Trong một số trường hợp (ví dụ như vi phạm giao thông..) người vi phạm cho rằng quyết định xử phạt của CSGT là chưa chính xác, đề nghị xin trích xuất camera giao thông để xem lại lỗi vi phạm. Vậy xin trích xuất dữ liệu camera như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin trích xuất dữ liệu camera – trích suất dữ liệu lưu trữ là gì?
Mẫu đơn xin trích xuất dữ liệu camera – trích suất dữ liệu lưu trữ là mẫu đơn lập ra để xin trích xuất dữ liệu camera – trích suất dữ liệu lưu trữ nhằm các mục đích khác nhau.. để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình hoặc tố giác tội phạm
Đơn xin lấy dữ liệu camera này được sử dụng trong các trường hợp cần sử dụng đoạn ghi hình, ghi tiếng trong camera của bên thứ 3 nhằm tố giác hành vi, bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ cho bản thân hoặc sử dụng với mục đích hợp pháp khác. Bên thứ 3 có quyền từ chối việc cung cấp dữ liệu camera, tuy nhiên phải trả lời rõ bằng văn bản cho người viết đơn được biết.
2. Mẫu đơn xin trích xuất dữ liệu camera – trích suất dữ liệu lưu trữ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———-o0o———-
ĐƠN XIN SAO LƯU DỮ LIỆU CAMERA
(V/v: Sao lưu dữ liệu camera ngày …/…/…… vào lúc …:…)
Kính gửi: …….. (Đơn vị sở hữu camera có dữ liệu cần sao lưu)
Tôi là ………… sinh ngày: …….
Vào ngày …/…/….., tại địa chỉ ……..phường …….quận ………. tôi có bị ăn trộm mất 01 xe máy hiệu…….biển số ……khi vào mua hàng của cửa hàng …… Tôi đã trình báo sự việc này ra công an phường ………… và đang chờ xử lý, tuy nhiên cửa hàng tôi mua hàng không có hệ thống camera giám sát. Dựa vào quan sát tôi thấy camera của quý đơn vị có góc nhìn có thể bao quát vị trí mà tôi để xe trước khi mất. Vì thế, bằng đơn này tôi kính mong quý đơn vị có thể tạo điều kiện cho tôi sao lưu dữ liệu camera cổng vào hồi …:… ngày …/…/…… để tôi làm bằng chứng trình lên
Rất mong nhận được sự hợp tác từ phía đơn vị/cửa hàng/tổ chức/tòa nhà, tôi xin chân thành cảm ơn!
….., ngày … tháng … năm…
Người viết đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn làm đơn:
– Ghi đầy đủ các thông tin cần thiết
– Nội dung xin trích xuất
– Gửi lên đơn vị sở hữu camera
– Cuối cùng kí và ghi rõ họ tên
4. Các thông tin liên quan:
Công nghệ đã đem lại rất nhiều lợi ích cho con người, các thiết bị điện tử được sử dụng ở nhiều lĩnh vực và ngày càng trở thành phổ biến, chúng cho phép ghi chép, lưu giữ nhiều sự vật, hiện tượng và hoạt động của con người một cách chi tiết, khách quan. Việc khai thác, sử dụng phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử (kể cả công khai hay bí mật) phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm được pháp luật công nhận, vấn đề là chúng ta khai thác, sử dụng thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất. Dữ liệu điện tử là một trong những nguồn chứng cứ mới được quy định trong
– Về căn cứ pháp lý:
+ Điều 87, Điều 99 Bộ luật TTHS năm 2015 quy định “dữ liệu điện tử” là một trong các nguồn chứng cứ; dữ liệu điện tử bao gồm: Dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử. Dữ liệu điện tử được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác. Giá trị chứng minh của dữ liệu điện tử được xác định căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử; cách thức xác định người khởi tạo và các yêu tố phù hợp khác.
– Về hoạt động thu thập dữ liệu điện tử:
+ Thứ nhất, việc thu thập, bảo quản phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử thực hiện theo Điều 88, 89, 90, 107 Bộ luật TTHS, theo đó, các phương tiện điện tử liên quan đến tội phạm phải được thu giữ kịp thời, đầy đủ và niêm phong ngay sau khi thu giữ; trường hợp không thể thu giữ phương tiện điện tử thì cơ quan có thẩm quyền tố tụng sao lưu dữ liệu điện tử đó vào phương tiện điện tử và bảo quản như đối với vật chứng và phải lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án; cơ quan có thẩm quyền tố tụng và người bào chữa được quyền thu thập chứng cứ là dữ liệu điện tử.
