Đến nay hài cốt của các liệt sỹ vẫn chưa được người thân tìm thấy để đưa về quê hương. Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu giúp người đọc hiểu rõ hơn về trích lục thông tin liệt sỹ.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn xin cấp bản trích lục thông tin về liệt sĩ là gì?
- 2 2. Đơn xin cấp bản trích lục thông tin về liệt sĩ chi tiết nhất:
- 3 3. Hướng dẫn viết đơn xin cấp bản trích lục thông tin về liệt sĩ chi tiết nhất:
- 4 4. Trình tự thủ tục xin cấp bản trích lục thông tin về liệt sỹ:
- 5 5. Hướng dẫn tìm thông tin và phần mộ liệt sỹ:
1. Mẫu đơn xin cấp bản trích lục thông tin về liệt sĩ là gì?
Đơn xin cấp bản trích lục thông tin về liệt sĩ là là mẫu đơn được cá nhân là người thân của các liệt sỹ lập ra và gửi tới cơ quan có thẩm quyền xin cấp trích lục thông tin về liệt sỹ.
Đơn đề nghị cấp bản trích lục thông tin liệt sỹ là biểu mẫu rất quan trọng giúp người nhà liệt sỹ sớm tìm kiếm được mộ.
Mẫu đơn xin cấp bản trích lục thông tin về liệt là mong muốn của cá nhân, gia đình của liệt sỹ gửi cơ quan có thẩm quyền để được cấp bản trích lục thông tin liệt sỹ . đây là văn bản rất quan tọng để ngừi nhà liệt sỹ có thể tìm đucợ hài cốt liệt sỹ sớm nhất
2. Đơn xin cấp bản trích lục thông tin về liệt sĩ chi tiết nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
XIN BẢN TRÍCH LỤC THÔNG TIN VỀ QUÂN NHÂN HY SINH, MẤT TIN,
MẤT TÍCH TRONG CHIẾN TRANH
Kính gửi:. …
Tên tôi là:…Sinh năm:…
Hộ khẩu thường trú:…
Số CMT:…Do:…
Quan hệ với LS: …
Họ và tên LS (viết chữ in hoa):…Sinh năm:……
Quê quán:…
Họ và tên bố của LS:…
Họ và tên mẹ LS:…
Họ và tên vợ hoặc chồng (nếu có):……
Ngày nhập ngũ:…
Đơn vị tại chiến trường:…
Cấp bậc:…..Chức vụ:…
Ngày hy sinh:…
Nơi hy sinh:…
Nơi an táng ban đầu:
Những năm qua gia đình đã tìm kiếm nhưng không rõ phần mộ liệt sĩ ở đâu.
Nay gia đình đề nghị UBND xã (phường) xác nhận và cho
…Ngày….tháng….năm…..
XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ (PHƯỜNG)
(Về hộ khẩu thường trú, quan hệ với liệt sĩ)
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký, ghi rõ họ và tên)
3. Hướng dẫn viết đơn xin cấp bản trích lục thông tin về liệt sĩ chi tiết nhất:
– Phần kính gửi ghi rõ tên cơ quan, đơn vị quản lý của liệt sỹ
– Thông tin người viết đơn: ghi rõ họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số CMND, ngày cấp, nơi cấp
– Thông tin liệt sỹ: ghi rõ họ và tên, ngày tháng năm sinh, quê quán
– Thông tin bố, mẹ, anh, chị, em, vợ (chồng) của liệt sỹ:ghi rõ họ và tên, ngày tháng năm sinh, quê quán
– Ghi rõ ngày nhập ngũ, đơn vị tại chiến trường là gì?
– Cấp bậc, chức vụ là gì?
– Ngày hy sinh, nơi hy sinh là ở đâu?
