Trên thực tế, ta thấy có nhiều vấn đề xảy ra không thể tránh khỏi khi sư dụng hóa đơn tiền điện, ví dụ như khi cá nhân hoặc hộ gia đình mua điện và đứng tên trên hóa đơn tiền điện muốn chuyển nơi cư trú hoặc người đứng tên có sự cố muốn đổi tên hóa đơn tiền điện. Vậy chúng ta phải làm thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin đổi tên trên hóa đơn tiền điện là gì?
Hóa đơn tiền điện được cấp cho hộ gia đình cá nhân sử dụng điện và đứng tên là người đại diện hộ gia đình (người đại diện ký tên trên hợp đồng) – thông thường là chủ hộ, tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó mà gia đình muốn thay đổi tên người đại diện này trên hóa đơn tiền điện (ví dụ đã đổi chủ, chuyển đi, hoặc lý do khác) thì gia đình có thể gửi đơn, trình bày rõ lý do để được đơn vị cung cấp điện xem xét
Mẫu đơn xin đổi tên trên hóa đơn tiền điện là mẫu đơn dùng để trình bày lý do xin đổi tên người đứng tên trên hóa đơn tiền điện với đơn vị cung cấp điện
2. Đơn xin đổi tên trên hóa đơn tiền điện:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————o0o————
……., ngày …. tháng ….. năm …..
ĐƠN XIN ĐỔI TÊN TRÊN HÓA ĐƠN TIỀN ĐIỆN
Kính gửi: CÔNG TY …. (Đơn vị cấp nước)
Tôi là: … Sinh năm …
CMND số: … cấp ngày … tại …
Trú tại: …
Đại diện hộ gia đình sử dụng nước tại … đồng hồ đo nước số …
Tôi và gia đình sử dụng nước do công ty … cung cấp theo hợp đồng số …. ký ngày … do ông/bà … đứng tên. Từ đó đến nay, các hóa đơn tiền điện mà gia đình sử dụng đều đứng tên ông/bà …. đại diện cho gia đình và chúng tôi đều thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nộp tiền của mình, chưa hề có bất kỳ sai xót nào.
Tuy nhiên, hiện vì lý do …
(Trình bày lý do muốn đổi tên)
Ví dụ: do sức khỏe ông/bà …. đã già yếu hoặc đã không còn, để thuận tiện cho việc chi trả tiền điện gia đình sử dụng tại địa điểm thu tiền mà công ty quy định, chúng tôi có nguyện vọng muốn được đổi tên người đứng tên trên hóa đơn tiền điện.
Cụ thể, thông tin người đứng tên trên hóa đơn trước:
Họ và tên: …
Ngày tháng năm sinh: …
Thông tin người đứng tên trên hóa đơn sau khi thay đổi:
Họ và tên: ….
Ngày tháng năm sinh: …
Vậy, bằng đơn này, chúng tôi kính đề nghị quý công ty xem xét, chấp thuận thay đổi nội dung tên khách hàng trên hóa đơn tiền điện theo thông tin nêu trên.
Tôi cam đoan toàn bộ thông tin trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước các thông tin mình cung cấp. Kính mong quý công ty tạo điều kiện giúp đỡ.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn thay đổi tên trên hóa đơn tiền điện:
1. Quốc hiệu và tiêu ngữ
2. Thông tin người muốn thay đổi tên trên hóa đơn
Ghi họ và tên của cá nhân người xin thông tin, số chứng minh thư nhân nhân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp và quốc tịch. Ghĩ rõ thông tin địa chỉ nơi cư trú.
3. Tóm tắt nội dung trong đơn
– Ghi rõ nội dung thông tin vụ việc cần cung cấp:
– Tùy thuộc vào mục đích người làm đơn yêu cầu mà có thể ghi rõ, cung cấp đầy đủ thông tin các bên có liên quan
4. Yêu cầu đề nghị: ghi rõ nội dung yêu cầu là gì
Thủ tục thay tên khách hàng trên hóa đơn tiền điện
Để sang tên
1.Văn bản đề nghị thay đổi của khách hàng có ý kiến đồng ý của chủ thể Hợp đồng mua bán điện cũ kèm theo một trong các giấy giấy tờ pháp lý chứng minh quyền sở hữu (hoặc quyền sử dụng) của chủ thể mới tại nơi mua điện hoặc văn bản đề nghị thay đổi có xác nhận của chính quyền địa phương.
– Trường hợp không có giấy tờ trên, Công ty Điện lực gửi văn bản cho chủ thể Hợp đồng mua bán điện cũ (gửi thư đảm bảo hoặc chuyển phát nhanh). Sau thời hạn 15 ngày nếu không nhận được trả lời của chủ thể cũ thì Công ty Điện lực đề nghị chủ thể mới có văn bản cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về đề nghị sang tên Hợp đồng mua bán điện khi có khiếu nại của chủ thể Hợp đồng mua bán điện cũ;
2. Bộ hồ sơ Hợp đồng mua bán điện cũ (do bộ phận quản lý Hợp đồng mua bán điện cung cấp);
3. Xác nhận nợ tiền điện của chủ thể Hợp đồng mua bán điện cũ (do bộ phận theo dõi nợ cung cấp). Trường hợp chủ thể Hợp đồng mua bán điện cũ còn nợ, nếu vẫn muốn sang tên Hợp đồng mua bán điện thì phải có bản cam kết chủ thể mới chịu trách nhiệm thanh toán số tiền nợ của chủ thể cũ.
4. Trình tự, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực như thế nào?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 21/2020/TT-BCT quy định Trình tự, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực như sau:
1 Chậm nhất trước 15 ngày làm việc kể từ ngày dự kiến chính thức vận hành thương mại, tổ chức tham gia hoạt động phát điện phải nộp đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực.
2. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực gửi cho cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Chương II Thông tư này và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.
3. Hình thức nộp hồ sơ được quy định như sau:
– Đối với hồ sơ thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Công Thương và Cục Điều tiết điện lực: Thực hiện trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến.
Trong trường hợp hồ sơ điện tử có dung lượng lớn hoặc các tài liệu theo quy định của pháp luật không được gửi qua mạng thông tin điện tử thì có thể gửi trực tiếp hoặc qua đường dịch vụ bưu chính.
– Đối với hồ sơ thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Thực hiện gửi trực tiếp, qua đường dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến trên trang thông tin điện tử của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực (nếu có).
4. Trình tự, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực trực tuyến được thực hiện như sau:
Hồ sơ trực tuyến thực hiện theo hướng dẫn trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương, cụ thể như sau:
– Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép thực hiện đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương sử dụng tài khoản đã đăng ký để khai báo và gửi hồ sơ trực tuyến;
– Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu, các thông tin liên quan trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương. Hết thời hạn trên, tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực;
– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động điện lực;
– Trường hợp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương theo quy định tại Điều 10 Thông tư này, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động điện lực.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn việc cấp giấy phép thuộc thẩm quyền theo hình thức trực tuyến (nếu có) phù hợp với quy định tại Thông tư này.
5. Trình tự, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực không qua trực tuyến được thực hiện như sau:
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm
– Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu, các thông tin liên quan và trả lời bằng văn bản. Hết thời hạn trên, tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực;
– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động điện lực, trừ trường hợp quy định tại điểm d Khoản này;
– Trường hợp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 10 Thông tư này, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động điện lực.
6. Giấy phép hoạt động điện lực được cấp gồm 03 bản chính: 01 bản giao cho đơn vị được cấp giấy phép, 02 bản lưu tại cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực.