Tội vi phạm quy chế về khu vực biên giới là gì? Tội vi phạm quy chế về khu vực biên giới tiếng Anh là gì? Quy định của Bộ luật hình sự về Tội vi phạm quy chế về khu vực biên giới là gì? Cấu thành tội phạm? Hình phạt?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Trong những năm qua, hoạt động vi phạm quy chế khu vực biên giới do Bộ đội Biên phòng quản lý có nhiều diễn biến phức tạp, trong đó nổi lên là các hoạt động như: hoạt động vi phạm chủ quyền; vượt biên trái phép; buôn lậu qua biên giới… Bộ đội biên phòng cũng đã tiến hành đồng bộ các biện pháp công tác nghiệp vụ nhằm đấu tranh phòng, chống hoạt động vi phạm quy chế khu vực biên giới góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, những vi phạm quy chế về khu vực biên giới vẫn chưa dừng lại, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc phòng của đất nước nên những hành vi này được xem là tội phạm và bị xử lý hình sự khi đáp ứng những dấu hiệu pháp lý nhất định. Bài viết tìm hiểu Tội vi phạm quy chế về khu vực biên giới là gì và quy định của Bộ luật hình sự đối với tội phạm này ra sao?
Cơ sở pháp lý:
–
1. Tội vi phạm quy chế về khu vực biên giới là gì?
Khu vực biên giới bao gồm:
+ Khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp biên giới quốc gia trên đất liền.
+ Khu vực biên giới trên biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo.
+ Khu vực biên giới trên không gồm phần không gian dọc theo biên giới quốc gia có chiều rộng mười kilômét tính từ biên giới quốc gia trở vào.
Biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 1 Luật Biên giới quốc gia).
Tội vi phạm quy chế về khu vực biên giới là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý, xâm phạm trật tự quản lý của Nhà nước về khu vực biên giới bằng hành vi vi phạm quy định về cư trú, đi lại hoặc các quy định khác về khu vực biên giới, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Tội vi phạm quy chế về khu vực biên giới tiếng Anh là gì?
Tội vi phạm quy chế về khu vực biên giới trong tiếng Anh là “Offences against regulations of law on bordering area”.
3. Quy định của Bộ luật hình sự về Tội vi phạm quy chế về khu vực biên giới là gì?
Tội vi phạm quy chế về khu vực biên giới được quy định tại Điều 346
“Điều 346. Tội vi phạm quy chế về khu vực biên giới
1. Người nào vi phạm quy định về cư trú, đi lại hoặc các quy định khác về khu vực biên giới, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Tái phạm nguy hiểm hoặc phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm cư trú từ một 01 năm đến 05 năm.
4. Cấu thành tội phạm
Khách thể của tội phạm
Tội vi phạm quy chế về khu vực biên giới xâm phạm trật tự quản lý của Nhà nước về khu vực biên giới.
Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi vi phạm quy định về cư trú, đi lại hoặc các quy định khác về khu vực biên giới, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Khu vực biên giới bao gồm xã, phường, thị trấn có phần địa giới hành chính trùng hợp với đường biên giới quốc gia.
Vi phạm quy định về cư trú ở khu vực biên giới là hành vi cư trú bất hợp pháp của những người không thuộc đối tượng được cư trú ở khu vực biên giới.
Vi phạm quy định về đi lại trong khu vực biên giới là hành vi đi vào khu vực biên giới mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền. Ví dụ như đi công tác vào khu vực biên giới không có
Vi phạm các quy định khác về khu vực biên giới có thể là hành vi vi phạm các quy định về dịch vụ, thương mại, xây dựng ở khu vực biên giới.
Hành vi vi phạm quy định về cư trú, đi lại hoặc các quy định khác về khu vực biên giới chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy chế và khu vực biên giới nếu người thực hiện hành vị đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định về cư trú, đi lại hoặc các quy định khác về khu vực biên giới hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Bị coi là đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định về cư trú, đi lại hoặc các quy định khác về khu vực biên giới mà còn vi phạm, nếu trước đó đã bị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định về cư trú, đi lại hoặc các quy đình khác về khu vực biên giới, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn thực hiện hành vi vi phạm quy định về cư trú, đi lại hoặc các quy định khác về khu vực biên giới.
Bị coi là đã bị kết án về tội vi phạm quy định về cư trú, đi lại hoặc các quy định khác về khu vực biên giới, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm nếu người đó đã bị
Mặt chủ quan của tội phạm
Tội vi phạm quy chế về khu vực biên giới được thực hiện do lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình nhưng vẫn thực hiện hành vi đó.
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là người đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.
5. Hình phạt
Khung hình phạt tại khoản 1
Người phạm tội bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Khung hình phạt tại khoản 2
Tái phạm nguy hiểm hoặc phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
– Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
+ Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
+ Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.
– An ninh, trật tự, an toàn xã hội là tình trạng (trạng thái) ổn định có trật tự, kỉ cương của xã hội. Trật tự, kỉ cương này được xác lập trên cơ sở các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành (gọi là các quy phạm pháp luật) và những giá trị xã hội, chuẩn mực đạo đức truyền thống được mọi người trong xã hội thừa nhận, tôn trọng, tuân thủ và nhờ đó mà mọi người có cuộc sống yên ổn. Hay nói cách khác, “trật tự, an toàn xã hội” là trạng thái xã hội có trật tự, kỉ cương, trong đó mọi người có cuộc sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định. Chính vì vậy, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội có thể nói nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân, các cơ quan, tổ chức. Mọi công dân đều phải có trách nhiệm giữ cho xã hội được an toàn, có trật tự, kỉ cương, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội là hành vi của một cá nhân, pháp nhân làm phá vỡ trật tự, kỷ cương của xã hội một cách nghiêm trọng, khiến cho một bộ phận không nhỏ người dân mất niềm tin, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, phá vỡ quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành; xâm phạm những giá trị xã hội, chuẩn mực đạo đức được mọi người tôn trọng, thừa nhận, tuân thủ.
Hình phạt bổ sung tại khoản 3
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm cư trú từ một 01 năm đến 05 năm. Cấm cư trú là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú hoặc thường trú ở một số địa phương nhất định. Thời hạn cấm cư trú là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.