Việc kiểm tra ba công khai trong các cơ sở giáo dục được công khai trên trang thông tin điện tử, niêm yết công khai tại cơ sở giáo dục và công bố tại cuộc họp với cha mẹ học sinh đầu năm học. Việc kiểm tra ba công khai được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản kiểm tra ba công khai là gì?
Thực hiện công khai trong giá dục nhằm mục đích để người học, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và xã hội tham gia giám sát và đánh giá các cơ sở giáo dục và đào tạo theo quy định của pháp luật. Thực hiện công khai nhằm nâng cao tính minh bạch, phát huy dân chủ, tăng cường tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục và đào tạo trong quản lý nguồn lực và đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo.
Mẫu biên bản kiểm tra ba công khai là văn bản ghi chép lại quá trình kiểm tra công khai trong giáo dục tại các cơ sở giáo dục bao gồm đối tượng, nội dung kiểm tra, thời gian địa điểm…
Khi thực hiện việc kiểm tra công khai tại các cơ sở giáo dục, cần sự xuất hiện của biên bản nhằm mục đích ghi chép lại quá trình, nội dung, thành phần tham gia kiểm tra.
Ngoài ra, biên bản kiểm tra xác nhận kết quả kiểm tra, các đã ký xác nhận trong biên bản và chuyển các cam kết của họ vào danh sách công việc phải thực hiện.
Khi các bên cần theo dõi và kiểm tra tính chính xác của công việc cần thực hiện, biên bản kiểm tra giúp cho các bên có liên quan trước thực hiện việc khắc phục những tồn tại trong quá trình kiểm tra.
2. Mẫu biên bản kiểm tra ba công khai:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————
……, ngày…..tháng…….năm 20…..
BIÊN BẢN KIỂM TRA BA CÔNG KHAI
(V/v: (1)……………….)
Căn cứ Quyết định số:…/…-…………;
Căn cứ Nội dung kiểm tra ……………;
Hôm nay, ngày….. tháng….. năm ……, gồm các bên sau:
BÊN A: (Đại diện kiểm tra) (2)
Tên cơ quan:……….
Trụ sở chính:……..
Điện thoại:………..Email:…………
Người đại diện theo pháp luật Ông/Bà:……… Chức vụ:………
BÊN B: (3)(………………)
Tên cơ quan:…………..
Trụ sở chính……….
Điện thoại:……….. Email:………
Người đại diện theo pháp luật Ông/Bà:…….. Chức vụ:……….…
Ngày …/…./…. Cơ quan đã tiến hành kiểm tra và lập biên bản xác nhận về hình thức công khai cụ thể như sau:
1, Đối tượng kiểm tra: (4)
-………
-………
-…………
2. Thời gian và địa điểm kiểm tra (5)
Vào hồi….h, ngày…. Tháng…. Năm …..
Tại ……
3. Nội dung kiểm tra (6)
-………
-………
4, Đánh giá việc thực hiện:
…………
5, Ý kiến các bên ( Nếu có)
………
Buổi kiểm tra kết thúc vào hồi….h, ngày…tháng…năm …
Biên bản này có hiệu lực kể từ ngày ký. Biên bản này được lập thành 03 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN KIỂM TRA
(ký và ghi rõ họ tên)
ĐỐI TƯỢNG BỊ KIỂM TRA
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản:
(1) Chủ đề, tiêu điểm chính của cuộc kiểm tra;
(2): Ghi tên đại diên bên kiểm tra;
(3): Ghi cơ sở giáo dục được thực hiện kiểm tra;
(4): Ghi rõ đối tượng kiểm tra;
(5): Thời gian và địa điểm kiểm tra;
(6): Nội dung kiểm tra
4. Hình thức và thời điểm công khai:
Theo Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT Ban hành quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ giáo dục quốc dân, tại Điều 8 quy định Hình thức và thời điểm công khai
“1. Đối với các nội dung quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 của Quy chế này:
a) Công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục và đào tạo vào tháng 6 hằng năm, đảm bảo tính đầy đủ, chính xác và kịp thời trước khi khai giảng năm học hoặc khi có thay đổi nội dung liên quan.
b) Niêm yết công khai tại cơ sở giáo dục và đào tạo đảm bảo thuận tiện để xem xét. Thời điểm công khai là tháng 6 hằng năm và cập nhật đầu năm học hoặc khi có thay đổi nội dung liên quan. Thời gian thực hiện niêm yết ít nhất 30 ngày liên tục kể từ ngày niêm yết.
2. Đối với nội dung quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4, điểm b khoản 3 Điều 5, điểm b khoản 3 Điều 6 và điểm b khoản 4 Điều 7 của Quy chế này, ngoài việc thực hiện công khai theo quy định tại điểm a và b khoản 1 của Điều này, cơ sở giáo dục và đào tạo còn phải thực hiện công khai như sau:
a) Phổ biến trong cuộc họp cha mẹ trẻ, học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh hoặc phát tài liệu cho cha mẹ trẻ, học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh trước khi cơ sở giáo dục tiếp nhận nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục đối với trẻ em mới tiếp nhận hoặc trước khi cơ sở giáo dục và đào tạo tuyển sinh đối với học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh tuyển mới.
b) Phổ biến hoặc phát tài liệu cho cha mẹ trẻ, học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh trước khi tổ chức họp cha mẹ trẻ, học sinh, sinh viên, học viên cao học nghiên cứu sinh vào đầu năm học mới đối với trẻ em đang được nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục hoặc học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh đang học tại tại cơ sở giáo dục và đào tạo.
