Trong quá trình kiểm soát chất lượng sản phẩm, việc xử lý kết quả phân tích mẫu kiểm soát chất lượng là vô cùng quan trọng để từ đó nhà sản xuất đứa ra những biện pháp phù hợp và chính xác.
Mục lục bài viết
- 1 1. Biên bản xử lý kết quả phân tích mẫu kiểm soát chất lượng là gì?
- 2 2. Mẫu biên bản xử lý kết quả phân tích mẫu kiểm soát chất lượng:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản xử lý kết quả phân tích mẫu kiểm soát chất lượng:
- 4 4. Một số lợi ích của doanh nghiệp khi thực hiện nghiêm túc quy trình kiểm soát chất lượng:
- 5 5. Quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm:
- 6 6. Một số phương pháp quản lý chất lượng:
1. Biên bản xử lý kết quả phân tích mẫu kiểm soát chất lượng là gì?
Công việc kiểm soát chất lượng thường sẽ diễn ra song song với các khâu trong quy trình sản xuất. Mục đích nhằm tối đa hóa chất lượng của sản phẩm, đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng và tăng độ tin cậy với thương hiệu của bạn. Biên bản xử lý kết quả phân tích mẫu kiểm soát chất lượng là mẫu biên bản được sử dụng trong quy trình giám sát chất lượng sản phẩm.
Mẫu biên bản xử lý kết quả phân tích mẫu kiểm soát chất lượng không đạt yêu cầu là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc xử lý kết quả phân tích mẫu kiểm soát chất lượng. Mẫu nêu rõ thời gian địa điểm lập biên bản, nội dung biên bản, nội dung thảo luận và kết quả xử lý…
2. Mẫu biên bản xử lý kết quả phân tích mẫu kiểm soát chất lượng:
ĐƠN VỊ…..
——-
Số: …./BB-TTPTTN-ĐC…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…(1)…., ngày … tháng … năm …..
BIÊN BẢN
Xử lý kết quả phân tích mẫu kiểm soát chất lượng không đạt yêu cầu
1. Thời gian: …… giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm ……
– Địa điểm tại: ……
– Nội dung: …….(2)
2. Thành phần dự:
– Đại diện đơn vị gửi mẫu ……
– Đại diện phòng thí nghiệm …….
3. Nội dung thảo luận:
– ……(3)…
4. Kết quả xử lý
– ……(4) …
ĐẠI DIỆN BÊN GỬI MẪU
(ký tên)
Họ và tên
ĐẠI DIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM
(ký tên, đóng dấu)
Họ và tên
Nơi nhận:
Chú giải:
(1) Ghi địa điểm lập biên bản
(2) Ghi nội dung hai bên thảo luận, xem xét các kết quả phân tích không được chấp nhận (số hiệu mẫu, số phiếu phân tích, kết quả phân tích)
(3) Thống nhất tìm nguyên nhân gây sai số
(4) Ghi ý kiến xử lý. Hủy kết quả phân tích hoặc phân tích lại, phân tích bổ sung
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản xử lý kết quả phân tích mẫu kiểm soát chất lượng:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Ngày, tháng, năm cụ thể lập biên bản.
+ Tên biên bản cụ thể là biên bản xử lý kết quả phân tích mẫu kiểm soát chất lượng không đạt yêu cầu.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thời gian, địa điểm, nội dung lập biên bản.
+ Thông tin của thành phần tham dự ( Đại diện đơn vị gửi mẫu, đại diện phòng thí nghiệm )
+ Nội dung thảo luận.
+ Kết quả xử lý.
– Phần cuối biên bản:
+ Ký và ghi rõ họ tên của đại diên bên gửi mẫu.
+ Ký và ghi rõ họ tên của đại diện phòng thí nghiệm.
4. Một số lợi ích của doanh nghiệp khi thực hiện nghiêm túc quy trình kiểm soát chất lượng:
Một quy trình giám sát chất lượng sản phẩm được thiết lập thành công thì chắc chắn rằng chất lượng của các sản phẩm đó cũng rất cao. Vậy nên khi bạn tạo ra được các quy trình thành công, đo lường được kết quả của những quy trình đó , thì sản phẩm của bạn sẽ ngày càng được cải thiện tốt hơn và đem lại cho bạn những lợi ích sau:
– Gia tăng sự quay lại của nguồn khách hàng
– Duy trì nguồn khách hàng thường xuyên
– Được giới thiệu thêm nguồn khách hàng mới
– Duy trì hoặc cải thiện vị thế của bạn trên thị trường.