4. Trình tự thủ tục xin cấp bản trích lục thông tin về liệt sỹ:
Để được trích lục, cung cấp thông tin về liệt sĩ, đề nghị Bạn và gia đình có:
– Đơn đề nghị (có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường nơi cư trú về thân nhân liệt sĩ);
– Sao lục giấy báo tử,
– Bằng “Tổ quốc ghi công”
– Các giấy tờ khác có liên quan (nếu có) liên hệ với Ban Chính sách, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh theo quê quán trước khi nhập ngũ của liệt sĩ hoặc đơn vị của liệt sĩ trước khi hy sinh để được tra cứu, cung cấp./.
5. Hướng dẫn tìm thông tin và phần mộ liệt sỹ:
– Hồ sơ liệt sỹ và hồ sơ trích lục thông tin về liệt sỹ:
theo pháp lệnh ưu đai người có công thì Thân nhân Ls được quy định như sau:
+ Cha, mẹ đẻ,
+ Vợ hoặc chồng
+ Con đẻ hoặc con nuôi của liệt sỹ
nếu liệt sỹ không còn thân nhân nêu trên thì: anh, chị, em hoặc cháu của liệt sỹ là người thở cúng đucợ UBND xã xác nhận. Những người này khi đi tìm hài cốt liệt sỹ thì phải có giấy xác nhận của UBND xã/ phường/ thị trấn là người thờ cúng.
Trong trường hợp giấy báo tử có thông tin sai sót về Họ hoặc tên đệm của Liệt sỹ , thông tin bia mộ hoặc hồ sơ quản lý không trùng khớp với giấy báo tử thì:
+ Căn cứ
+ Căn cứ thông tư 202/2013/TT-BQP ngày 07/11/2013 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn trình tự, thủ tục xác nhận; tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi Người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của bộ quốc phòng về sửa đổi thông tin giấy báo tử.
+ Căn cứ NĐ 31/2013/NĐ-CP quy định chi tết, hướng đãn thi hành một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng
Thân nhân liệt sỹ làm đơn đề nghị Ban chấp hành Quân sự, nơi cấp giấy báo tử xin điều chỉnh thông tin trong giấy báo tử để bảo đảm thống nhất trong hồ sơ Liệt sỹ. Ví dụ: Trong giấy báo tử liệt sỹ Nguyễn Huy Tùng. Nhưng trong hồ sơ gốc của đơn vị trích lục
– Hồ sơ trích lục Thông tin về Liệt sỹ do Ban chấp hành Quân sự tỉnh/ TP, cục chính sách/ quân khu/ quân đoàn/ binh đoàn/ sư đoàn quản lý:
+ Kết quả giải mã phiên hiệu đơn vị trong giấy báo tử gồm: đơn vị chiến đấu( đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn,.. nơi hi sinh, nơi mai táng ban đầu,…)
+ Xin trích lục thông tin về liệt sỹ : Thân nhân liệt sỹ làm đơn theo mẫu ra UBND xã/ phường/ thị trấn xác nhận, kèm theo giấy báo tử hoặc bằng Tổ quốc ghi công. sau đó mang lên tỉnh đội xin cấp thông tin liệt sỹ
+ Trong trường hợp tỉnh đội không có thông tin thì: Thân nhân liệt sỹ gửi đên đến cục cảnh sát, quân khu, quân đội để tìm kiếm
– Gửi đơn đề nghị cung cấp thông tin quy tập:
+ Sau khi có kết quả trả lời của trích lục thông tin liệt sỹ thì: Thân nhân liệt sỹ làm đơn theo mẫu điền đầy đủ nội dung thông tin theo kết quả trả lời của trích lục. Sau đó, ra UBND xã xác nhận và kèm theo photo bản trích lục thông tin liệt sỹ, giấy báo tử công chứng gửi vào tỉnh đội mơi có địa danh mà liệt sỹ hi sinh để yêu cầu họ cung cấp và đề nghị tìm kiếm.
– Điều chỉnh thông tin trên bia bộ và giám định ADN (TT13/2014/BLĐTBXH).
+ Điều chỉnh thông tin bia mộ: Trường hợp liệt sỹ đã được quy tập vào nghĩa trang nhưng khuyết thông tin về xã hoặc huyện hay tên đệm, họ sai,… thì: Thân nhân liệt sỹ làm đơn đề nghị xác nhận có xác nhận của UBND kèm theo giấy báo tử; kết quả trích lục thông tin về lệt sỹ và gửi vào phòng lao động thương binh và xã hội hoặc ủy ban nhân dân xã nơi quản lý nghĩa trang đề nghị họ xác nhận hiện nay đang quản lý mộ liệt sỹ.
+ Sau khi có xác nhận mộ thì thân nhân liệt sỹ làm đơn xin điều chỉnh thông tin bia mộ theo mẫu có xác nhận của ủy ban nhân dân và gửi vào sở Lao động thương binh và xá hội nơi quản lý nhân thân liệt sỹ yêu cầu họ đính chính
thông tin bia mộ
Theo nghị định 28/CP Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công với cách mạng quy định gia đình liệt sỹ gồm các thân nhân của liệt sỹ được cấp “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ” và hưởng chế độ ưu đãi như sau:
Điều 19:
– Gia đình liệt sĩ gồm những thân nhân của liệt sĩ quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh, được cấp “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ” và hưởng chế độ ưu đãi là:
1/ Vợ (hoặc chồng) liệt sĩ là người kết hôn hợp pháp hoặc thực tế là vợ hoặc chồng liệt sĩ, được nhân dân, cơ quan có thẩm quyền thừa nhận.
Trường hợp vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc lấy vợ khác nhưng ở vào một trong hai hoàn cảnh sau đây nếu được gia đình liệt sĩ thừa nhận và Uỷ ban nhân dân xã, phường công nhận thì cũng được giải quyết hưởng chế độ ưu đãi:
– Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc lấy vợ khác nhưng vẫn nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc vẫn phụng dưỡng bố mẹ liệt sĩ.
– Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác nhưng nay sống độc thân do người chồng (hoặc vợ ) sau đã chết.
2/ Con liệt sĩ gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp và con ngoài giá thú được pháp luật công nhận, con đẻ mà khi người chồng chết người vợ đang mang thai.
3/ Cha mẹ đẻ của liệt sĩ.
4/ Người có công nuôi liệt sĩ là người đã thật sự nuôi dưỡng liệt sĩ từ nhỏ, đối xử với liệt sĩ như con đẻ, thời gian nuôi từ 10 năm trở lên khi liệt sĩ còn dưới 16 tuổi. Trường hợp nuôi liệt sĩ ở thời kỳ sơ sinh hoặc đang bị tai hoạ lớn mà đã nuôi liệt sĩ từ 5 năm trở lên khi còn dưới 16 tuổi cũng được xác nhận là người có công trường liệt sĩ.
Điều 20.- Thân nhân liệt sĩ quy định tại Điều 19 của Nghị định này được hưởng tiền tuất như sau:
1/ Được hưởng tiền tuất lần đầu mức 3.000.000 đồng khi báo tử.
2/ Vợ (hoặc chồng), cha mạ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, khi đến tuổi 55 đối với nam, 50 tuổi đối với nữ hoặc chưa đến tuổi đó nhưng mất sức lao động từ 61% trở lên; hoặc có 3 con là liệt sĩ trở lên đến tuổi 55 đối với nam, 50 tuổi đối với nữ hoặc chưa đến tuổi đó nhưng mất sức lao động từ 61% trở lên; con liệt sĩ từ 16 tuổi trở xuống; con liệt sĩ trên 16 tuổi nếu còn tiếp tục học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, bị tật nguyền bẩm sinh, bị tàn tật nặng từ nhỏ mà mồ côi cả cha mẹ, được hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng mức 240.000 đồng/người
Trên đây là những thông tin về mẫu đơn xin cấp bản trích lục thông tin về liệt sĩ, hướng dẫn viết đơn xin cấp bản trích lục thông tin về liệt sĩ, trình tự thủ tục xin cấp bản trích lục thông tin về liệt sĩ và một số quy định khác của pháp luật về các thông tin của lệt sỹ.
Cơ sở pháp lý:
– Công văn 4579/CSTBLS trích lục hồ sơ thương binh liệt sỹ.
–