quy định của Nhà nước.
2. Hội đồng đánh giá luận văn bảo đảm các yêu cầu sau:
– Hội đồng có ít nhất 05 thành viên, bao gồm chủ tịch, thư ký, 02 ủy viên phản biện và các ủy viên khác; trong đó ít nhất 01 ủy viên phản biện là người ngoài cơ sở đào tạo;
– Tiêu chuẩn các thành viên hội đồng phải đáp ứng tiêu chuẩn như người hướng dẫn luận văn quy định tại khoản 4 Điều 8 Quy chế này; trong đó chủ tịch phải là giảng viên cơ hữu hoặc nghiên cứu viên cơ hữu của cơ sở đào tạo;
– Người hướng dẫn có thể tham gia hội đồng với tư cách là ủy viên nhưng không được cho điểm đánh giá; cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con, anh, chị, em ruột của học viên không tham gia hội đồng.
3. Điều kiện để học viên được bảo vệ luận văn:
– Đã hoàn thành tất cả các học phần của chương trình đào tạo;
– Đã nộp luận văn, được người hướng dẫn đồng ý cho bảo vệ;
– Đã hoàn thành các yêu cầu khác theo quy định của cơ sở đào tạo.
4. Buổi bảo vệ luận văn được tổ chức khi ít nhất 2 phần 3 tổng số thành viên hội đồng đánh giá có mặt, trong đó có chủ tịch, thư ký và ít nhất 01 ủy viên phản biện. Hình thức bảo vệ trực tuyến có thể được thực hiện khi có sự đồng thuận của các thành viên hội đồng và học viên; toàn bộ diễn biến của buổi bảo vệ trực tuyến được ghi hình, ghi âm và lưu trữ tại cơ sở đào tạo.
5. Điểm luận văn là trung bình cộng điểm chấm của các thành viên hội đồng có mặt trong buổi đánh giá luận văn theo thang điểm 10; được xếp loại đạt khi lớn hơn hoặc bằng 5,5 điểm.
6. Trong trường hợp luận văn không đạt yêu cầu, học viên được chỉnh sửa, bổ sung luận văn để được đánh giá lần thứ hai trong thời hạn 03 tháng tính từ ngày họp hội đồng đánh giá lần thứ nhất; không tổ chức đánh giá luận văn lần thứ ba.
7. Sau khi bảo vệ thành công, toàn văn luận văn (đã được chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu của hội đồng nếu có) phải được nộp và lưu trữ tại thư viện của cơ sở đào tạo; được công bố trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo trong thời gian ít nhất 30 ngày, trừ một số đề tài thuộc các lĩnh vực cần bảo mật thực hiện theo quy định của Nhà nước.
8. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định chi tiết về tiêu chí và quy trình đánh giá luận văn; các quy định khác liên quan đến đánh giá luận văn.
4.3. Thẩm định luận văn:
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT quy định thẩm định luận văn như sau:
– Khi có phản ánh, khiếu nại, tố cáo hoặc trong những trường hợp khác theo yêu cầu quản lý, cơ sở đào tạo quyết định việc tổ chức thẩm định chất lượng luận văn.
– Hội đồng thẩm định luận văn có thành phần, tiêu chuẩn như hội đồng đánh giá luận văn; các thành viên hội đồng đánh giá luận văn không tham gia hội đồng thẩm định.
– Quy chế của cơ sở đào tạo quy định chi tiết về việc thành lập hội đồng thẩm định luận văn; quy trình họp hội đồng và xử lý kết quả thẩm định luận văn.
4.4. Công nhận tốt nghiệp và cấp bằng thạc sĩ:
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT quy định Công nhận tốt nghiệp và cấp bằng thạc sĩ như sau:
1. Điều kiện để học viên được công nhận tốt nghiệp:
– Đã hoàn thành các học phần của chương trình đào tạo và bảo vệ luận văn, đề án đạt yêu cầu;
– Có trình độ ngoại ngữ đạt yêu cầu theo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo trước thời điểm xét tốt nghiệp; được minh chứng bằng một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định tại Phụ lục của Quy chế này hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài, hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành khác mà chương trình được thực hiện hoàn toàn bằng ngôn ngữ nước ngoài;
– Hoàn thành các trách nhiệm theo quy định của cơ sở đào tạo; không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và không trong thời gian bị kỷ luật, đình chỉ học tập.
2. Cơ sở đào tạo tổ chức xét và ra quyết định công nhận tốt nghiệp trong thời hạn 02 tháng tính từ ngày học viên bảo vệ thành công luận văn, đề án; tối đa thêm 03 tháng trong trường hợp phải tổ chức thẩm định luận văn, đề án.
3. Cơ sở đào tạo cấp bằng thạc sĩ cho học viên trong thời hạn 01 tháng tính từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp.
4. Nội dung ghi trên văn bằng và phụ lục văn bằng thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó phụ lục văn bằng ghi rõ chương trình định hướng nghiên cứu hoặc định hướng ứng dụng.
5. Đối với các học viên không đủ điều kiện tốt nghiệp theo thời gian học tập quy định tại khoản 2 Điều 3 Quy chế này, hiệu trưởng hoặc giám đốc cơ sở đào tạo (sau đây gọi chung là hiệu trưởng) cấp chứng nhận kết quả các học phần học viên đã tích lũy trong chương trình đào tạo.
6. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định chi tiết về cách tính điểm trung bình toàn khóa, quy trình xét và công nhận tốt nghiệp; việc bảo lưu, cấp giấy công nhận kết quả học tập đã tích lũy đối với học viên chưa hoàn thành các điều kiện tốt nghiệp.