– Cải thiện độ an toàn cho doanh nghiệp.
– Giảm rủi ro nợ cho doanh nghiệp.
– Góp phần xây dựng thương hiệu tích cực cho sản phẩm của bạn.
– Các nhà sản xuất có quy trình kiểm soát chất lượng tại chỗ ít có khả năng phải đối mặt với việc thu hồi sản phẩm hoặc khiến nguồn hàng bị rủi ro từ các sản phẩm không được sản xuất. Chi phí liên quan đến những lần thu hồi này có thể cao.
5. Quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm:
Quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm nên bắt đầu sớm trong vòng đời phát triển sản phẩm vì ở giai đoạn thu thập yêu cầu và bao gồm các hoạt động sau:
Phân tích yêu cầu
Chi phí sửa chữa một khiếm khuyết được tìm thấy trong quá trình thử nghiệm cao hơn tới 15 lần so với chi phí ngăn ngừa một lỗi ở giai đoạn thiết kế yêu cầu. Để tránh rủi ro đó, các chuyên gia kiểm soát chất lượng sản phẩm tham gia vào việc phân tích và làm rõ các yêu cầu phần mềm chức năng và phi chức năng và đảm bảo các yêu cầu rõ ràng, nhất quán, đầy đủ, có thể theo dõi và kiểm tra được. Vì vậy, họ ngăn ngừa các lỗi sản phẩm có thể và tạo điều kiện cho các hoạt động thiết kế thử nghiệm tiếp theo.
Lập kế hoạch kiểm tra
Các chuyên gia kiểm soát chất lượng sản phẩm sử dụng kiến thức thu được ở giai đoạn phân tích yêu cầu làm cơ sở cho việc lập kế hoạch kiểm tra. Kế hoạch kiểm tra cần có chiến lược kiểm tra và bao gồm phạm vi kiểm tra, ngân sách dự án và thời hạn, các loại và mức độ kiểm tra ứng dụng yêu cầu, theo dõi lỗi và quy trình báo cáo, tài nguyên và trách nhiệm của họ và các trách nhiệm khác các nhân tố.
Thiết kế thử nghiệm
Ở giai đoạn này, các chuyên gia kiểm soát chất lượng sản phẩm thiết kế các trường hợp kiểm tra hoặc danh sách kiểm tra bao gồm các yêu cầu phần mềm. Các trường hợp thử nghiệm phác thảo các điều kiện, dữ liệu thử nghiệm (cũng được chuẩn bị ở giai đoạn thiết kế thử nghiệm) và các bước thử nghiệm cần thiết để xác thực chức năng cụ thể và nêu kết quả thử nghiệm dự kiến. Để làm quen với một ứng dụng và đưa ra một cách tiếp cận tối ưu cho thiết kế thử nghiệm, các kỹ sư kiểm tra có thể bắt đầu các hoạt động thiết kế thử nghiệm với một số lượng thử nghiệm thăm dò nhất định.
Kiểm tra thực hiện và báo cáo lỗi
Kiểm thử thực hiện bắt đầu ở cấp đơn vị, khi nhóm phát triển thực hiện kiểm thử đơn vị. Đến lượt mình, nhóm thử nghiệm tiếp quản ở cấp độ API và UI. Các kỹ sư kiểm tra thủ công thực hiện các trường hợp kiểm thử được thiết kế, gửi các lỗi tìm thấy trong hệ thống theo dõi lỗi, trong khi các kỹ sư tự động hóa kiểm tra sử dụng khung đã chọn để thực thi các kịch bản kiểm tra tự động và tạo báo cáo kiểm tra.
Kiểm tra lại và hồi quy
Khi các lỗi tìm thấy được sửa chữa, các kỹ sư kiểm tra kiểm tra lại chức năng trong câu hỏi và thực hiện kiểm tra hồi quy để đảm bảo rằng các sửa lỗi không phá vỡ chức năng liên quan cũng như không làm cho nó khác với quy định trong các yêu cầu.
Kiểm tra phát hành
Khi nhóm phát triển đưa ra
6. Một số phương pháp quản lý chất lượng:
Kiểm tra chất lượng
Một phương pháp phổ biến nhất để đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với quy định là bằng cách kiểm tra các sản phẩm và chi tiết bộ phận nhằm sàng lọc và loại ra bất cứ một bộ phận nào không đảm bảo tiêu chuẩn hay quy cách kỹ thuật.
Đầu thế kỷ 20, việc sản xuất với khối lượng lớn đã trở nên phát triển rộng rãi, khách hàng bắt đầu yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và sự cạnh tranh giữa các cơ sở sản xuất về chất lượng sản phẩm. Các nhà công nghiệp dần dần nhận ra rằng kiểm tra không phải là cách đảm bảo chất lượng tốt nhất. Theo định nghĩa, kiểm tra chất lượng là hoạt động như đo, xem xét, thử nghiệm, định cỡ một hay nhiều đặc tính của đối tượng và so sánh kết quả với yêu cầu nhằm xác định sự phù hợp của mỗi đặc tính. Như vậy kiểm tra chỉ là một sự phân loại sản phẩm đã được chế tạo gây ra những tổn thất, chi phí lơn cho người sản xuất.
Kiểm soát chất lượng
Theo đĩnh nghĩa, Kiểm soát chất lượng là các hoạt động và kỹ thuật mang tính tác nghiệp được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu chất lượng.
Để kiểm soát chất lượng, công ty phi kiểm soát được mọi yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo ra chất lượng. Việc kiểm soát này nhằm ngăn ngừa sản xuất ra sản phẩm khuyết tật hay sản phẩm lỗi. Nói chung, kiểm soát chất lượng là kiểm soát các yếu tố sau đây: con người, phương pháp và quá trình, đầu vào, thiết bị, môi trường.
Các phương pháp này chỉ được áp dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực quân sự và không được các công ty Mỹ phát huy sau chiến tranh. Trái lại, ở Nhật Bản, kiểm soát chất lượng mới được áp dụng và phát triển, đã được hấp thụ vào chính nền văn hóa của họ.
Kiểm soát chất lượng toàn diện
Các kỹ thuật kiểm soát chất lượng chỉ được áp dụng hạn chế trong khu vực sản xuất và kiểm tra. Để đạt được mục tiêu chính của quản lý chất lượng là thỏa mãn người tiêu dùng, thì đó chưa phải là điều kiện đủ, nó đòi hỏi không chỉ áp dụng các phương pháp này vào các quá trình xảy ra trước quá trình sản xuất và kiểm tra, như khảo sát thị trường, nghiên cứu, lập kế hoạch, phát triển, thiết kế và mua hàng, mà còn phải áp dụng cho các quá trình xảy ra sau đó, như đóng gói, lưu kho, vận chuyển, phân phối, bán hàng và dịch vụ sau khi bán hàng. Phương thức quản lý này được gọi là Kiểm soát Chất lượng Toàn diện
Kiểm soát chất lượng toàn diện là một hệ thống có hiệu quả để nhất thể hóa các nỗ lực phát triển, duy trì và cải tiến chất lượng của các nhóm khác nhau vào trong một tổ chức sao cho các hoạt động marketing, kỹ thuật, sản xuất và dịch vụ có thể tiến hành một cách kinh tế nhất, cho phép thảo mãn hoàn toàn khách hàng.
Kiểm soát chất lượng toàn diện huy động nỗ lực của mọi đơn vị trong công ty vào các quá trình có liên quan đến duy trì và cải tiến chất lượng. Điều này sẽ giúp tiết kiệm tối đa trong sản xuất, dịch vụ đồng thời thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
Quản lý chất lượng toàn diện
Trong những năm gần đây, sự ra đời của nhiều kỹ thuật quản lý mới, góp phần nâng cao hoạt động quản lý chất lượng đã là cơ sở cho lý thuyết Quản lý chất lượng toàn diện (TQM). Quản lý chất lượng toàn diện được nảy sinh từ các nước phương Tây.
TQM được định nghĩa là Một phương pháp quản lý của một tổ chức, định hướng vào chất lượng, dựa trên sự tham gia của mọi thành viên và nhằm đem lại sự thành công dài hạn thông qua sự thảo mãn khách hàng và lợi ích của mọi thành viên của công ty đó và của xã hội.
Mục tiêu của TQM là cải tiến chất lượng sản phẩm và thỏa mãn khách hàng ở mức tốt nhất cho phép. Đặc điểm nổi bật của TQM so với các phương pháp quản lý chất lượng trước đây là nó cung cấp một hệ thống toàn diện cho công tác quản lý và cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng và huy động sự tham gia của mọi bộ phận và mọi cá nhân để đạt được mục tiêu chất lượng đã đặt ra.