Việc nghiệm thu hoàn thành các hạng mục xây lắp được các bên thực hiện nhằm đánh giá chất lượng của các hạng mục, công trình, khi thực hiện việc nghiệm thu cần có biên bản nghiệm thu hoàn thành các hạng mục xây lắp.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản nghiệm thu hoàn thành các hạng mục xây lắp là gì?
Nghiệm thu công trình là kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi xây dựng. Được hiểu chính xác là kiểm tra chất lượng công trình sau khi xây để đưa vào sử dụng.
Việc thực hiện nghiệm thu công trình là rất quan trọng và cần thiết cho mỗi công trình được xây dựng, lắp đặt. Việc nghiệm thu sự đảm bảo an toàn và chất lượng của công trình mà nhà thầu đã thực hiện với chủ đầu tư theo đúng hợp đồng lắp đặt và tuân thủ các quy trình lắp đặt đúng pháp luật. Do vậy biên bản nghiệm thu nhằm mục đích ghi lại quá trình nghiệm thu, nội dung nghiệm thu, đánh giá chất lượng công trình, trong quá trình nghiệm thu phát hiện các lỗi, những bộ phận kém chất lượng do lỗi của nhà thầu thì phải khắc phục hậu quả và chịu mọi chi phí kể cả chi phí kiểm định phúc tra. Trường hợp công việc không được nghiệm thu do lỗi của chủ đầu tư thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả và đền bù phí tổn cho nhà thầu.
2. Mẫu biên bản nghiệm thu hoàn thành các hạng mục xây lắp:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–
BIÊN BẢN NGHIỆM THU CÔNG VIỆC XÂY DỰNG
SỐ: ……..
Công trình: …………
Hạng mục: ……………
1. Đối tượng nghiệm thu: ……………………(Ghi rõ tên công được nghiệm thu)…………..
2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
Đại diện Ban quản lý Dự án (hoặc nhà thầu Tư vấn giám sát)
– Ông: ………….. Chức vụ: …………
Đại diện Nhà thầu thi công: ………….(Ghi tên nhà thầu)……….
– Ông: …………. Chức vụ: ……….
3. Thời gian nghiệm thu:
Bắt đầu: …..giờ ….. ngày….tháng….năm….
Kết thúc: ……giờ ….. ngày…..tháng….năm…..
Tại công trình:
Về tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:
Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng
Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và những thay đổi thiết kế được phê duyệt:
Bản vẽ số: (Ghi rõ tên, số các bản vẽ thiết kế)
Tiêu chuẩn, qui phạm xây dựng được áp dụng:
(Ghi rõ các tiêu chuẩn, qui phạm áp dụng)
Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được đưa vào sử dụng: (Xem thêm ở phần ghi chú)
Nhật ký thi công, giám sát và các văn bản khác có liên quan.
Về chất lượng công việc xây dựng:
(Ghi rõ chất lượng công tác xây dựng có đạt hạy không đạt theo yêu cầu của bản vẽ thiết kế và các tiêu chuẩn, qui phạm áp dụng hay không)
Các ý kiến khác nếu có:
Kết luận:
(Cần ghi rõ chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu để cho triển khai các công việc tiếp theo. Hoặc ghi rõ những sai sót (nếu có) cần phải sửa chữa, hoàn thiện trước khi triển khai các công việc tiếp theo).
CÁN BỘ GIÁM SÁT THI CÔNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
KỸ THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾP
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản?
Liệt kê tất cả các kết quả thí nghiệm vật liệu đưa vào sử dụng cho hạng mục được nghiệm thu, số phiếu thí nghiệm và do phòng thí nghiệm nào thực hiện; hoặc giấy chứng nhận xuất xưởng vv…
Gia công lắp đặt cốt thép gồm các kết quả thí nghiệm: Kéo thép, mối hàn, mối nối vv…
Bê tông hoặc BTCT gồm các kết quả thí nghiệm: Xi măng, cát, đá, nước, cấp phối, vv…
Xây lát gồm các kết quả thí nghiệm: Rọ đá, thảm đá, đá hộc, vải lọc, vv…
– Thi công đắp đất, cát công trình gồm: Thí nghiệm tại hiện trường (để xác định chiều dày lớp đắp, xác định số lượt đầm theo điều kiện thực tế, xác định độ ẩm tốt nhất của vật liệu đắp).
4. Nội dung biên bản nghiệm thu:
Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, Điều 9 quy định về Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng
Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng được lập cho từng công việc xây dựng hoặc lập chung cho nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình theo trình tự thi công, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
– Tên công việc được nghiệm thu;
– Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
– Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
– Kết luận nghiệm thu, trong đó nêu rõ chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu; đồng ý cho triển khai các công việc tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác (nếu có);
– Chữ ký, họ và tên, chức vụ của người ký biên bản nghiệm thu;
– Phụ lục kèm theo (nếu có).
Thành phần ký biên bản nghiệm thu:
– Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư;
– Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng hoặc của tổng thầu, nhà thầu chính;
– Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu phụ đối với trường hợp có tổng thầu, nhà thầu chính.
Thành phần ký biên bản nghiệm thu trong trường hợp áp dụng hợp đồng EPC:
– Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của tổng thầu EPC hoặc người trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư đối với phần việc do mình giám sát theo quy định của hợp đồng;
– Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu EPC.
Trường hợp tổng thầu EPC thuê nhà thầu phụ thì người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu EPC và người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu phụ ký biên bản nghiệm thu;
– Đại diện chủ đầu tư theo thỏa thuận với tổng thầu (nếu có).
Thành phần ký biên bản nghiệm thu trong trường hợp áp dụng hợp đồng chìa khóa trao tay:
– Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của tổng thầu;
– Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu.
Trường hợp nhà thầu là liên danh thì người phụ trách trực tiếp thi công của từng thành viên trong liên danh ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng do mình thực hiện.
5. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng?
Căn cứ theo Điều 24 quy định về Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
1. Công trình xây dựng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình theo quy định tại khoản 45 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 bao gồm:
– Công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng quốc gia; công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp theo quy định tại Phụ lục VIII Nghị định này;
– Công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công;
– Công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng ngoài các công trình đã nêu tại điểm a, điểm b khoản này.
2. Thẩm quyền kiểm tra:
– Hội đồng theo quy định tại Điều 25 Nghị định 06/2021/NĐ-CP thực hiện kiểm tra đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
– Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra các loại công trình không phân biệt nguồn vốn đầu tư thuộc trách nhiệm quản lý của bộ theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định này bao gồm:
+ Công trình cấp I, công trình cấp đặc biệt, công trình do Thủ tướng Chính phủ giao, công trình theo tuyến đi qua 2 tỉnh trở lên;
+ Công trình thuộc dự án do cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
+ Công trình thuộc dự án do các tập đoàn kinh tế nhà nước quyết định đầu tư hoặc làm chủ đầu tư; trừ các công trình quy định tại điểm a khoản này;
– Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra các loại công trình xây dựng trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Nghị định này, trừ các công trình quy định tại điểm a, điểm b khoản này; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu cho cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;
– Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thẩm quyền thực hiện kiểm tra đối với các công trình phục vụ quốc phòng, an ninh;
– Trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình gồm nhiều công trình, hạng mục công trình có loại và cấp khác nhau thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thì cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện kiểm tra là cơ quan có trách nhiệm thực hiện kiểm tra đối với công trình, hạng mục công trình chính có cấp cao nhất của dự án đầu tư xây dựng công trình.
3. Nội dung, trình tự kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được thực hiện theo chế độ làm việc của Hội đồng quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định này.
4. Nội dung kiểm tra của cơ quan chuyên môn về xây dựng:
– Kiểm tra sự tuân thủ các quy định về công tác quản lý chất lượng, an toàn trong thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;
– Kiểm tra các điều kiện nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào khai thác, sử dụng.
5. Trình tự kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng công trình của cơ quan chuyên môn về xây dựng:
– Sau khi nhận được
– Căn cứ báo cáo thông tin công trình của chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng quyết định thời điểm tổ chức kiểm tra và
6. Trình tự kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình:
– Trước 15 ngày đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I hoặc trước 10 ngày đối với công trình còn lại so với ngày chủ đầu tư dự kiến tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình theo quy định tại Điều 23 Nghị định này, chủ đầu tư phải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại Phụ lục VI Nghị định này tới cơ quan chuyên môn về xây dựng;
– Cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện kiểm tra theo nội dung quy định tại điểm b khoản 4 Điều này, trường hợp công trình không được kiểm tra trong quá trình thi công theo quy định tại khoản 5 Điều này thì thực hiện kiểm tra theo các nội dung quy định tại khoản 4 Điều này; ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư theo quy định tại Phụ lục VII Nghị định này hoặc ra văn bản không chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư trong đó nêu rõ các nội dung còn tồn tại cần được khắc phục. Thời hạn ra văn bản của cơ quan chuyên môn về xây dựng không quá 30 ngày đối với công trình cấp I, cấp đặc biệt và 20 ngày đối với công trình còn lại kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu;
– Trong quá trình kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này được quyền yêu cầu chủ đầu tư và các bên có liên quan giải trình, khắc phục các tồn tại (nếu có) và yêu cầu thực hiện thí nghiệm đối chứng, kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình theo quy định tại Điều 5 Nghị định này;
– Cơ quan có thẩm quyền được mời các tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp tham gia thực hiện việc kiểm tra công tác nghiệm thu.
7. Việc kiểm tra công tác nghiệm thu của cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này không thay thế, không làm giảm trách nhiệm của chủ đầu tư về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng và trách nhiệm của các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng về chất lượng công trình xây dựng đối với phần việc do mình thực hiện theo quy định của pháp luật.
8. Chi phí cho việc kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng do chủ đầu tư lập dự toán, thẩm định, phê duyệt và được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình.
9. Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn về chi phí kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình.