Trường hợp, bản án, quyết định của Tòa án làm cho một bên cảm thấy không được công bằng dẫn tới những bức xúc và mâu thuẫn. Theo quy định pháp luật, mỗi bên đều có quyền kháng cáo bản án, quyết định để yêu cầu Tòa án cấp cao hơn xem xét lại bản án, quyết định đó theo trình tự phúc thẩm.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn kháng cáo quyền nuôi con là gì?
Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, căn cứ vào đó thì mẫu đơn kháng cáo quyền nuôi con chính là văn bản phản đối và muốn đòi lại quyền nuôi con của mình.
Mẫu đơn kháng cáo quyền nuôi con là mẫu đơn được cá nhân lập ra để kháng cáo về quyền nuôi con.Mẫu đơn kháng cáo quyền nuôi con nêu rõ:Thông tin người làm đơn, Nội dung kháng cáo
2. Mẫu đơn kháng cáo quyền nuôi con:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
————–o0o————–
…. , ngày … tháng … năm ……
ĐƠN KHÁNG CÁO QUYỀN NUÔI CON
(V/v: Kháng cáo một phần bản án sơ thẩm về quyền nuôi con theo Bản án số ……./BAST – HNGD)
– Căn cứ
– Căn cứ
Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN ……. (nơi xét xử sơ thẩm)
Thông tin người kháng cáo
Người kháng cáo: …… Sinh ngày: ……
Chứng minh nhân dân số: …… Cấp ngày: …… Tại: …
Hộ khẩu thường trú: ……
Nơi ở hiện nay: ……
Là: bị đơn/nguyên đơn … trong vụ án ly hôn ……….
Nội dung Kháng cáo:
Kháng cáo một phần của bản án số ………….. của Tòa án nhân dân … chưa có hiệu lực pháp luật, ngày … tháng … năm … về quyền nuôi con, cụ thể:
Ngày … tháng … năm … Tòa án nhân dân … xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn đơn phương của tôi và … đã ra bản án về giải quyết ly hôn, nuôi con, chia tài sản sau ly hôn quy nuôi con. Xét thấy ( nêu rõ lý do kháng cáo……
Ví dụ: Chồng tôi là anh Nguyễn Văn A là người có nhân phẩm đạo đức không tốt. Điều này thể hiện ở việc chồng tôi là người nghiện ngập/ thường xuyên say xỉn, la cà uống rượu với bạn bè. Điều này không chỉ xóm làng mà cả cơ quan địa phương đều biết và đã nhiều lần nhắc nhở xử lý hành chính. Bên cạnh đó, chồng tôi hiện nay không có công việc ổn định, việc nuôi dưỡng chăm sóc con cái trước đây hầu hết đều là do tôi chăm lo. Hiện nay, chồng tôi cũng không có chỗ ở ổn định.
Nhận thấy, chồng tôi không có điều kiện để chăm lo, nuôi dưỡng các con được phát triển, nhận thức đúng đắn. Cùng với việc con tôi hiện nay còn rất nhỏ, cần sự chăm sóc của mẹ và rất dễ bị ảnh hưởng với tác động môi trường để phát triển nhân cách.
Dựa theo quy định pháp luật Điều 271, 273 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về kháng cáo và Điều 81
Kính mong Tòa án nhân chấp nhận đơn kháng cáo và tiến hành xử lý theo quy định pháp luật.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn và lưu ý khi làm đơn:
– Ghi đầy đủ các thông tin cá nhân Vợ, chồng trong đơn
– Phần lý do: Trình bày cụ thể lí do muốn kháng cáo
– Nêu những căn cứ cho rằng việc để vợ/ chồng mình nuôi con là không thỏa đáng
– Kí và ghi đầy đủ họ tên
4. Hồ sơ cần thiết cho việc giành lại quyền nuôi con khi đã có bản án Tòa án:
– Trường hợp vợ/chồng thỏa thuận được về quyền nuôi con, hồ sơ gồm có:
Vợ/chồng lập văn bản thỏa thuận về quyền nuôi con sau khi ly hôn; Nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận về quyền nuôi con; Tòa án xem xét hồ sơ, kiểm tra về điều kiện nuôi dưỡng của cha mẹ. Nếu xét thấy việc thỏa thuận hoàn toàn tự nguyện, phù hợp với lợi ích của con thì Tòa án sẽ ra quyết định về việc thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn.
– Hồ sơ khởi kiện đề nghị Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi trong trường hợp không đạt được thỏa thuận về quyền nuôi con của vợ/chồng gồm có:
+ Đơn khởi kiện (Mẫu đơn xin giành lại quyền nuôi con theo link bên dưới);
+ Bản án ly hôn; Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (bản sao chứng thực);
+ Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực);
+ Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con là có căn cứ và hợp pháp.
– Thủ tục giành lại quyền nuôi con khi đã có bản án Tòa án
Thủ tục giành lại quyền nuôi con khi đã có bản án Tòa án được thực hiện theo quy định tại các Điều 28,35 và 39 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ/chồng bạn (người đang trực tiếp nuôi con bạn) đang cư trú, làm việc;
Bước 2: Sau khi nộp đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ, lúc này Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho bạn;
Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.
– Thời gian giải quyết sẽ được quy định tại Điều 203 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Theo điểm a khoản 1 Điều 203 Bộ Luật này, thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án, nhưng nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì thời hạn sẽ không quá 06 tháng;
Theo khoản 4 Điều 203 Bộ Luật này quy định thời hạn mở phiên tòa là 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
5. Các vấn đề pháp lý liên quan:
Người có quyền kháng cáo:
Tại Điều 271 BLTTDS 2015 Người có quyền kháng cáo là: Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
Thời hạn kháng cáo quy định tại điều 273 BLTTDS 2015 như sau:
– Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.
– Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của Bộ luật này.
– Trường hợp đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được xác định căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận vợ hoặc chồng quyền làm đơn kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm (Điều 271 Bộ luật tố tụng dân sự 2015). Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Toà án cấp sơ thẩm là mười lăm ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự không có mặt tại phiên toà thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.
Nếu chồng hoặc vợ đã nộp đơn kháng cáo thì thời gian từ khi bạn nộp đơn đến khi xét xử phúc thẩm là:
+ Nộp đơn, trong thời hạn 10 ngày ra quyết định nhận đơn và thông báo nộp tiền tạm ứng án phí.
+ Trong thời hạn 10 ngày người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí để tòa án tiến hành vào sổ thụ lý.
Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
– Luật hôn nhân và gia đình 2014;