Trong vụ án Dân sự trước những ý kiến của nguyên đơn đối với phía bị đơn, không phải thông tin nào cùng chính xác và khách quan, mẫu văn bản trình bày ý kiến của bị đơn cũng rất được quan tâm trong trường hợp này vì nó xem như biện pháp bảo vệ quyền lợi cho phía bị đơn trong các trường hợp khác nhau.
Mục lục bài viết
1. Mẫu bản trình bày ý kiến của bị đơn là gì?
Trình bày ý kiến của bị đơn là văn bản nêu ý kiến của bị đơn trong vụ án dân sự trước những ý kiến, yêu cầu của nguyên đơn. Tùy thuộc từng loại vụ án dân sự (kiện đòi tài sản, tranh chấp đất đai, ly hôn, …..) và nội dung yêu cầu của phía nguyên đơn mà nội dung trình bày trong đơn về các vấn đề tương ứng
Mẫu bản trình bày ý kiến của bị đơn để trình bày ý kiến của mình trước những ý kiến yêu cầu của nguyên đơn.
2. Mẫu bản trình bày ý kiến của bị đơn và thủ tục tố tụng tại tòa án:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-o0o————-
………, ngày …… tháng ….. năm …….
ĐƠN TRÌNH BÀY Ý KIẾN BỊ ĐƠN
Căn cứ
Căn cứ Bộ luật dân sự 2015/
Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN/ QUẬN/ THÀNH PHỐ ……
Tôi là: …….. Sinh năm: ………
Chứng minh nhân dân số: ……….. cấp ngày …….. tại ………….
Hộ khẩu thường trú tại: ……….
Chỗ ở hiện nay tại: ………
Là bị đơn trong vụ án tranh chấp ……… thụ lý số …… ngày ……/…../….. tại Tòa án nhân dân quận/huyện/ thành phố ………
Bằng đơn này, tôi xin trình bày ý kiến của mình về các vấn đề trong vụ án và liên quan đến các yêu cầu của nguyên đơn như sau:
(Trình bày sự việc phát sinh tranh chấp và nêu ý kiến về những yêu cầu của nguyên đơn)
(Ví dụ: Trong vụ việc kiện đòi tài sản🙂
Ngày …../…./….., tôi có vay của anh Nguyễn thế A số tiền X00.000.000 đồng dùng vào mục đích đầu tư kinh doanh, thời hạn vay tôi và anh A thỏa thuận vay là 24 tháng, lãi suất là 2,5%/tháng, định kỳ 6 tháng trả 1 lần. Hai kỳ đầu đều đặn vào ngày tôi vẫn chuyển tiền lãi vào tài khoản số …….. tại ngân hàng …….. do anh A là chủ tài khoản. Đến ngày …/…./….., do công việc làm ăn gặp khó khăn, tôi đã báo anh A xin trả lãi sau khi có tiền. Tuy nhiên, khoảng 6 tháng sau tình trạng tài chính cũng không khá hơn, tôi lại một lần nữa xin được trả dần số tiền vay và lãi. Anh A đồng ý. Ngày …../…./….. tại nhà anh A ở địa chỉ …… tôi đã đem X0.000.000 đồng sang trả anh A, việc trả nợ được lập bằng giấy. Tuy nhiên, tại buổi hôm đó, anh A báo cho tôi biết số tiền tôi còn nợ là ….. đồng cả gốc lẫn lãi.Tôi thấy số tiền này là hết sức vô lý và có tranh cãi với anh A. Sau ngày đó, tôi yêu cầu anh A phải xem lại thì tôi mới tiếp tục trả tiền. Bởi vậy, với yêu cầu khởi kiện của anh A yêu cầu đòi tôi trả anh A số tiền ……… đồng, bao gồm ………. đồng tiền gốc, và ……. đồng tiền lãi, tôi không đồng ý với mức tiền trên bởi tôi hiện chỉ nợ anh A………. gốc và ……lãi theo thỏa thuận.
Trên đây là ý kiến của tôi liên quan đến vụ án, tôi cam đoan toàn bộ thông tin tôi trình bày nêu trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã trình bày. Kính đề nghị quý cơ quan xem xét, giải quyết theo trình tự pháp luật. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết bản trình bày ý kiến:
– Ghi tên Tòa án có thẩm quyền ra Thông báo về việc thụ lý vụ án;
– Ghi họ và tên của người khởi kiện;
– Ghi cụ thể những ý kiến về từng yêu cầu của người khởi kiện trong Thông báo về việc thụ lý vụ án;
– Ghi cụ thể tên những tài liệu, chứng cứ của người viết bản trình bày ý kiến gửi kèm theo đơn khởi kiện.
4. Thủ tục tố tụng tại tòa án:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 199
Căn cứ theo BLTTDS 2015 Điều 199. Quyền, nghĩa vụ của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi nhận được thông báo quy định như sau:
– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập (nếu có).
Trường hợp cần gia hạn thì bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có đơn đề nghị gia hạn gửi cho Tòa án nêu rõ lý do; nếu việc đề nghị gia hạn là có căn cứ thì Tòa án phải gia hạn nhưng không quá 15 ngày.
– Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu Tòa án cho xem, ghi chép, sao chụp đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.
5. Các thông tin pháp lý liên quan:
Về yêu cầu phản tố của bị đơn
Quyền được đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn được quy định tại khoản 1 Điều 200 của
Trước đây, việc phân biệt yêu cầu phản tố và ý kiến của bị đơn được
– Được coi là yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập nếu yêu cầu đó độc lập, không cùng với yêu cầu mà nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập yêu cầu Tòa án giải quyết.
Ví dụ: Nguyên đơn C có đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn B phải trả lại tiền thuê nhà còn nợ của năm 2009 là năm triệu đồng. Bị đơn B có yêu cầu đòi nguyên đơn A phải thanh toán cho mình tiền sửa chữa nhà bị hư hỏng và tiền thuế sử dụng đất mà bị đơn đã nộp thay cho nguyên đơn là ba triệu đồng. Trường hợp này, yêu cầu của bị đơn B được coi là yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn A.
Ví dụ: Nguyên đơn C có đơn khởi kiện yêu cầu Toà án công nhận quyền sở hữu đối với một xe ô tô và buộc bị đơn D trả lại cho mình xe ô tô đó. Bị đơn D có yêu cầu Toà án không công nhận xe ô tô này thuộc sở hữu của C mà là của mình hoặc công nhận xe ô tô này thuộc sở hữu chung của C và D. Trường hợp này, yêu cầu của bị đơn D không được coi là yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn C.
– Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập: Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là trường hợp bị đơn có nghĩa vụ đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập cũng có nghĩa vụ đối với bị đơn; do đó, bị đơn có yêu cầu Tòa án giải quyết để bù trừ nghĩa vụ mà họ phải thực hiện theo yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
– Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập: Yêu cầu phản tố của bị đơn dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố lại đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và nếu yêu cầu đó được chấp nhận, thì loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vì không có căn cứ.
Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích cho bạn đọc về Mẫu bản trình bày ý kiến của bị đơn trong vụ án dân sự và các thông tin hướng dẫn cách làm đơn, thủ tục pháp lý liên quan.