Học dự thính không phải là vấn đề của riêng ai mà là vấn đề chung của rất nhiều bạn sinh viên hiện nay. Vậy làm thế nào để được học dự thính? Mẫu đơn dự thính được viết như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin học dự thính dành cho học sinh, sinh viên là gì?
Đơn xin học dự thính là nguyện vọng của học sinh, sinh viên về vấn đề được tham gia vào một tiết học, lớp học để dự thính.
Đơn xin học dự thính thể hiện nguyện vọng của học sinh, sinh viên gửi tới cơ sở đào tạo mình đang theo học để được tham gia lớp học, tiết học đó và là căn cứ để sơ sở đào tạo để chấp nhận học sinh, sinh viên vào dự thính.
2. Đơn xin học dự thính dành cho học sinh, sinh viên mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày…tháng…năm …..
ĐƠN XIN HỌC DỰ THÍNH
Kính gửi: –Ban giám hiệu nhà trường …
-Phòng công tác sinh viên khóa …..
Căn cứ Quyết định số:…../QĐ-… quy định về việc mở lớp học dự thính đối với hệ chính quy năm …;
Căn cứ nội quy, quy chế của trường Đại học…;
Tên em là:… Ngày sinh:../…/….
MSSV: … Lớp: …
Khoa: … Trường: …
CMND/ CCCD: … Ngày cấp:…/…./…. Nơi cấp:…
Hộ khẩu thường trú : …
Chỗ ở hiện nay: …
Điện thoại liên hệ: …
Em làm đơn này xin trình bày vấn đề sau:
Ngày …/…/… em có thấy trường ra
Căn cứ vào Quyết định số:…/ QĐ-…, em kính đề nghị nhà trường xem xét, giải quyết cho em được tham gia lớp học dự thính đợt này.
Em xin gửi kèm theo đơn là một số giấy tờ liên quan sau:
1, Thẻ sinh viên,..
2, …
Kính mong thầy cô tạo điều kiện cho em được theo học lớp học.
Em xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
( Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết mẫu đơn xin học dự thính dành cho học sinh, sinh viên mới nhất:
– Phần mở đầu:
+ Quốc hiệu tiêu ngữ;
+ Ngày/ tháng/ năm viết đơn;
+ Tên đơn ( Viết chữ in hoa);
– Phần kính gửi:
+ Ban giám hiệu nhà trường …
+ Phòng công tác sinh viên …
– Phần thông tin cá nhân:
Ngày sinh:../…/….
MSSV: … Lớp: …
Khoa: Ghi rõ tên khoa Trường: …
CMND/ CCCD: Được ghi rõ số ở trên CMND/ CCCD; Ngày cấp: ghi đúng theo trên CMND/ CCCD; Nơi cấp: ghi đúng theo trên CMND/ CCCD
Hộ khẩu thường trú : Được ghi đúng theo trong Sổ hộ khẩu
Chỗ ở hiện nay: Được ghi rõ theo số nhà, tên đường, xã/ phường, quận/ huyện, tỉnh/ thành phố.
Điện thoại liên hệ: Ghi rõ số điện thoại để có vấn đề liên hệ khi có vấn đề cần gấp
– Nội dung đơn: nêu rõ mong muốn của bản thân khi viết đơn.
– Giấy tờ kèm theo: Ghi đầy đủ tên các loại giấy tờ kèm theo.
– Phần ký: Người làm đơn ký và ghi rõ nội dung.
4. Quy định về chế độ dự thính ở các trường đại học:
Mục đích của chế độ dự thính:
Mục đích của việc cho cán bộ các cơ quan dự thính các lớp học của sinh viên ở các trường Đại học là giúp các cơ quan bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn cho những cán bộ đó để họ phục vụ được tốt hơn. Việc bồi dưỡng cho những cán bộ này nằm ngoài phạm vi kế hoạch và chỉ tiêu đào tạo cán bộ chính thức (tại trường hay tại chức) của nhà trường.
Điều kiện để được dự thính:
Cán bộ các cơ quan muốn được nhận đến dự thính các lớp học của sinh viên ở các trường Đại học phải có đủ các điều kiện sau đây:
Phải do yêu cầu cấp thiết của công tác, được Bộ sở quan và cơ quan sử dụng cho phép dùng thì giờ làm việc của Nhà nước để học tập nghiệp vụ, kỹ thuật theo quy định số 76-CP ngày 24-5-1961 của Hội đồng Chính phủ.
Nếu là cán bộ giảng dạy ở các trường Đại học và chuyên nghiệp trung cấp thì phải do yêu cầu của chế độ bồi dưỡng hiện đang thi hành và của kế hoạch bồi dưỡng của nhà trường đã được Bộ sở quan thông qua.
Được Thủ trưởng cơ quan sử dụng thương lượng trước và giới thiệu với ban Giám hiệu nhà trường.
Có trình độ văn hóa tương đương lớp 10 phổ thông và có đủ trình độ để tiếp thu có kết quả các bài giảng ở trường.
Ngoài học sinh sinh viên được học dự thính thì cán bộ cũng được học dự thính trong các trường đại học. Nhưng để được nhận đi học dự thính các cán bộ phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Các trường Đại học không thu nhận sinh viên thường đến dự thính.
Số lượng cán bộ được nhận đến dự thính do ban Giám hiệu quyết định, tùy theo khả năng hiện có của nhà trường (về trường sở, về cán bộ, v.v…). Nhà trường không vì việc này mà xin cấp thêm kinh phí hoặc cán bộ giảng dạy.
Cơ quan muốn cử cán bộ đến dự thính phải thương lượng với nhà trường trước ngày khai giảng hay trước học kỳ 2 của năm học.
