An ninh hàng không là lĩnh vực đặc thù, có sự quy định chặt chẽ về việc quản lý an ninh hàng không và các vi phạm an ninh hàng không cũng không ngoại lệ. Mỗi vụ việc vi phạm an ninh hàng không xảy ra, các cơ quan có thẩm quyền có biên bản bàn giao vụ việc vi phạm an ninh hàng không.
Mục lục bài viết
1. Biên bản bàn giao vụ việc vi phạm an ninh hàng không là gì?
Tại thông tư số 13/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải Quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam quy định vụ việc vi phạm an ninh hàng không như sau:
“Vụ việc vi phạm an ninh hàng không là hành vi vi phạm an ninh hàng không nhưng chưa đến mức là hành vi can thiệp bất hợp pháp.” (khoản 37 Điều 3)
Như vậy có thể hiểu biên bản bàn giao vụ việc an ninh hàng không là văn bản do lực lượng kiểm soát an ninh hàng không lập gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể là Cục hải quan, công an, hải quan,… để giải quyết vụ việc vi phạm an ninh hàng không.
Biên bản bàn giao vụ việc vi phạm an ninh hàng không được sử dụng khi có vụ việc vi phạm an ninh hàng không xảy ra, do lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phát hiện, nhận thấy thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác như công an, hải quan, … thì sử dụng biên bản bàn giao nhằm bàn giao trách nhiệm xử lý hành vi vi phạm trong vụ việc vi phạm an ninh hàng không
2. Mẫu biên bản bàn giao vụ việc vi phạm an ninh hàng không:
Biên bản bàn giao vụ việc vi phạm an ninh hàng không được ban hành kèm theo Thông tư số 13/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải Quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Địa danh…….., ngày…tháng…năm 20.
BIỂN BẢN BÀN GIAO
Vụ việc:……
Vào hồi ……… giờ ….. ngày … tháng…… năm ……
Tại ……, theo yêu cầu của Cảng vụ hàng không…
1. Đại diện bên giao ……
– Ông (bà) ……Chức vụ …
– Đơn vị: …
2. Đại diện bên nhận …
– Ông (bà) ….Chức vụ …
– Đơn vị: …
Hai bên cùng nhau tiến hành bàn giao như sau:
I. Bàn giao người vi phạm:
1. Ông (bà): ….… Nghề nghiệp: … Giới tính…..;
– Địa chỉ thường trú (tạm trú): ….. ;
– Đơn vị công tác…
– Sinh ngày….tháng…năm…
– Chứng minh nhân dân số (Hộ chiếu)………..Cấp ngày….……………..tại ……….
– Quốc tịch…
– Biểu hiện tình trạng sức khỏe:…
2. Ông (bà): ..…Nghề nghiệp: …Giới tính…..;
– Địa chỉ thường trú (tạm trú): … ;
– Đơn vị công tác…
– Sinh ngày…tháng…năm…
– Chứng minh nhân dân số (Hộ chiếu)….…Cấp ngày…..tại ….
– Quốc tịch…
– Biểu hiện tình trạng sức khỏe
……
II. Bàn giao phương tiện, tang vật, tài sản:
Liệt kê theo thứ tự các phương tiện, tang vật, tài sản, tài liệu…
……
Biên bản gồm ……. trang, được lập xong hồi ……… giờ ……. cùng ngày gồm …. bản có nội dung và giá trị như nhau, một bản được giữ lại …… 1, một bản giao cho Cảng vụ hàng không…….. một bản giao cho … 2
Biên bản này đã được đọc lại cho đại diện bên giao và bên nhận cùng nghe, đồng ý, không có ý kiến gì khác và cùng ký xác nhận (lưu ý ký vào từng trang biên bản).
Đại diện bên giao
(Ký, ghi rõ họ tên)
Đại diện bên nhận
(Ký, ghi rõ họ tên)
Đại diện Cảng vụ3
(Ký ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết biên bản bàn giao vụ việc vi phạm an ninh hàng không:
Phần các nội dung như họ tên thì ghi theo Giấy khai sinh hoặc Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân
– Ghi tên đơn vị mà bên giao, bên nhận bàn giao đại diện.
– Phần địa chỉ thường trú, tạm trú ghi chi tiết địa chỉ như thôn, xóm, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố.
