Trong hoạt động thẩm định đó có sự xuất hiện của biên bản thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giới thiệu về biên bản thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu.
Mục lục bài viết
- 1 1. Biên bản thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu là gì?
- 2 2. Biên bản thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu được dùng khi nào?
- 3 3. Mẫu biên bản thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu và hướng dẫn viết biên bản:
- 4 4. Quy định pháp luật về hoạt động thẩm định xuất bản phẩm nhập khẩu:
1. Biên bản thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu là gì?
Tại
Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức sau đây:
– Sách in;
– Sách chữ nổi;
– Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp;
– Các loại lịch;
– Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách.” (Khoản 4 Điều 4)
Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh qua đường biên giới quốc gia. Từ đó có thể hiểu xuất bản phẩm nhập khẩu là những xuất bản phẩm được đưa từ nước ngoài về Việt Nam hợp pháp.
Thẩm định là hoạt động kiểm tra, xem xét một sản phẩm.
Từ đó có thể hiểu mẫu biên bản thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc hoạt động thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu, biên bản cung cấp về các thông tin thẩm định…
2. Biên bản thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu được dùng khi nào?
Biên bản thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu được dùng khi các cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định nội dung của xuất bản phẩm nhập khẩu nhằm khi nhận về các thông tin thẩm định. Hoạt động thẩm định được tiến hành khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu gửi cơ quan có thẩm quyền tiến hàng thẩm định.
3. Mẫu biên bản thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu và hướng dẫn viết biên bản:
Biên bản thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu được ban hành theo Thông tư 01/2020/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và truyền thông. Mẫu biên bản như sau:
TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN (NẾU CÓ)
TÊN CƠ SỞ NHẬP KHẨU, PHÁT HÀNH
Số:..…..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
..…, ngày……. tháng…. năm…
BIÊN BẢN
Thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu
– Căn cứ yêu cầu của Cục Xuất bản, In và Phát hành tại Giấy xác nhận đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm kinh doanh số:……. ngày…… tháng…… năm…….;
– Căn cứ Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định ngày…..tháng……năm………..;
Ngày…. tháng…. năm… tại…….Hội đồng thẩm định tiến hành tổ chức thẩm định xuất bản phẩm nhập khẩu.
Thành phần gồm:
1. Ông(bà) …… – Giám đốc, Chủ tịch hội đồng thẩm định
2. Ông(bà) …… – Chức danh, thành viên
3. Ông(bà) …… – Chức danh, thành viên
4. Ông(bà) …… – Chức danh, thành viên
5. Ông(bà) …….. – Chức danh, thành viên
I/Nội dung thẩm định nội dung xuất bản phẩm:….
II/ Kết luận của Hội đồng thẩm định nội dung xuất bản phẩm:…
Biên bản này được lập thành 03 bản: 01 bản lưu tại Hội đồng, 01 bản lưu tại cơ sở nhập khẩu và một bản gửi kèm theo
THƯ KÝ
(ký tên)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH
(Ký tên, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)
Hướng dẫn viết biên bản
Biên bản thẩm định nôi dung xuất bản phẩm nhập khẩu ghi rõ địa danh, ngày tháng năm viết biên bản.
Ghi số Giấy đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm và số quyết định thành lập hội đồng thẩm định
Ghi đầy đủ, chính xác tên các Hội đồng thẩm định và chức vụ của họ.
Ghi chi tiết các nội dung thẩm định
Ghi kết luận sau khi thẩm định
4. Quy định pháp luật về hoạt động thẩm định xuất bản phẩm nhập khẩu:
Luật Xuất bản quy định như sau:
“Điều 39. Đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh
1. Việc nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh phải do cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm thực hiện.
2. Trước khi nhập khẩu, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải lập hồ sơ đăng ký nhập khẩu gửi Bộ Thông tin và Truyền thông và nộp lệ phí theo quy định của pháp luật. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết hồ sơ đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm, Bộ Thông tin và Truyền thông xác nhận đăng ký bằng văn bản; trường hợp không xác nhận đăng ký phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
4. Trường hợp có sự thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký xuất bản phẩm nhập khẩu đã được xác nhận đăng ký, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải có văn bản báo cáo về nội dung thông tin thay đổi, đồng thời đăng ký những thông tin mới (nếu có) với Bộ Thông tin và Truyền thông để xác nhận đăng ký bổ sung.
5. Văn bản xác nhận đăng ký của Bộ Thông tin và Truyền thông là căn cứ pháp lý để cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm làm thủ tục nhập khẩu với cơ quan hải quan và có giá trị cho đến khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu.
6. Trường hợp phát hiện nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông có quyền từ chối xác nhận đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm hoặc yêu cầu thẩm định nội dung xuất bản phẩm đó trước khi xác nhận đăng ký nhập khẩu.”
Như vậy, hoạt động nhập khẩu xuất bản phẩm phải được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
Khoản 6 Điều 40 của Luật quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở phát hành xuất bản phẩm, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm đó chính là “Đối với cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm, người đứng đầu phải tổ chức thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu trước khi phát hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất bản phẩm nhập khẩu.”.
Nghị định số
– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải ban hành quy chế nội bộ về thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu gửi Bộ Thông tin và Truyền thông và có trách nhiệm triển khai thực hiện đúng quy chế trong quá trình hoạt động.
– Người đứng đầu cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải tổ chức thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu trước khi phát hành theo quy định sau đây:
+ Thành lập hội đồng thẩm định gồm: Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm, thành viên hội đồng là các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan đến nội dung xuất bản phẩm cần thẩm định, thư ký hội đồng là nhân viên phụ trách thẩm định nội dung. Việc mời chuyên gia tham gia hội đồng thẩm định do người đứng đầu cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm quyết định;
+ Việc thẩm định tiến hành đối với từng xuất bản phẩm nhập khẩu. Kết quả thẩm định được lập thành biên bản, báo cáo với Bộ Thông tin và Truyền thông định kỳ 03 tháng/lần;
+ Trong quá trình thẩm định, nếu phát hiện xuất bản phẩm nhập khẩu có nội dung vi phạm Khoản 1 Điều 10 Luật xuất bản, cơ sở nhập khẩu không được phát hành xuất bản phẩm và phải báo cáo kịp thời với Bộ Thông tin và Truyền thông.
– Khi có yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu, người đứng đầu cơ sở nhập khẩu phải tổ chức thẩm định và báo cáo kết quả thẩm định bằng văn bản.
Xuất bản phẩm nhập khẩu chỉ được phát hành sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Và Thông tư số 01/2020/TT- BTTTT quy định về hoạt động thẩm định xuất bản phẩm không kinh doanh như sau:
“Điều 20. Thẩm định xuất bản phẩm nhập khẩu không kinh doanh có dấu hiệu vi phạm pháp luật quy định tại Khoản 5 và Khoản 6 Điều 41 Luật xuất bản
1. Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân không cung cấp được một (01) bản xuất bản phẩm để tổ chức thẩm định nội dung làm cơ sở cho việc quyết định cấp giấy phép nhập khẩu, Cục Xuất bản, In và Phát hành hoặc Sở cấp giấy phép nhập khẩu một (01) bản/tên xuất bản phẩm và yêu cầu tổ chức, cá nhân nhập khẩu nộp để thẩm định nội dung.
Trường hợp cần thiết, Cục Xuất bản, In và Phát hành, Sở cấp giấy phép nhập khẩu bổ sung với số lượng xuất bản phẩm tối thiểu đủ để thẩm định nội dung.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được xuất bản phẩm nhập khẩu để thẩm định nội dung, Cục Xuất bản, In và Phát hành hoặc Sở phải thành lập hội đồng thẩm định. Thành phần hội đồng, số lượng thành viên hội đồng và việc mời chuyên gia tham gia hội đồng thẩm định do Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Giám đốc Sở quyết định.
3. Thời gian thẩm định đối với từng xuất bản phẩm không quá 10 ngày, kể từ ngày hội đồng thẩm định được thành lập. Kết quả thẩm định được lập thành văn bản, trong đó xác định rõ nội dung xuất bản phẩm có hoặc không vi phạm Luật xuất bản và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu, Cục Xuất bản, In và Phát hành hoặc Sở xem xét kết quả thẩm định để cấp giấy phép nhập khẩu; trường hợp không cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm, Cục Xuất bản, In và Phát hành hoặc Sở phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do, trong đó có yêu cầu tổ chức, cá nhân phải tái xuất hoặc tiêu hủy xuất bản phẩm đã cấp giấy phép nhập khẩu quy định tại Khoản 1 Điều này.”