3. Các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm, ngoài việc thực hiện công khai theo quy định tại khoản 1 Điều này còn phải thực hiện công khai như sau:
a) Có các tài liệu in đầy đủ tại các khoa, bộ môn, trung tâm, đơn vị trực thuộc cơ sở đào tạo về các nội dung liên quan đến chức năng hoạt động, nhiệm vụ của đơn vị, sẵn sàng phục vụ nhu cầu nghiên cứu của sinh viên, giảng viên và những người quan tâm. Các tài liệu được cập nhật thường xuyên, sẵn sàng phục vụ trong thời gian các khoa, bộ môn, trung tâm và đơn vị làm việc.
b) Đối với nội dung quy định tại điểm a, điểm c, khoản 1, Điều 7 của Quy chế này được cập nhật trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo chậm nhất là tháng 4 hằng năm.”
5. Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục và đào tạo:
Tại Điều 9 Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục và đào tạo
– Các cơ sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung, hình thức và thời điểm công khai quy định tại Quy chế này. Thực hiện tổng kết, đánh giá công tác công khai nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý.
– Báo cáo kết quả thực hiện quy chế công khai của năm học trước và kế hoạch triển khai quy chế công khai của năm học sắp tới cho cơ quan chỉ đạo, chủ trì tổ chức kiểm tra và cơ quan chủ quản (nếu có) trước 30 tháng 9 hằng năm.
– Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra việc thực hiện công khai của cơ sở giáo dục và đào tạo.
– Thực hiện công bố kết quả kiểm tra vào thời điểm không quá 5 ngày sau khi nhận được kết quả kiểm tra của cơ quan chỉ đạo, chủ trì tổ chức kiểm tra và bằng các hình thức sau đây:
+ Công bố công khai trong cuộc họp với cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên của cơ sở giáo dục và đào tạo.
+ Niêm yết công khai kết quả kiểm tra tại cơ sở giáo dục và đào tạo đảm bảo thuận tiện cho cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh hoặc người học xem xét.
+ Đưa lên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục và đào tạo.
Theo Điều 10 Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT Trách nhiệm của các phòng giáo dục và đào tạo, các sở giáo dục và đào tạo và Bộ Giáo dục và Đào tạo:
– Phòng giáo dục và đào tạo:
+ Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc và các cơ sở giáo dục do UBND cấp huyện quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập thực hiện quy chế công khai theo quy định tại Quy chế này.
+ Tổ chức kiểm tra việc thực hiện công khai của các cơ sở giáo dục trực thuộc; chủ trì phối hợp với cơ quan chủ quản (nếu có) tổ chức kiểm tra việc thực hiện công khai của các cơ sở giáo dục do UBND cấp huyện quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập. Việc kiểm tra có sự tham gia của Ban đại diện cha mẹ học sinh của cơ sở giáo dục.
+
+ Tổng hợp kết quả thực hiện quy chế công khai và kết quả kiểm tra của các cơ sở giáo dục thuộc trách nhiệm chỉ đạo, chủ trì tổ chức kiểm tra; gửi báo cáo về sở giáo dục và đào tạo trước 31 tháng 10 hằng năm.
– Sở giáo dục và đào tạo:
+ Chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục trực thuộc và các cơ sở giáo dục do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập thực hiện quy chế công khai theo quy định tại Quy chế này.
+ Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công khai của các cơ sở giáo dục trực thuộc; chủ trì phối hợp với cơ quan chủ quản (nếu có) tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công khai của các cơ sở giáo dục do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập. Việc thanh tra, kiểm tra có sự tham gia của đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh hoặc đại diện Hội sinh viên của cơ sở giáo dục và đào tạo.
+ Thông báo bằng văn bản kết quả thanh tra, kiểm tra cho cơ sở giáo dục và đào tạo. Thời điểm thông báo không quá 30 ngày sau khi thực hiện kiểm tra.
+ Tổng hợp kết quả thực hiện quy chế công khai và kết quả thanh tra, kiểm tra của các cơ sở giáo dục thuộc trách nhiệm chỉ đạo, chủ trì tổ chức thanh tra, kiểm tra, tổng hợp kết quả thực hiện quy chế công khai và kết quả thanh tra, kiểm tra của các cơ sở giáo dục do phòng giáo dục và đào tạo tổng hợp; công bố trên trang thông tin điện tử của sở giáo dục và đào tạo và gửi báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước 30 tháng 11 hằng năm.
– Bộ Giáo dục và Đào tạo:
+ Chỉ đạo các sở giáo dục và đào tạo, trường dự bị đại học, các trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học thực hiện quy chế công khai theo quy định tại Quy chế này.
+ Chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ quản (nếu có) tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công khai của các sở giáo dục và đào tạo, trường dự bị đại học, các trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học.
+ Thông báo bằng văn bản kết quả thanh tra, kiểm tra cho cơ sở giáo dục và đào tạo. Thời điểm thông báo không quá 30 ngày sau khi thực hiện thanh tra, kiểm tra.
+ Tổng hợp kết quả thực hiện quy chế công khai đối với các trường dự bị đại học, trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm, cơ sở giáo dục đại học và kết quả thanh tra, kiểm tra của các cơ sở giáo dục do sở giáo dục và đào tạo tổng hợp; công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 31 tháng 12 hằng năm.