Nền giáo dục nước ta trước những thách thức mới đòi hỏi phải có những giải pháp và sự đổi mới phù hợp, nhanh chóng để chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng một cách thống nhất. Biên bản thanh tra, kiểm tra việc tổ chức đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Biên bản thanh tra, kiểm tra việc tổ chức đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là gì?
- 2 2. Mẫu biên bản thanh tra, kiểm tra việc tổ chức đổi mới chương trình giáo dục phổ thông:
- 3 3. Hướng dẫn soạn mẫu thảo biên bản về thanh tra, kiểm tra việc tổ chức đổi mới chương trình giáo dục phổ thông:
- 4 4. Chủ trương, đường lối, định hướng đổi mới chương trình giáo dục trong thời đại ngày nay:
1. Biên bản thanh tra, kiểm tra việc tổ chức đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là gì?
Mẫu biên bản thanh tra, kiểm tra việc tổ chức đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là biểu mẫu quan trọng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, áp dụng khi tham gia vào hoạt động thanh tra đối với đối tượng là các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông từ đó tránh những sai xót và đưa ra những biện pháp khắc phục hạn chế về việc tổ chức đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Mẫu biên bản thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là mẫu biên bản được lập ra khi có sự thanh tra, kiểm tra của đoàn thanh tra về việc tổ chức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Mẫu nêu rõ thời gian, địa điểm, nội dung quá trình thanh tra và kết quả kiểm tra của toàn bộ quá trình thanh tra.
2. Mẫu biên bản thanh tra, kiểm tra việc tổ chức đổi mới chương trình giáo dục phổ thông:
Sở Giáo dục và Ðào tạo Tp…………………….
ÐOÀN THANH TRA…………………
__________________
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng ...năm ….
BIÊN BẢN
Thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục
phổ thông của trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông
__________________________
Ðoàn thanh tra ( kiểm tra ) thành lập theo Quyết định số…….. ngày….tháng ….năm …..của Giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo Tp…..
Tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ( CTGDPT ) tại trường:…
Thời gian thanh tra, kiểm tra: từ ngày../… đến ngày …./…./….
I. Kết quả kiểm tra:
1- Việc tổ chức quán triệt các văn bản chỉ đạo của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Ðào tạo, của UBND cấp tỉnh, Sở GD&ÐT, cơ quan quản lý giáo dục các cấp:….
2- Việc thực hiện kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng của Sở GD&ÐT, của Phòng GD&ÐT:
– Số cán bộ, giáo viên tham gia bồi dưỡng, tập huấn đạt tỷ lệ %:….
– Biện pháp tổ chức cho giáo viên nghiên cứu SGK, SGV, tài liệu:…..
– Tổ chức sinh hoạt tổ, khối chuyên môn:…..
– Tổ chức thao giảng:…
– Những biện pháp khắc phục thiếu sót, hạn chế:…
– Số lượng đủ, thiếu (lý do):….
– Số môn dạy ở từng lớp đủ, thiếu (lý do):….
– Số giáo viên chưa đạt chuẩn, tỷ lệ %:….
4- Cơ sở vật chất phục vụ cho việc đổi mới CTGDPT:
– Số lớp học theo chương trình mới nhưng còn phải học ca ba (tỷ lệ % so với tổng số lớp 1,2,3,6,7,8):…..
– Số phòng học kiên cố ( tỷ lệ % so với tổng số phòng đang sử dụng):….
– Trường đã đạt chuẩn quốc gia:……
– Việc xây dựng khung cảnh sư phạm học đường:…….
– Chất lượng tổ chức bán trú (nếu có):……..
– Việc chuẩn bị sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV), tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên:
+ Tổng số bộ SGK/ tổng số giáo viên dạy lớp3, lớp 8, đạt tỷ lệ %:…….
+ Tổng số bộ SGV, tài liệu chuyên môn nghiệp vụ khác/ tổng số giáo viên dạy lớp 3, lớp 8, đạt tỷ lệ %:………
+ Tổng số bộ SGK/ tổng số học sinh lớp 3, lớp 8, đạt tỷ lệ %:…….
– Tỷ lệ % ngân sách GD trong năm giành cho mua sắm thiết bị:………
– Trang thiết bị dạy học theo quy định của Bộ GD&ÐT:…….
– Xây dựng kho chứa thiết bị, phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, thư viện:……
– Kinh phí phục vụ bồi dưỡng giáo viên:….
5- Công tác tự kiểm tra của Hiệu trưởng:……..
II. Ðánh giá của Ðoàn:
1- Ưu điểm:……
2- Thiếu sót, hạn chế:……
3- Kết luận:……
4- Xếp loại việc thực hiện đổi mới CTGDPT của trường:
Xếp loại theo 3 tiêu chí (chia làm 4 loại: tốt, khá, đạt yêu cầu, cần khắc phục):
+ Chất lượng công tác quản lý:….
+Chất lượng đội ngũ giáo viên dạy lớp 3, lớp 8:….
+ Chất lượng CSVC phục vụ đổi mới CTGDPT:…
Xếp loại chung đối với nhà trường:…….
