Việc giao hóa đơn điện tử là trách nhiệm nhà bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cần thực hiện. Dưới đây, Luật Dương Gia sẽ hướng dẫn mẫu đơn yêu cầu về việc giao hóa đơn điện tử.
Mục lục bài viết
1. Đơn yêu cầu về việc giao hóa đơn điện tử là gì?
Đơn yêu cầu về việc giao hóa đơn điện tử là văn bản do người mua hàng hóa, được cung ứng dịch vụ gửi tới doanh nghiệp bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nhằm yêu cầu chủ thể này giao hóa đơn điện tử.
Đơn yêu cầu về việc giao hóa đơn điện tử dùng để bày tỏ nguyện vọng của cá nhân mua sắm hàng hóa đối với chủ thể cung ứng hàng hóa, là căn cứ để chủ thể cung ứng hàng hóa nắm bắt và xem xét tính hợp lý để quyết định giao hóa đơn điện tử.
2. Mẫu đơn yêu cầu về việc giao hóa đơn điện tử:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
…….., ngày….tháng…năm…..
ĐƠN YÊU CẦU
(V/v giao hóa đơn điện tử)
Kính gửi: CÔNG TY CỔ PHẦN …………
Căn cứ Nghị định 119/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
Tôi tên là: Nguyễn Văn A Sinh ngày …/…/…
Giấy chứng minh nhân dân số: 000000000 cấp ngày…/…/… tại …….…
Hộ khẩu thường trú: ………
Chỗ ở hiện nay: ………
Số điện thoại liên hệ: 0123456789
Tôi xin trình bày với Quý cơ quan một sự việc như sau:
Ngày…/…/…, tôi có mua 01 lô hàng của công ty…….. trị giá …………….. đồng. Tuy nhiên, sau khi thực hiện quá trình mua bán, bên tôi không nhận được bất kì hóa đơn nào chứng thực việc đã thực hiện việc mua bán trên. Bên cạnh đó, theo
Vì vậy, tôi kính đề nghị Quý công ty giao hóa đơn điện tử như đã thỏa thuận trong hợp đồng để đảm bảo được quyền lợi và minh bạch trong việc quyết toán thuế của công ty tôi.
Tôi kính mong Quý cơ quan nhanh chóng xem xét và xử lý yêu của của tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn mẫu đơn yêu cầu về việc giao hóa đơn điện tử:
– Người viết đơn ghi rõ địa danh, ngày tháng năm viết đơn, Ví dụ: Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm…..
– Kính gửi: Ghi đầy đủ tên doanh nghiệp cung ứng hàng hóa, dịch vụ. Ví dụ: Công ty cổ phần Kim Sơn.
– Người viết đơn ghi rõ thông tin cá nhân: tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân, địa chỉ thường trú theo căn cước công dân.
– Chỗ ở hiện nay: người viết đơn ghi rõ số nhà, tên đường, phường, quận, thành phố nơi mình đang sinh sống không phụ thuộc vào hộ khẩu thường trú.
– Người làm đơn ghi rõ loại hàng hóa, giá trị đơn hàng trong nội dung sự việc.
– Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên.
4. Các vấn đề pháp lý về hóa đơn điện tử:
Hóa đơn điện tử là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử theo quy định tại Nghị định này bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử bao gồm: Tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử; tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử và các dịch vụ khác liên quan đến hóa đơn điện tử.
4.1. Đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hành hóa, cung cấp dịch vụ:
Căn cứ theo Điều 91 Luật Quản lý thuế năm 2019 quy định Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ như sau:
– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này.
– Doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, tài chính tín dụng, bảo hiểm, y tế, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị, thương mại, vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hóa đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu hóa đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định và bảo đảm việc truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế thì được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp rủi ro về thuế cao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và trường hợp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
– Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 51 của Luật này và các trường hợp xác định được doanh thu khi bán hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
– Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không đáp ứng điều kiện phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hàng hoặc trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cơ quan thuế chấp nhận cấp hóa đơn điện tử để giao cho khách hàng thì được cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh và phải khai thuế, nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.
4.2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ:
Căn cứ theo Điều 55 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ như sau:
– Tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có quyền:
+ Tạo hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để sử dụng nếu đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14;
+ Sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nếu thuộc trường hợp và đối tượng quy định tại khoản 1, 3, 4 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14;
+ Sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế đặt in theo quy định tại Điều 24 Nghị định này;
+ Sử dụng hóa đơn hợp pháp để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh;
+ Khiếu kiện các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm các quyền tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn hợp pháp.
– Tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có nghĩa vụ:
+ Lập và giao hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng;
+ Quản lý các hoạt động tạo hóa đơn theo quy định tại Nghị định này;
+ Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Điều 15 Nghị định này nếu sử dụng hóa đơn điện tử và chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế trong trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 22 Nghị định này;
+ Công khai cách thức tra cứu, nhận file gốc hóa đơn điện tử của người bán tới người mua hàng hóa, dịch vụ;
+ Báo cáo việc sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong trường hợp mua hóa đơn của cơ quan thuế theo Mẫu số BC26/HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Gửi gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế đối với trường hợp mua hóa đơn của cơ quan thuế theo Mẫu số 01/TH-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng.
4.3. Trách nhiệm của người mua hàng hóa, dịch vụ:
Căn cứ theo Điều 56 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định trách nhiệm của người mua hàng hóa, dịch vụ như sau:
– Yêu cầu người bán lập và giao hóa đơn khi mua hàng hóa, dịch vụ.
– Cung cấp chính xác thông tin cần thiết để người bán lập hóa đơn.
– Ký các liên hóa đơn đã ghi đầy đủ nội dung trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc người mua ký trên hóa đơn.
– Sử dụng hóa đơn đúng mục đích.
– Cung cấp thông tin trên hóa đơn cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, trường hợp sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế đặt in thì phải cung cấp hóa đơn bản gốc, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì thực hiện quy định về việc tra cứu, cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử.
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ;