Biên bản kiểm tra hiện trường là tài liệu căn cứ để thực hiện việc minh bạch đối với các bên tham gia trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng thi công công trình xây dựng. Vậy biên bản kiểm tra hiện trường được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường xây dựng công trình là gì?
Theo Điều 3
Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường xây dựng công trình là văn bản được lập ra để ghi chép lại việc kiểm tra hiện trường xây dựng công trình, biên bản nêu rõ thông tin hạng mục công trình, thành phần và thời gian kiểm tra, nội dung kiểm tra…
Nội dung của mẫu biên bản kiểm tra hiện trường xây dựng công trình bao gồm:
– Thông tin về thời gian và địa điểm thực hiện biên bản hiện trường
– Các thành phần tham gia trong quá trình kiểm tra hiện trường thì công xây dựng
– Nội dung chính được thực hiện trong quá trình cần được giải quyết sau quá trình kiểm tra hiện trường thi công xây dựng.
– Kết luận lại các nội dung được thống nhất và đồng ý giữa các bên tham gia có chữ ký kèm theo – xác nhận thông tin.
Trong quá trình thi công công trình, để đảm bảo sự minh bạch, chính xác trong quá trình thi công, hoàn thiện công trình, các bên sẽ thực hiện kiểm tra hiện trường xây dựng công trình. Biên bản hiện trường ghi nhận các vấn đề của công trình, giúp cho việc giải quyết các vấn đề về giám sát thi công công trình xây dựng trở nên dễ dàng hơn. Dựa vào các thông tin trong biên bản được ghi lại tại các buổi kiểm tra hiện trường thì công trình xây dựng trước đó để có thể xác định được những điểm cần sửa và những điểm cần tiếp tục triển khai, bên giám sát sẽ dẽ dàng thực hiện các công việc trong thi công công trình.
2. Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường xây dựng công trình:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————
BIÊN BẢN KIỂM TRA HIỆN TRƯỜNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
(Trước khi nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng và bàn giao công trình)
Công trình: ………
Hạng mục:………….
Địa điểm xây dựng: …………..
I. Thành phần tham gia:
I.1/ Thành phần trực tiếp kiểm tra
1. Đại diện Cục Quản lý Xây dựng công trình:
– Ông ……. Chức vụ: ………
– Ông ……. Chức vụ: ……….
2. Đại diện Ban Quản lý Dự án
– Ông …………. Chức vụ: ………….
– Ông ………….. Chức vụ: ………….
3. Đại diện Nhà thầu Tư vấn giám sát (nếu có thuê Tư vấn giám sát):
– Ông ………. Chức vụ: ………..
– Ông …….. Chức vụ: ………
4. Đại diện Nhà thầu Tư vấn Thiết kế:
– Ông …….. Chức vụ: ………
– Ông ………. Chức vụ: ……..
5. Đại diện Nhà thầu thi công: ……….(Ghi tên nhà thầu)…………..
– Ông ……. Chức vụ: ………….
– Ông ……. Chức vụ: ………….
I.2/ Đơn vị khách mời:
1. Đại diện Đơn vị Quản lý khai thác, sử dụng: ………….(Ghi tên đơn vị QLKT,SD)………..
– Ông …….. Chức vụ: ……….
– Ông …….. Chức vụ: ……….
2. Đại diện UBND ……………(Ghi tên UBND huyện, xã, nếu có mời)……….
– Ông ……… Chức vụ: ………..
– Ông ………. Chức vụ: ……….
– Ông ………. Chức vụ: ……….
I. Thời gian kiểm tra:
Bắt đầu: Lúc….giờ….phút….ngày….tháng….năm….
Kết thúc: Lúc ….giờ…phút…ngày….tháng……năm….
Tại công trình ……………
III. Đánh giá chất lượng xây dựng công trình:
a. Tài liệu làm căn cứ kiểm tra
– Quyết định phê duyệt Dự án đầu tư: (Ghi số quyết định, ngày tháng ký quyết định, cấp quyết định phê duyệt Dự án đầu tư)
– Hồ sơ thiết kế kế bản vẽ thi công đã được chủ đầu tư phê duyệt: Ghi số, tên quyết định, ngày tháng quyết định phê duyệt
–
– Hồ sơ hoàn công công trình (hoặc hạng mục công trình) do … (ghi tên nhà thầu thi công) lập ngày …. tháng … năm …. đã được cán bộ giám sát (hoặc tư vấn giám sát) ký xác nhận.
– Quyết định cấp đất xây dựng số: ………..(Ghi số quyết định, ngày tháng ký quyết định, cấp quyết định).
– Các văn bản liên quan trong quá trình thi công: (Ghi tên các văn bản liên quan, nếu có)
1. Về chất lượng xây dựng công trình: (Ghi nhận xét đánh giá về chất lượng xây dựng công trình)
…………
c. Về mặt bằng sử dụng đất của công trình:
(Ghi rõ mặt bằng sử dụng đất của công trình có được bàn giao đúng theo quyết định cấp đất xây dựng hay không, số lượng cọc mốc ranh giới có đầy đủ và đảm bảo chất lượng hay không, vv…)
………..
d. Các tồn tại cần sửa chữa, khắc phục (nếu có): (Ghi các tồn tại cần khắc phục sửa chữa và thời gian hoàn thành)
…………
4. Kết luận: ………
CHỮ KÝ CỦA CÁC BÊN THAM GIA
CỤC QUẢN LÝ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
TƯ VẤN GIÁM SÁT
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
TƯ VẤN THIẾT KẾ
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
NHÀ THẦU THI CÔNG
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
ĐƠN VỊ QUẢN LÝ, KHAI THÁC
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN UBND HUYỆN…….
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
3. Những lưu ý trong quá trình soạn thảo biên bản:
– Phần mở đầu của biên bản hiện trường
Phần Quốc hiệu tiêu ngữ được được trình bày ở phần trên cùng chính giữa, in hoa, Tiếp đến là phần thời gian được ghí phía bên tay phải ngay dưới phần Quốc hiệu tiêu ngữ, ghi đầy đủ thủ, ngày tháng, năm thực hiện biên bản hiện trường
Tên biên bản hiện trường được viết in hoa, căn giữa, và có ghi rõ số biên bản được thực hiện. Nội dung tiếp theo đó là các thông tin về ông trình bao gồm tên công trình và địa chỉ công trình. Tùy vào cách trình bày của mỗi người đối với phần nội dung về thời gian và địa điểm mà sẽ có một số sự khác nhau
– Thông tin thành phần tham gia trong biên bản hiện trường:
Ghi rõ đại diện tham gia trong biên bản hiện trường bao gồm người đại diện cho các bên liên quan, chức vụ: thành phần tham gia trong quá trình kiểm tra hiện trường công trình thể công xây dựng bao gồm các thành phần là thành phần kiểm tra trực tiếp công trình xây dựng và thành phần khách mời.
Đối với thành phần trực tiếp kiểm tra hiện trường công trình xây dựng bao gồm các thành phần: đại diện về mặt pháp lý có Cục quản lý công trình xây dựng tham gia bao gồm 2 cán bộ; đại diện ban quản lý dự án của chủ đầu tư công trình xây dựng bao gồm 2 cán bộ kỹ thuật; đại diện biên thiết kế công trình xây dựng bao gồm 2 cán bộ thiết kế; đại diện bên tư vấn giám sát bao gồm 2 cán bộ kỹ thuật bộ phận tư vấn giám sát thông thường là do tên chủ đầu tư – chủ thầu sẽ thuê bên tư vấn giám sát để thực hiện giám sát công trình xây dựng nhằm đảm bảo chất lượng công trình; đại diện nhà thầu thi công công trình xây dựng bao gồm 2 người giữ các chức vụ khác nhau đó là chỉ huy trưởng công trình thi công xây dựng và 1 cán bộ kỹ thuật
Đối với thành phần khách mời được chia ra làm hai thành phần chính đó là – Đại diện cho bên sẽ khai thác và sử dụng công trình – khách hàng – đối tác của chủ đầu tư xây dựng bao gồm 2 người ghi rõ tên và chức của từng người; đại diện bên đơn vị tổ chức hành chính tại địa phương như ủy ban nhân dân xã, phường cũng sẽ tham gia vào quá trình này. Bộ phận này sẽ bao gồm 3 người ghi rõ tên và chức vụ của từng người tham gia.
Trong đó các thông tin về thành phần tham gia cần đảm bảo các thông tin như sau: Tên các công ty bộ phận, cơ quan của từng bên tham gia. Mỗi bên tham gia sẽ có 2 đại diện tham gia vào quá trình kiểm tra hiện trường công trình thi công xây dựng
– Phần nội dung biên bản hiện trường
Người ghi biên bản nêu rõ mục đích của việc kiểm tra hiện trường, nội dung được diễn ra trong quá trình kiểm tra công trình xây dựng Các nội dung được trình bày một cách rõ ràng để các bên liên quan có thể nắm bắt được vấn đề một cách chính xác; biên bản phải ghi rõ trọng tâm nhất nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn đọng đưa ra các ý kiến và thống nhất các ý kiến đóng góp giữa các bên có liên quan
– Thông tin căn cứ đánh giá – kiểm tra chất lượng thi công công trình xây dựng
Căn cứ vào quyết định về việc phê duyệt dự án đầu tư.
Căn cứ vào hồ sơ và bản về thi công công trình xây dựng đã được phê duyệt.
Căn cứ vào hồ sơ công trình xây dựng được thực hiện bởi đơn vị thi công công trình xây dựng và đã được giám sát về chất lượng và có ký xác nhận của đơn vị giám sát.
Căn cứ vào thông tin về quyết định cấp đất xây dựng ghi rõ các thông tin về quyết định.
– Nội dung đánh giá – nhận xét về chất lượng công trình xây dựng
Sau quá trình kiểm tra hiện trường thi công xây dựng công trình thực tế và căn cứ vào các thông tin là các hợp đồng, hồ sơ, bản vẽ thiết kế đã được thống nhất giữa các bên liên quan trước đó để có thể so sánh đối chiếu các nguồn thông tin lại với nhau và đưa ra nhận xét chính xác nhất và chất lượng công trình xây dựng.
– Phần kết luận trong biên bản hiện trường công trình xây dựng
Phần kết luận là kết quả của quá trình kiểm tra hiện trường sau khi đã nắm rõ được toàn bộ nội dung và các vấn đề trong quá trình thi công.