Trong hoạt động phát hành chứng khoán không thể vắng bóng sự có mặt của các tổ chức bảo lãnh, các tổ chức bảo lãnh liên kết với nhau tạo thành tổ hợp bảo lãnh. Khi các bên tổ chức bảo lãnh trong tổ hợp bảo lãnh thỏa thuận về một vấn đề, thì cần có biên bản thỏa thuận của các tổ chức bảo lãnh trong tổ hợp bảo lãnh.
Mục lục bài viết
- 1 1. Biên bản thỏa thuận của các tổ chức bảo lãnh trong tổ hợp bảo lãnh là gì và mục đích của biên bản thỏa thuận của các tổ chức bảo lãnh trong tổ hợp bảo lãnh?
- 2 2. Mẫu biên bản thỏa thuận của các tổ chức bảo lãnh trong tổ hợp bảo lãnh:
- 3 3. Hướng dẫn viết biên bản thỏa thuận của các tổ chức bảo lãnh trong tổ hợp bảo lãnh:
- 4 4. Quy định pháp luật về tổ hợp bảo lãnh:
1. Biên bản thỏa thuận của các tổ chức bảo lãnh trong tổ hợp bảo lãnh là gì và mục đích của biên bản thỏa thuận của các tổ chức bảo lãnh trong tổ hợp bảo lãnh?
Biên bản thỏa thuận của các tổ chức bảo lãnh trong tổ hợp bảo lãnh là biên bản được lập ra để ghi chép về việc thỏa thuận của các tổ chức bảo lãnh trong tổ hợp bảo lãnh.
Mục đích của biên bản thỏa thuận của các tổ chức bảo lãnh trong tổ hợp bảo lãnh nhằm ghi lại sự thỏa thuận của các tổ chức bảo lãnh trong tổ hợp bảo lãnh.
2. Mẫu biên bản thỏa thuận của các tổ chức bảo lãnh trong tổ hợp bảo lãnh:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
[Tên của tổ chức bảo lãnh chính]
BIÊN BẢN THỎA THUẬN
…., ngày…. tháng… năm….
– Căn cứ Nghị định số 95/2018/NĐ-CP ngày 30/06/2018 của Chính phủ về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán.
– Căn cứ Thông tư số 111/2018/TT-BTC, ngày 15/11/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn phát hành và thanh toán công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước
Hôm nay, ngày… tháng… năm…, tại…
Chúng tôi gồm:
1. Tổ chức bảo lãnh chính
– Tên tổ chức:
– Địa chỉ:
– Tài khoản ngân hàng số:… Tại:…
– Người đại diện hợp pháp: (Họ tên, chức vụ, địa chỉ)
2. Tổ chức bảo lãnh trong tổ hợp bảo lãnh
– Tên tổ chức bảo lãnh 1:
+ Địa chỉ:
+ Tài khoản ngân hàng số:… Tại:…
+ Người đại diện hợp pháp: (Họ tên, chức vụ, địa chỉ)
– Tên tổ chức bảo lãnh 2:
+ Địa chỉ:
+ Tài khoản ngân hàng số:… Tại:…
+ Người đại diện hợp pháp: (Họ tên, chức vụ, địa chỉ)
– …
Sau khi thống nhất, các bên cùng nhau ký kết thỏa thuận của tổ hợp bảo lãnh phát hành trái phiếu với các nội dung sau đây:
Điều 1. Chúng tôi đồng ý để [Tên của Tổ chức bảo lãnh chính] phân bổ khối lượng trái phiếu trong tổ hợp bảo lãnh và đại diện đàm phán với Kho bạc Nhà nước về mức lãi suất trái phiếu, khối lượng trái phiếu cam kết mua đối với đợt bảo lãnh phát hành theo
Điều 2. Chậm nhất 11 giờ 30 phút ngày thanh toán tiền mua trái phiếu theo
Điều 3. Trường hợp tổ chức bảo lãnh chậm thanh toán tiền mua trái phiếu theo thông báo của tổ chức bảo lãnh chính, tổ chức bảo lãnh chính được quyền yêu cầu tổ chức bảo lãnh nộp tiền lãi chậm thanh toán. Tiền lãi chậm thanh toán được xác định bằng… (do các bên thỏa thuận cụ thể).
Điều 4. Tổ chức bảo lãnh chính có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết theo yêu cầu của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam về tổ chức/người đăng ký mua trái phiếu cho Kho bạc Nhà nước vào ngày thanh toán tiền mua trái phiếu.
Điều 5. Các cam kết khác …
Điều 6. Khiếu nại, tranh chấp
Mọi khiếu nại, tranh chấp, vi phạm hợp đồng của các bên xử lý theo quy định hiện hành.
Điều 7. Hiệu lực thi hành
– Hợp đồng này có hiệu lực thi hành từ ngày…/…/…
– Hợp đồng này kết thúc khi:
a) Kho bạc Nhà nước thông báo đợt bảo lãnh phát hành không thành công;
b) Tổ chức bảo lãnh chính và các tổ chức bảo lãnh trong tổ hợp đã hoàn thành các nghĩa vụ liên quan, và trái phiếu đã được lưu ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam vào tài khoản tương ứng của các bên có liên quan.
