GMP là một phần của đảm bảo chất lượng, giúp đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất ra một cách đồng đều và được kiểm soát theo đúng các tiêu chuẩn sử dụng của chúng cũng như các quy định của giấy phép hiện hành.
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận GMP là gì?
GMP (Good Manufacturing Practices) là hướng dẫn thực hành sản xuất tốt, áp dụng đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, dược phẩm nhằm kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành chất lượng sản phẩm từ khâu thiết kế, xây lắp nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ chế biến; điều kiện phục vụ, chuẩn bị chế biến đến quá trình chế biến; bao gói, bảo quản và con người điều khiển các hoạt động trong suốt quá trình gia công, chế biến. Nó đề cập đến mọi khía cạnh của quá trình sản xuất và kiểm soát chất lượng.
Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận GMP là mẫu đơn được soạn thảo nhằm mục đích đề nghị cấp giấy chứng nhận GMP cho những cơ sở đạt tiêu chuẩn về quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm theo chuẩn GMP.
Cơ sở sản xuất thuộc nhóm các lĩnh vực được cấp giấy chứng nhận GMP gửi đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận GMP là thành phần bắt buộc trong hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận, là căn cứ để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
2. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận GMP mới nhất hiện nay:
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
——
Số: ………
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
(Địa danh), ngày ….. tháng ….. năm …
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực
phẩm bảo vệ sức khỏe
Kính gửi:(1) …
Căn cứ
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ:
Tên: ………
Địa chỉ: ………
Số điện thoại: ……… Số Fax: ………….
Chúng tôi đề nghị được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe (loại thực phẩm và dạng sản phẩm…)
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận GMP chi tiết nhất:
Thông tin tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy chứng nhận GMP
Tên: Nếu là cá nhân ghi đầy đủ họ và tên bằng chữ in hoa không dấu; nếu là tổ chức ghi đầy đủ tên của tổ chức, tên viết tắt/tên Tiếng Anh (nếu có)
Địa chỉ: Ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương
Số điện thoại:…Số Fax
Chúng tôi đề nghị được cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe (loại thực phẩm và dạng sản phẩm…): Yêu cầu ghi rõ loại thực phẩm và dạng sản phẩm.
Gửi kèm hồ sơ (nếu có)
Đại diện tổ chức/cá nhân ký rõ họ tên và đóng dấu
4. Thủ tục cấp giấy chứng nhận GMP:
Điều 12 Nghị định 15/2018 quy định về các cơ cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, bao gồm: Cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định; sơ chế nhỏ lẻ; kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn; sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; Nhà hàng trong khách sạn; Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm; kinh doanh thức ăn đường phố; hoặc các cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Những lĩnh vực sản xuất, chế biến các sản phẩm yêu cầu điều kiện vệ sinh ca sẽ được cấp GMP, cụ thể gồm các lĩnh vực: Thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thiết bị y tế. Các lĩnh vực thực phẩm, nhà hàng, khách sạn cũng rất thích hợp cho việc áp dụng GMP
Ở nước ta hiện nay, theo quyết định của Bộ Y tế, tiêu chuẩn GMP là tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng đối với tất cả các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm.
Trong bài viết này, Luật Dương Gia gửi đến bạn đọc kiến thức pháp lý liên quan đến thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo Mẫu số 12 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018NĐ-CP
– Sơ đồ các khu vực sản xuất và dây chuyền sản xuất (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
– Danh mục các thiết bị chính được sử dụng tại cơ sở (có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
Bước 2: Nộp hồ sơ
– Cơ sở lập hồ sơ theo mẫu và nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc nộp qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Bộ Y tế
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thành lập đoàn thẩm định và tiến hành đánh giá thực tế tại cơ sở và lập Biên bản thẩm định theo Mẫu số 13 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn luật an toàn thực phẩm
– Đoàn thẩm định có từ 05 người trở lên, trong đó có ít nhất 02 thành viên có kinh nghiệm về thực hành sản xuất tốt (GMP), 01 thành viên có chuyên môn về kiểm nghiệm;
– Trong trường hợp kết quả thẩm định đạt yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo Mẫu số 14 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP . Thời gian cấp Giấy chứng phận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
– Trong trường hợp kết quả thẩm định tại cơ sở không đạt yêu cầu, Đoàn thẩm định ghi rõ nội dung không đạt yêu cầu trong biên bản thẩm định để cơ sở khắc phục. Sau khi khắc phục, cơ sở gửi
Giá trị của giấy chứng nhận GMP
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe có giá trị 03 (ba) năm kể từ ngày cấp. Trước khi hết hạn 06 tháng, cơ sở có trách nhiệm nộp hồ sơ đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Hồ sơ, trình tự cấp lại được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
– Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe có trách nhiệm nộp phí thẩm định hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
Căn cứ pháp lý: Nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm
5. Ý nghĩa của việc cấp giấy chứng nhận GMP:
– Đối với Doanh nghiệp
Thể hiện sự tuân thủ quy định pháp luật, là điều kiện cho hoạt động sản xuất của cơ sở kinh doanh diễn ra một cách bình thường
Hiện nay trên thị trường có vô vàn những mặt hàng trôi nổi, việc đạt chứng nhận GMP giúp doanh nghiệp giảm thiểu những rủi ro không đáng có về mặt pháp lý.
Đảm bào chất lượng đầu ra của sản phẩm: Việc chuẩn hóa quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GMP giúp cơ sở sản xuất đảm bảo được chất lượng sản phẩm, sản phẩm sản xuất ra được kiểm soát, kiểm tra nghiêm ngặt.
Tạo được niềm tin với đối tác, khách hàng:
Xu hướng tiêu dùng hướng tới là những sản phẩm chất lượng. Việc cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn GMP đồng nghĩa với việc đã thiết lập một cơ sở sản xuất thuần thục, đó như một lời cam kết với khách hàng về chất lượng các sản phẩm được tung ra thị trường đồng đều về chất lượng
Khẳng định được giá trị thương hiệu: Điều làm nên sự khác biệt giữa nhứng sản phẩm cùng công năng chính là nguồn gốc xuất xứ sản xuất ra sản phẩm đó. Với những sản phẩm được sản xuất bởi hệ thông máy móc và nhân công chuẩn hóa GMP sẽ tạo được giá trị thương hiệu về một mặt hàng đạt tiêu chuẩn.
Tạo môi trường làm việc tốt, hiệu quả: Khi áp dụng GMP, quy trình làm việc được chuẩn hóa, giảm thiểu áp lực lên cán bộ, nhân viên
– Đối với Nhà nước
Tăng cường quản lý của Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm
Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy sản xuất trong nước
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Tạo ra cơ chế tự động dào thải những sản phẩm kém chất lượng trên thị trường
– Đối với người tiêu dùng
Việc áp dụng tiêu chuẩn GMP mang lại lợi ích đến người tiêu dùng trong việc lựa chon sản phẩm đảm bảo chất lượng.
Môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ giúp sản phẩm đến tay người tiêu dùng với giá tốt.