Mỗi cán bộ đến dự thính chỉ được theo học một số môn nhất định có liên quan đến nghiệp vụ của mình, do thủ trưởng cơ quan có cán bộ đề nghị và ban Giám hiệu nhà trường quyết định, căn cứ vào khả năng tổ chức của nhà trường.
Trường hợp một cơ quan cho cán bộ thoát ly công tác một thời gian để theo học ở một trường Đại học, sau đó lại trở về công tác ở cơ quan, thì không áp dụng chế độ dự thính quy định trong thông tư này mà áp dụng chế độ biệt phái. Việc tiếp nhận cán bộ biệt phái đi học do Bộ có cán bộ biệt phái và Bộ có trường thương lượng và quy định riêng bằng văn bản, sau khi hiệp ý với Bộ Giáo dục và Bộ Nội vụ.
Bộ đội đến dự thính ở các trường Đại học cũng phải theo chế độ quy định trong thông tư này.
Khi cán bộ đến dự thính ở các trường đại học cần thực hiện nhiệm vụ và quyền lợi của mình:
Ngoài các nhiệm vụ và quyền lợi chung của cán bộ trong biên chế Nhà nước do cơ quan cử cán bộ đi dự thính giải quyết, cán bộ đến dự thính ở các trường Đại học có những nhiệm vụ và quyền lợi sau đây:
Cán bộ đến dự thính ở các trường Đại học phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quy định trong thông tư này và các nội quy, chế độ học tập do nhà trường quy định. Nếu vi phạm nội quy, kỷ luật học tập, sẽ do nhà trường báo cáo cho cơ quan biết và xử lý. Trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc lỗi nặng, có thể bị nhà trường đình chỉ không cho dự thính nữa.
Cán bộ đến dự thính phải theo học đều đặn các buổi học đã quy định. Vắng mặt phải có lý do chính đáng được cơ quan xác nhận. Nếu vắng mặt nhiều buổi không có lý do hoặc nếu không đủ sức khỏe để theo học đều đặn, nhà trường báo cáo cho cơ quan biết và việc học dự thính có thể bị xét lại.
Cán bộ đến dự thính phải chịu sự kiểm tra về học tập do nhà trường quy định. Nếu học tập không có kết quả, nhà trường báo cáo cho cơ quan biết. Tùy tình hình cụ thể, có thể bị đình chỉ không được tiếp tục dự thính nữa.
Cán bộ đến dự thính ở các trường Đại học phải đảm bảo nhiệm vụ công tác ở cơ quan, không để cho việc đi dự thính làm trở ngại cho công tác ở cơ quan.
Cán bộ đến dự thính được dự các buổi giảng bài trên lớp cho sinh viên, nhưng không tham gia các hình thức học tập khác như: thực hành ở phòng thí nghiệm, thực tập ở xưởng, trại, vườn trường hay các cơ sở thực tập khác trong trường, v.v…
Trường hợp đặc biệt do cơ quan yêu cầu và chịu kinh phí, nếu khả năng nhà trường cho phép, ban Giám hiệu có thể quyết định cho cán bộ đến dự thính tham dự các buổi thực hành ở phòng thí nghiệm.
Việc sử dụng các tài liệu học tập (giáo trình, sách giáo khoa, sách và báo chí ở Thư viện nhà trường, v.v…) do cơ quan có cán bộ di dự thính thương lượng với nhà trường và do ban Giám hiệu quyết định.
Cán bộ đến dự thính ở các trường Đại học không được hưởng những quyền lợi dành riêng cho sinh viên chính quy, không được tham dự kỳ thi tốt nghiệp của sinh viên chính quy và không được cấp bằng tốt nghiệp Đại học.
Sau khi học xong chương trình các môn được phép dự thính và đã qua kiểm tra, những cán bộ đến dự thính được nhà trường cấp giấy chứng nhận ghi rõ các môn đã học và kết quả đã đạt được qua kiểm tra. Giấy chứng nhận này không có giá trị như một văn bằng tốt nghiệp.
Khi nhận học sinh, sinh viên vào học dự thính thì cơ quan và nhà trường cũng cần phải làm đúng những nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình:
Cơ quan giới thiệu cán bộ đến dự thính ở một trường Đại học chịu trách nhiệm về việc giới thiệu này và phải bảo đảm thi hành đúng đắn chế độ học tập trong giờ làm việc của cán bộ do Chính phủ ban hành.
Cơ quan có trách nhiệm cùng với nhà trường theo dõi việc học tập của cán bộ được cử đi dự thính. Trường hợp vì yêu cầu công tác hay vì lý do gì khác phải rút cán bộ về thì cơ quan phải báo cho nhà trường biết.
Khi nhận cho cán bộ các cơ quan đến dự thính, nhà trường có trách nhiệm kiểm tra xem những cán bộ đó có đủ các điều kiện quy định trong thông tư này không. Nhà trường cũng có trách nhiệm phổ biến chu đáo cho cán bộ đến dự thính chế độ quy định trong thông tư này.
Nhà trường có trách nhiệm theo dõi tình hình học tập, tổ chức kiểm tra kết quả học tập của cán bộ đến dự thính và báo cho cơ quan biết.
Trên đây là bài viết về mẫu đơn xin học dự thính dành cho học sinh, sinh viên; hướng dẫn chi tiết cách viết đơn; và một số quy định cần lưu ý về điều kiện tham gia dự thính; nhiệm vụ quyền hạn của đơn vị nhận học dự thính và học sinh, sinh viên khi tham gia học dự thính. Mong rằng bài viết trên đây sẽ giúp ích đc quý bạn đọc.