Các công trình xây dựng sau khi hoàn thành sẽ có một thời hạn bảo hành nhất định. Việc bảo hành được quy định theo Luật xây dựng và các nghị định liên quan. Khi hết thời hạn bảo hành, người giám sát thi công công trình phải thực hiện nghiệm thu và xác nhận hết thời hạn bảo hành.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản nghiệm thu xác nhận hết thời hạn bảo hành công trình là gì?
Mẫu biên bản nghiệm thu và xác nhận hết thời hạn bảo hành công trình là văn bản được lập ra để ghi chép về việc nghiệm thu và xác nhận hết thời hạn bảo hành công trình với nội dung nêu rõ hạng mục công trình, thời gian và thành phần nghiệm thu, đánh giá chất lượng công trình…
2. Nội dung nghiệm thu công việc xây dựng:
Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng, tại Điều 21 Nghiệm thu công việc xây dựng
1. Căn cứ vào kế hoạch thí nghiệm, kiểm tra đối với các công việc xây dựng và tiến độ thi công thực tế trên công trường, người trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình và người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá chất lượng công việc xây dựng đã được thi công, nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản.
2. Người giám sát thi công xây dựng công trình phải căn cứ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng, các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu để kiểm tra các công việc xây dựng được yêu cầu nghiệm thu.
3. Người giám sát thi công xây dựng phải thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng trong khoảng thời gian không quá 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị nghiệm thu công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng. Trường hợp không đồng ý nghiệm thu phải thông báo lý do bằng văn bản cho nhà thầu thi công xây dựng.
4. Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng được lập cho từng công việc xây dựng hoặc lập chung cho nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình theo trình tự thi công, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
– Tên công việc được nghiệm thu;
– Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
– Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
– Kết luận nghiệm thu, trong đó nêu rõ chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu; đồng ý cho triển khai các công việc tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác (nếu có);
– Chữ ký, họ và tên, chức vụ của người ký biên bản nghiệm thu;
– Phụ lục kèm theo (nếu có).
5.Thành phần ký biên bản nghiệm thu:
– Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư;
– Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng hoặc của tổng thầu, nhà thầu chính;
– Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu phụ đối với trường hợp có tổng thầu, nhà thầu chính.
6. Thành phần ký biên bản nghiệm thu trong trường hợp áp dụng hợp đồng EPC:
– Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của tổng thầu EPC hoặc người trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư đối với phần việc do mình giám sát theo quy định của hợp đồng;
– Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu EPC.
Trường hợp tổng thầu EPC thuê nhà thầu phụ thì người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu EPC và người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu phụ ký biên bản nghiệm thu;
– Đại diện chủ đầu tư theo thỏa thuận với tổng thầu (nếu có).
7. Thành phần ký biên bản nghiệm thu trong trường hợp áp dụng hợp đồng chìa khóa trao tay:
– Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của tổng thầu;
– Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu.
8.Trường hợp nhà thầu là liên danh thì người phụ trách trực tiếp thi công của từng thành viên trong liên danh ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng do mình thực hiện.
3. Yêu cầu về bảo hành công trình xây dựng:
Theo Điều 28 Yêu cầu về bảo hành công trình xây dựng:
– Nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng thiết bị chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về việc bảo hành đối với phần công việc do mình thực hiện.
– Chủ đầu tư phải thỏa thuận trong
– Tùy theo điều kiện cụ thể của công trình, chủ đầu tư có thể thỏa thuận với nhà thầu về thời hạn bảo hành riêng cho một hoặc một số hạng mục công trình hoặc gói thầu thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị ngoài thời gian bảo hành chung cho công trình theo quy định tại khoản 5 Điều này.
– Đối với các hạng mục công trình trong quá trình thi công có khiếm khuyết về chất lượng hoặc xảy ra sự cố đã được nhà thầu sửa chữa, khắc phục thì thời hạn bảo hành của các hạng mục công trình này có thể kéo dài hơn trên cơ sở thỏa thuận giữa chủ đầu tư với nhà thầu thi công xây dựng trước khi được nghiệm thu.
– Thời hạn bảo hành đối với hạng mục công trình, công trình xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp được tính kể từ khi được chủ đầu tư nghiệm thu theo quy định và được quy định như sau:
Không ít hơn 24 tháng đối với công trình cấp đặc biệt và cấp I sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
Không ít hơn 12 tháng đối với các công trình cấp còn lại sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
Thời hạn bảo hành đối với công trình sử dụng vốn khác có thể tham khảo quy định tại điểm a, điểm b khoản này để áp dụng
– Thời hạn bảo hành đối với các thiết bị công trình, thiết bị công nghệ được xác định theo hợp đồng xây dựng nhưng không ngắn hơn thời gian bảo hành theo quy định của nhà sản xuất và được tính kể từ khi nghiệm thu hoàn thành công tác lắp đặt, vận hành thiết bị.
– Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công, mức tiền bảo hành tối thiểu được quy định như sau:
3% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt và cấp I;
5% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp còn lại;
Mức tiền bảo hành đối với công trình sử dụng vốn khác có thể tham khảo các mức tối thiểu quy định tại điểm a, điểm b khoản này để áp dụng.
4. Mẫu biên bản nghiệm thu và xác nhận hết thời hạn bảo hành công trình:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————
BIÊN BẢN NGHIỆM THU VÀ XÁC NHẬN HẾT THỜI HẠN BẢO HÀNH CÔNG TRÌNH
Công trình: ……..
Hạng mục: ………….
Địa điểm xây dựng: …………
I. Thành phần tham gia nghiệm thu:
1.Đại diện Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy Lợi 10
– Ông ……………. Chức vụ: ………………….
– Ông …………….. Chức vụ: …………………..
2. Đại diện Nhà thầu thi công: …………………(Ghi tên nhà thầu)
– Ông ………… Chức vụ: …………….
– Ông …………. Chức vụ: ……………
3. Đại diện Đơn vị Quản lý khai thác, sử dụng: ……(Ghi tên đơn vị QLKT,SD)
– Ông ………… Chức vụ: ……………….
– Ông ………..Chức vụ: ………………..
II. Thời gian nghiệm thu:
Bắt đầu: Lúc …… giờ…….. phút…….. ngày ……. tháng………..năm 20…
Kết thúc: Lúc …… giờ…….. phút…….. ngày ……. tháng………..năm 20…
III. Đánh giá chất lượng xây dựng công trình:
1. Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu, xác nhận:
– Quyết định phê duyệt Dự án đầu tư: (Ghi số, ngày tháng ký quyết định)
– Hồ sơ thiết kế kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt (Quyết định của …… số ngày tháng).
–
– Báo cáo hoàn thành công tác bảo hành công trình của nhà thầu thi công xây dựng: (Ghi số, ngày, tháng, năm văn bản của nhà thầu).
– Hồ sơ hoàn công công trình (hạng mục công trình) do … (ghi tên nhà thầu thi công) lập đã được đại diện Chủ đầu tư xác nhận.
b. Chất lượng công trình (hạng mục công trình) xây dựng sau khi hết thời hạn bảo hành: Đảm bảo chất lượng theo quy định của hồ sơ thiết kế.
IV. Kết luận:
Công trình (hạng mục công trình) …(ghi tên công trình/hạng mục công trình/gói thầu)……. đã được nhà thầu thi công thực hiện bảo hành theo quy định, sau thời gian bảo hành đạt chất lượng theo quy định của hồ sơ thiết kế.
Kể từ ngày….tháng…năm…… Nhà thầu thi công (và cơ khí, thiết bị, nếu có) hết trách nhiệm bảo hành công trình. Đơn vị Quản lý khai thác có trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng công trình theo qui định của Nhà nước.
Biên bản này là văn bản xác nhận hoàn thành bảo hành công trình cho nhà thầu.
Biên bản được các bên thông qua và lập thành …. bản có giá trị pháp lý như như nhau. Ban 10 …. giữ … bản; Nhà thầu ….. (bao gồm cả nhà thầu xây lắp và nhà thầu cơ khí, thiết bị) giữ …. bản; Đơn vị Quản lý khai thác (ghi tên đơn vị QLKH) giữ … bản.
CHỮ KÝ CỦA CÁC BÊN THAM GIA
BAN QUẢN LÝ ĐT & XDTL10
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
ĐƠN VỊ QUẢN LÝ KHAI THÁC
(Ghi tên đơn vị QLKT)
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
NHÀ THẦU THI CÔNG(CƠ KHÍ, THIẾT BỊ, nếu có)
(Ghi tên đơn vị QLKT)
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
5. Hướng dẫn soạn thảo biên bản:
– Biên bản này chỉ áp dụng khi mọi sai sót, hư hỏng đã được sửa chữa, khắc phụ đạt yêu cầu thiết kế hoặc có những sai sót, hư hỏng nhỏ không ảnh hưởng đến chất lượng công trình và được các bên chấp thuận không phải sửa chữa, khắc phục.
– Trường hợp các sai sót, hư hỏng chưa được sửa chữa, khắc phục triệt để mà theo ý kiến của Đơn vị Quản lý khai thác yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện thì sau khi nhà thầu xây lắp hoàn thành mới lập biên bản xác nhận.
– Toàn bộ nội dung biên bản này phải được đánh máy (không được viết tay).