III. Kiến nghị (với đơn vị được kiểm tra, với UBND chủ quản và các cơ quan liên quan):…….
ÐẠI DIỆN LÃNH ÐẠO TRƯỜNG
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên
TM. ÐOÀN THANH TRA
(Ký và ghi họ tên)
3. Hướng dẫn soạn mẫu thảo biên bản về thanh tra, kiểm tra việc tổ chức đổi mới chương trình giáo dục phổ thông:
Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên Sở Giáo dục và Đào tạo, tên Đoàn thanh tra.
+ Địa điểm, ngày, tháng, năm viết biên bản.
+ Tên biên bản cụ thể là biên bản thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông của trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông.
Phần nội dung chính của biên bản:
+ Căn cứ pháp lý thành lập Đoàn thanh tra.
+ Địa điểm tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
+ Thời gian thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
+ Kết quả kiểm tra.
+ Đánh giá của Đoàn thanh tra sau quá trình thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
+ Một số kiến nghị với đơn vị được kiểm tra, với UBND chủ quản và các cơ quan liên quan.
Phần cuối biên bản:
+ Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên của đại diện lãnh đạo trường.
+ Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên của đại diện Đoàn thanh tra.
4. Chủ trương, đường lối, định hướng đổi mới chương trình giáo dục trong thời đại ngày nay:
Giáo dục và đào tạo con người luôn là vấn đề được coi là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp quan trọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước ta.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/…. về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã được Hội nghị Trung Ương 8 (Khóa VI) thông qua nêu rõ mục tiêu như sau: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”.
– Đổi mới nội dung chương trình
Nôi dung cần phải đảm bảo những kiến thức căn bản, thiết thực, hiện đại, và không kém phần phù hợp với thực tế, phù hợp với lứa tuổi và trình độ văn hóa, điều quan trọng nhất đó là khung chương trình giáo dục của nước ta cần phải có sự học hỏi và có sự tương đồng theo khung chuẩn giáo dục quốc tế và việc cần thiết trước mắt là phát triển các bộ sách giáo khoa dựa theo khung chuẩn này
Định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông về nội dung cần phải liên tục từ những lớp đầu cấp đến lớp cuối cấp trong đó tích hợp mạnh ở các lớp dưới và phân hóa dần ở những lớp trên đặc biệt là cấp trung học phổ thông.
Nội dung thay vì học nhiều từ sách vở, học thuộc các mẫu sẵn thì ưu tiên phát triển tư duy, nhận thức, những khả năng khác như: khả năng ngoại ngữ, khả năng tin học, năng lực tiếp cận các ngành nghề…trong thời đại bùng nổ internet như hiện nay học sinh rất dễ bị ảnh hưởng bởi luồng văn hóa xấu vì thế công tác đổi mới trước hết cần đào tạo năng lực phẩm chất đạo đức và các kỹ năng mềm cho học sinh.
– Đổi mới từ cán bộ giáo viên
Giáo viên cần phải giúp các em học sinh phát huy tính chủ động và sáng tạo trong quá trình học tập, tiếp thu kiến thức sách vở. Tăng cường ứng dụng những kiến thức thực tế vào giải quyết những vấn đề, áp dụng phương pháp phù hợp trong công tác giảng dạy .
Trong việc kiểm tra, đánh giá khuyến khích giáo viên đưa ra các đề thi dạng mở, tăng cường những câu hỏi mang tính chất ứng dụng thực tế.
Giáo viên cần coi trọng việc nhận xét, đánh giá học sinh một cách khách quan từ đó nhằm phát hiện và bồi dưỡng chính xác học sinh có năng lực thực sự. Từ đó giúp định hướng trong việc dạy và phát triển nghề nghiệp tương lai của học sinh của mình.
– Đổi mới từ cách tiếp cận của học sinh
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, Nhà trường cần nắm bắt, khai thác điểm mạnh này áp dụng vào quá trình giáo dục học sinh. Thay vì mô hình giáo dục truyền thống, học sinh tiếp cận kiến thức chủ yếu thông qua sách vở thì có thể thay bừng tranh, ảnh, video hay các hình thức khác để học sinh có thể dễ dàng tiếp cận kiến thức hơn.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần tăng cường tổ chức các buổi học ngoại khóa, học nhóm, các buổi thảo luận theo chủ đề phù hợp với từng nhu cầu và điều kiện của mỗi trường.
– Đổi mới thi cử, kiểm tra
Trong những năm qua, vấn đề thi cử của học sinh luôn được ưu tiên quan tuy nhiên hình thức học gì thi nấy của nền giáo dục nước ta đang vô hình chung đã dẫn đến nhiều nhược điểm. Việc nhồi nhét, yêu cầu học sinh học thuộc quá nhiều khiến tình trạng học vẹt, học chống đối diễn ra khá phổ biến ở hầu hết mọi đối tượng học sinh. Đặc biệt là tình trạng gian lận trong thi cử vẫn đang có dấu hiệu tăng lên. Vì vậy để đổi mới phương pháp thi cử phù hợp trong chủ chương đường lối định hướng đổi mới giáo dục là khá khó khăn và đòi hỏi phải có sự nghiên cứu kĩ lưỡng.