TÊN TỔ CHỨC BẢO LÃNH CHÍNH
Đại diện tổ chức bảo lãnh chính
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC BẢO LÃNH 1
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC BẢO LÃNH 2
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết biên bản thỏa thuận của các tổ chức bảo lãnh trong tổ hợp bảo lãnh:
Biên bản thỏa thuận của các tổ chức bảo lãnh trong tổ hợp bảo lãnh ghi rõ ngày tháng năm, địa điểm lập biên bản.
Ghi tên chính xác tên tổ chức bảo lãnh chính, tổ chức bảo lãnh trong tổ chức bảo lãnh.
– Phần địa chỉ ghi chi tiết từ số nhà, tên đường, xã/phường/thị trấn, huyện/quận/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố.
Ghi tài khoản ngân hàng số, và ngân hàng chủ quản.
Ghi họ tên, chức vụ và địa chỉ của đại diện hợp pháp.
4. Quy định pháp luật về tổ hợp bảo lãnh:
Tổ hợp bảo lãnh phát hành là nhóm các tổ chức bảo lãnh phát hành cùng nhau cam kết bảo lãnh phát hành cho đợt phát hành của tổ chức phát hành theo hợp đồng đồng bảo lãnh phát hành, trong đó xác định tổ chức bảo lãnh phát hành chính chịu trách nhiệm chung cho hoạt động bảo lãnh phát hành và quyền, trách nhiệm của từng tổ chức bảo lãnh phát hành. (Khoản 20 Điều 3 Nghị định số 155/2020/NĐ- CP)
Thông tư số 111/2018/TT- BTC quy định về tổ hợp bảo lãnh như sau:
Khi có nhu cầu phát hành trái phiếu theo phương thức bảo lãnh phát hành, Kho bạc Nhà nước thông báo về kế hoạch tổ chức bảo lãnh phát hành trên trang điện tử của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán để các tổ chức đăng ký tham gia làm tổ chức bảo lãnh chính. Nội dung thông báo bao gồm:
Thông tin dự kiến về đợt bảo lãnh phát hành:
– Điều kiện, điều khoản sơ bộ của trái phiếu bao gồm: đồng tiền phát hành, kỳ hạn, mệnh giá, phương thức thanh toán gốc, lãi;
– Khối lượng trái phiếu dự kiến phát hành;
– Khoảng thời gian dự kiến đàm phán, ký kết hợp đồng bảo lãnh.
Thông tin về việc lựa chọn tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính:
– Điều kiện và tiêu chuẩn của tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 95/2018/NĐ-CP. Các điều kiện bao gồm:
+ Các tổ chức tài chính có chức năng cung cấp dịch vụ bảo lãnh chứng khoán theo quy định của pháp luật được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
+ Có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo lãnh chứng khoán;
+ Có phương án bảo lãnh phát hành khả thi đáp ứng được yêu cầu của chủ thể tổ chức phát hành đối với mỗi đợt phát hành.
– Thời hạn và hình thức nhận hồ sơ đăng ký trở thành tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính.
Các tổ chức đáp ứng đủ điều kiện và có nhu cầu trở thành tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính gửi hồ sơ đăng ký được niêm phong theo thông báo của Kho bạc Nhà nước. Hồ sơ đăng ký gồm:
a) Đơn đăng ký trở thành tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 Thông tư này;
b) Đề xuất phương án bảo lãnh phát hành trái phiếu với các nội dung cơ bản sau đây:
– Dự báo về tình hình thị trường trái phiếu và khả năng phát hành trái phiếu theo phương thức bảo lãnh;
– Kế hoạch thực hiện đối với đợt bảo lãnh phát hành, gồm: dự kiến thành viên tổ hợp bảo lãnh, cách thức, thời gian triển khai thực hiện, dự kiến về khối lượng, lãi suất phát hành và đề xuất chi phí bảo lãnh phát hành trái phiếu;
– Các cam kết của tổ chức bảo lãnh chính.
c) Các tài liệu chứng minh đủ điều kiện để trở thành tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chínhgồm:
– Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động (Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản sao không có chứng thực xuất trình cùng bản chính để đối chiếu);
– Tài liệu chứng minh kinh nghiệm hoạt động của tổ chức trong lĩnh vực bảo lãnh chứng khoán và tình hình tài chính (kèm theo
Sau khi kết thúc thời gian nhận hồ sơ, Kho bạc Nhà nước thành lập tổ mở hồ sơ niêm phong để đánh giá, lựa chọn tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính căn cứ vào điều kiện và phương án bảo lãnh phát hành trái phiếu.
Kho bạc Nhà nước thông báo bằng văn bản và công bố trên trang điện tử của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán về kết quả lựa chọn tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính.
Kho bạc Nhà nước và tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính thống nhất nội dung và ký
Tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính lựa chọn thành viên của tổ hợp bảo lãnh/tổ chức đồng bảo lãnh báo cáo Kho bạc Nhà nước theo mẫu quy định tại mục 1 Phụ lục 8 Thông tư này để Kho bạc Nhà nước chấp thuận.