+ Thứ hai, đánh giá sự cần thiết phải thu giữ dữ liệu điện tử: Thông thường, các vụ án xảy ra trên thực tiễn đều để lại dấu vết và quá trình tìm ra dấu vết đó thuộc trách nhiệm của cơ quan tố tụng. Do vậy, các cơ quan tố tụng cần rà soát và thu giữ ngay các phương tiện, dữ liệu điện tử (nếu có) trong mỗi vụ án, tránh để tình trạng hình ảnh, dữ liệu bị trôi theo thời gian và xáo trộn dữ liệu hoặc chủ sở hữu phương tiện điện tử chủ động xóa dữ liệu vì các lý do khác nhau.
+ Thứ ba, xác định phương tiện điện tử chứa đựng dữ liệu điện tử: Đây là hoạt động để xác định nguồn gốc của dữ liệu điện tử. Do vậy, chúng ta cần xác định đúng tên gọi, chức năng, thậm chí cả nguồn gốc, xuất sứ của phương tiện điện tử đó khi xem xét thu giữ; khi thu giữ phải mô tả đúng đặc điểm, tên gọi, các thông số kỹ thuật, các hiển thị của phương tiện điện tử tại thời điểm thu giữ.
+ Thứ tư, xác định nguồn gốc phương tiện điện tử và người sở hữu, người sử dụng nó: Đây là hoạt động nhằm xác định chính xác người đã khởi tạo (tạo ra), truyền gửi, lưu trữ dữ liệu điện tử trên phương tiện điện tử; là căn cứ để xác định tính khách quan của dữ liệu điện tử làm rõ quá trình sử dụng phương tiện điện tử của chủ sở hữu, cách thức khởi tạo, cách thức truyền gửi dữ liệu, phương tiện điện tử có cài đặt mật khẩu hay không, việc quản lý phương tiện điện tử… .
– Về khai thác, sử dụng dữ liệu điện tử như sau:
+ Thứ nhất, dữ liệu điện tử đã được thu thập phải được khai thác và sử dụng triệt để; áp dụng các biện pháp cần thiết (có thể là giám định) để chuyển hóa thành các tài liệu nghe được, đọc được hoặc nhìn được. Khi xem xét cần xác định thời gian thực tế và thời gian được cài đặt, hiển thị trên phương tiện điện tử đã thu giữ . Đây là yếu tố quan trọng để đối chiếu với các chứng cứ khác, đôi khi có ý nghĩa quyết định để giải quyết vụ việc.
+ Thứ hai, trước khi lập biên bản kiểm tra dữ liệu điện tử, cơ quan tố tụng cần yêu cầu người tham gia tố tụng trình bày nội dung sự việc, những điều họ đã nhìn thấy, nghe được, yêu cầu mô tả thời gian, hoàn cảnh, đặc điểm hiện trường, đặc điểm nhận dạng và các đặc điểm riêng biệt khác…bằng biên bản; Biên bản kiểm tra giữ liệu điện tử phải thể hiện rõ phương pháp, cách thức kiểm tra vàphải có đầy đủ các thành phần như chủ sở hữu phương tiện điện tử, người làm chứng, cán bộ kỹ thuật và những người có liên quan.
+ Thứ ba, việc sao lưu dữ liệu điện tử kèm theo hồ sơ hoặc in thành tài liệu qua hình ảnh cũng cần nêu rõ phương pháp, kết quả thực hiện và phải lập biên bản, có người làm chứng và ký tên trực tiếp vào các tài liệu đã sao in để đảm bảo tính khách quan. Trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định thì yêu cầu giám định tính nguyên vẹn và nội dung của dữ liệu điện tử
+ Thứ tư, nghiên cứu, đối chiếu dữ liệu điện tử với các tài liệu, chứng cứ khác, nhất là lời khai của người tham gia tốtụng, hiện trường, vật chứng; yêu cầu phải xác định các chứng cứ khác trước khi khai thác nội dung của dữ liệu điện tử để bảo đảm tính liên quan và yêu tố khách quan.
Căn cứ vào phân tích và điều luật mà pháp luật quy định trích xuất dữ liệu camera – trích suất dữ liệu lưu trữ thì việc thực hiên phải dựa trên quy định và có đơn xin trích xuất dữ liệu camera – trích suất dữ liệu lưu trữ.