– Phần ngày tháng năm sinh, Quốc tịch ghi theo Giấy khai sinh hoặc Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu.
– Ghi chi tiết số chứng minh nhân dân (hộ chiếu), nơi cấp, ngày cấp.
Bộ phận an ninh hàng không (trung tâm/phòng/ban/đội….) đối với biên bản do lực lượng kiểm soát an ninh hàng không lập, đối với các doanh nghiệp khác thì ghi đơn vị, phòng hoặc đội, tổ bảo vệ theo thực tế tổ chức lực lượng bảo vệ của doanh nghiệp.
Đơn vị nhận bàn giao không phải Cảng vụ hàng không như đồn công an…, hải quan cửa khẩu…,
Cảng vụ ký vào mục này trong trường hợp nơi nhận bàn giao không phải là Cảng vụ, Cảng vụ nhận bàn giao thì ký vào đại diện bên nhận.
4. Quy định pháp luật về việc xử lý vụ việc vi phạm an ninh hàng không:
Tại thông tư số 13/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải Quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam được sửa đổi bổ sung bằng Thông tư số 41/2020/TT- BGTVT quy định về việc xử lý vụ việc vi phạm an ninh hàng không như sau:
Về Nguyên tắc xử lý vi phạm (Điều 83)
Mọi vụ việc vi phạm an ninh hàng không phải được xử lý kịp thời, nhanh chóng, không để vi phạm lan rộng và hạn chế tới mức thấp nhất hậu quả xảy ra.
Việc xử lý phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm do hành vi vi phạm gây ra và tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành. Việc lên tàu bay của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không để trấn áp, cưỡng chế, áp giải đối tượng vi phạm được thực hiện theo yêu cầu của người chỉ huy tàu bay hoặc Cảng vụ hàng không trừ trường hợp đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không bố trí nơi xử lý, giải quyết vụ việc vi phạm; bảo đảm việc xử lý vi phạm nhanh chóng, an toàn, thuận tiện và hạn chế đến mức tối thiểu việc gây ách tắc làm ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của cảng hàng không, sân bay và chuyến bay.
Cảng vụ hàng không chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hoạt động tại cảng hàng không, sân bay để thống nhất những vấn đề cụ thể trong phối hợp xử lý vi phạm về an ninh hàng không, trật tự công cộng tại cảng hàng không, sân bay và giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình phối hợp theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không phối hợp với công an, chính quyền địa phương trong xử lý vi phạm về an ninh hàng không xảy ra tại khu vực nằm ngoài cảng hàng không, sân bay trong phạm vi quản lý của doanh nghiệp.
Cảng vụ hàng không, các đơn vị, doanh nghiệp có lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phải tổ chức trực ban 24 giờ trong ngày và trong cả tuần, công bố số máy điện thoại trực để tiếp nhận thông tin và xử lý kịp thời vụ việc vi phạm an ninh hàng không, trật tự công cộng.
Hồ sơ, thủ tục, biên bản, quyết định xử lý vi phạm phải được lập và lưu giữ theo quy định của pháp luật.
Quy trình xử lý vụ việc vi phạm an ninh hàng không
Điều 84. Trách nhiệm, quy trình xử lý đối với vụ việc vi phạm an ninh hàng không quy định như sau:
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không chịu trách nhiệm xử lý ban đầu các vụ việc vi phạm an ninh hàng không, trật tự công cộng xảy ra tại cảng hàng không, sân bay thuộc quyền quản lý. Quy trình xử lý như sau:
– Ngăn chặn hành vi vi phạm; tạm giữ đối tượng vi phạm;
– Kiểm tra, lục soát, thu giữ tang vật, chứng cứ;
– Đưa người, tang vật vi phạm về nơi quy định để giải quyết, xử lý vi phạm;
–
– Bảo vệ hiện trường nếu xét thấy cần thiết;
– Lập hồ sơ ban đầu (biên bản vi phạm theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIV ban hành kèm theo Thông tư này) và bàn giao hồ sơ, bằng chứng, tang vật, người vi phạm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu của Cảng vụ hàng không.
Các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không trong quá trình xử lý các vụ việc vi phạm an ninh hàng không.
Đối với tàu bay đang khai thác, tàu bay đang bay quy trình xử lý vi phạm thực hiện theo khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 của Thông tư này. Nhân viên an ninh trên không hoạt động bí mật, không tham gia xử lý vụ việc vi phạm an ninh hàng không.
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không làm nhiệm vụ tại cơ sở nằm ngoài cảng hàng không, sân bay chịu trách nhiệm xử lý ban đầu đối với vụ việc vi phạm an ninh hàng không xảy ra tại cơ sở do mình quản lý; quy trình xử lý theo quy định tại các điểm a, b, c và đ của khoản 1 Điều này; lập hồ sơ ban đầu (biên bản vi phạm theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIV ban hành kèm theo Thông tư này), bàn giao hồ sơ, bằng chứng, tang vật, người vi phạm cho cơ quan chức năng tại địa phương và phối hợp xử lý tiếp theo đối với các vụ việc vi phạm an ninh hàng không.
Cảng vụ hàng không có trách nhiệm cử người trực tiếp đến ngay địa điểm đang giải quyết vi phạm ngay sau khi nhận được thông báo theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này để giám sát việc xử lý ban đầu, đánh giá tính chất, mức độ vi phạm, thẩm quyền giải quyết vụ việc và quyết định việc xử lý tiếp theo như sau:
– Trường hợp vi phạm xét thấy chưa tới mức xử phạt hành chính thì tiếp nhận vụ việc và có văn bản yêu cầu cơ quan có người vi phạm xem xét, xử lý kỷ luật đối với người vi phạm và thông báo kết quả xử lý cho Cảng vụ hàng không;
– Trường hợp vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt hành chính của Cảng vụ hàng không, Thanh tra hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, Thanh tra Bộ Giao thông vận tải thì Cảng vụ hàng không nhận bàn giao và tiến hành các công việc cần thiết theo quy định của pháp luật để xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc chuyển giao cho người, cơ quan có thẩm quyền;
– Trường hợp vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt hành chính của cơ quan công an, vi phạm có dấu hiệu hình sự thì yêu cầu lực lượng kiểm soát an ninh hàng không bàn giao cho cơ quan công an. Cảng vụ hàng không tiếp tục theo dõi, phối hợp với cơ quan công an trong quá trình xử lý để đảm bảo việc xử lý đạt hiệu quả;
– Trường hợp vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt hành chính của cơ quan hải quan hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thì yêu cầu lực lượng kiểm soát an ninh hàng không bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý; Cảng vụ hàng không tiếp tục theo dõi, phối hợp với cơ quan thụ lý vụ việc trong quá trình xử lý để đảm bảo việc xử lý đạt hiệu quả;
– Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan thì Giám đốc Cảng vụ hàng không phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật.
Khi bàn giao vụ việc cho Cảng vụ hàng không, công an, hải quan hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không lập biên bản bàn giao theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIV ban hành kèm theo Thông tư này và phối hợp thực hiện các biện pháp dẫn giải, giữ người, phương tiện, tang vật vi phạm khi được yêu cầu.
Cảng vụ hàng không, các doanh nghiệp có lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phải trang bị máy ghi hình, máy ghi âm, máy ảnh, ống nhòm và các thiết bị hỗ trợ phù hợp khác để ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm và ghi nhận, thu thập lại toàn bộ diễn biến của vụ việc vi phạm một cách chính xác, đầy đủ, phục vụ cho việc xử lý được nhanh chóng, đúng người, đúng tính chất, mức độ vi phạm và đúng quy định của pháp luật hiện hành
Cảng vụ hàng không, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, doanh nghiệp bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và các doanh nghiệp khác hoạt động tại cảng hàng không, sân bay phải trang bị máy điện thoại có chức năng hiển thị, lưu số gọi đến, gọi đi và ghi âm với thời gian tối thiểu 03 giờ đồng hồ cho các số điện thoại trực ban, trực khẩn nguy, đường dây nóng, giải đáp thông tin cho hành khách. Các đơn vị phải sử dụng dịch vụ thông báo nhanh số máy gọi đi, gọi đến các số máy điện thoại của đơn vị để kịp thời tra cứu khi nhận được thông tin đe dọa qua điện thoại; thiết lập hòm thư tiếp nhận các thông tin về các vụ việc vi phạm, các hành vi can thiệp bất hợp pháp.