Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là gì? Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng tiếng Anh là gì? Cấu thành tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng? Hình phạt của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng?
Bên cạnh các tội phạm về thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng; tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn thì
1. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là gì?
Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015, do người có năng lực trách nhiệm thực hiện xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật Hình sự thực hiện và người thực hiện hành vi này phải chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi của mình.
2. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng tiếng Anh là gì?
Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong tiếng Anh là “Negligence that results in serious consequences”.
3. Cấu thành tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng như sau:
“Điều 360. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 179, 308 và 376 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Khách thể của tội phạm:
Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trực tiếp xâm phạm sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội.
Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao. Không thực hiện là không làm gì cả (không thực hiện) nên dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Thực hiện không đúng là có làm nhưng làm không đúng, làm không đầy đủ, làm sai với nhiệm vụ được giao nên dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.
Hành vi thiếu trách nhiệm là nguyên nhân tạo ra sự biến đổi tình trạng bất thường về tài sản, sức khỏe, mạnh khỏe,… Hành vi thiếu trách nhiệm là biểu hiện bên ngoài của diễn biến, tâm lý bên trong của chủ thể tội phạm như yếu tố lỗi. Hành vi thiếu trách nhiệm phải là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nhiệm vụ của mình. Hành vi thiếu trách nhiệm được thể hiện dưới hình thức không hành động phạm tội, tức sự tác động làm biến đổi trạng thái bình thường lên tính mạng, sức khỏe, tài sản,… thông qua việc chủ thể không làm, làm không đầy đủ hoặc không làm kịp thời các nhiệm vụ của họ đúng với trách nhiệm của họ mà pháp luật quy định mặc dù chủ thể hoàn toàn có đủ điều kiện, khả năng để thực hiện. Chủ thể không hành động phạm tội chính là chủ thể có nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc bảo vệ hoặc quản lý, sử dụng về tài sản, sức khỏe, tính mạng,… do pháp luật quy định, hoặc do hợp đồng, từ chức năng nghề nghiệp,… và chủ thể này hoàn toàn có đủ điều kiện khách quan và chủ thể hoàn toàn có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để thực hiện và nghĩa vụ của mình.
Hậu quả nguy hiểm cho xã hội
– Hậu quả của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Cụ thể là hành vi trên phải gây hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nghiêm trọng của tội này là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác nếu không thuộc các trường hợp quy định tại các điều luật sau: Điều 179 (tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp), 308 (Tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng), 376 (Tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn).
Hậu quả theo quy định của Điều 360 đã được cụ thể hóa so với quy định tại
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
Người có trách nhiệm chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về thiệt hại đối với tài sản do chính hành vi thiếu trách nhiệm của mình gây ra, nếu thiệt hại đó không phải do hành vi thiếu trách nhiệm gây ra thì không được tính để xác định hậu quả của tội phạm này. Trong trường hợp người có chức vụ, quyền hạn đã thực hiện đầy đủ các biện pháp để phòng ngừa, khắc phục mà thiệt hại vẫn xảy ra do nguyên nhân khách quan thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự vì không có mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố trên. Việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra là điều bắt buộc đồng thời đây là một trong những căn cứ để định tội danh, ra quyết định hình phạt, giải quyết trách nhiệm hình sự trong những trường hợp phạm tội.
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự bao gồm năng lực nhận thức và năng lực điều kiện hành vi đòi hỏi của xã hội và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm theo luật quy định khi thực hiện hành vi phạm tội. Chủ thể của tội phạm này là người từ đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người có đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi, họ không mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác ảnh hưởng đến năng lực nhận thức và điều khiển hành vi tại thời điểm phạm tội. Họ nhận thức được hành vi của mình là đúng hay sai, là phù hợp hay trái với pháp luật, đủ điều kiện tự do lựa chọn xử sự phù hợp.
Chủ thể của tội phạm là người có chức vụ, quyền hạn liên quan đến hành vi phạm tội. Tại Khoản 2 Điều 352 BLHS năm 2015 quy định: “người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác có hưởng lương hoặc không hưởng lương được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ”
Và trong Luật Phòng, chống tham nhũng cũng quy định về các chủ thể có chức vụ, quyền hạn bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức; hoặc những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó”.
Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội với hình thức lỗi vô ý (thiếu trách nhiệm). Đó có thể là lỗi vô ý vì quá tự tin hoặc lỗi vô ý vì cẩu thả.
Điều 11 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về lỗi vô ý như sau:
“Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;
2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.”
Như vậy, người phạm tội có thể thấy trước hành vi thiếu trách nhiệm của hình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Hay trong người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước hậu quả đó và có thể thấy trước hậu quả đó.
4. Hình phạt của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
Tại điều 360 quy định hình phạt đối với tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng như sau:
Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm đối với trường hợp:
– Làm chết người;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
– Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm đối với các trường hợp:
– Làm chết 02 người;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
– Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
Phạt tù từ 07 năm đến 12 năm đối với các trường hợp:
– Làm chết 03 người trở lên;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
– Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
Hình phạt bổ sung đó chính là người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.