Thực trạng hiện nay, nhiều sinh viên làm trái ngành, trái nghề không ít bởi nhiều yếu tố. Tuy nhiên, một số sinh viên ra trường lại có nguyện vọng xin ở lại trường để có thể thực hiện những dự định của bản thân.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn xin ở lại trường công tác dành cho sinh viên ra trường là gì?
- 2 2. Mẫu đơn xin ở lại trường công tác dành cho sinh viên ra trường:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin ở lại trường công tác dành cho sinh viên ra trường:
- 4 4. Điều kiện để người tài ở lại trường làm việc:
- 5 5. Giải pháp giúp sinh viên nhanh chóng tìm được việc làm sau khi ra trường:
1. Đơn xin ở lại trường công tác dành cho sinh viên ra trường là gì?
Sinh viên là người học tập và được đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ và được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học.
Đơn xin ở lại trường công tác dành cho sinh viên ra trường là văn bản do sinh viên lập ra và được gửi đến phòng, ban, cá nhân có thẩm quyền giải quyết để xin ở lại trường nhằm thực hiện một công việc hay mục đích nào đó.
Trên thực tế, sau khi ra trường, sinh viên vẫn còn một số vấn đề, công việc cần giải quyết dẫn đến việc phải ở lại trường. Chính vì vậy, đơn xin ở lại trường công tác giúp tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội được thực hiện những dự định của bản thân, đảm bảo quyền lợi cho sinh viên mới ra trường. Bên canh đó, việc ở lại trường công tác cũng sẽ giúp sinh viên được tiếp cận, làm việc trong môi trường thuộc lĩnh vực mà mình đang theo đuổi.
2. Mẫu đơn xin ở lại trường công tác dành cho sinh viên ra trường:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
…….., ngày….tháng…năm…..
ĐƠN XIN Ở LẠI TRƯỜNG
Kính gửi:
– Ban Giám hiệu trường Đại học .…
– Ban chủ nhiệm khoa……..
– Phòng Công tác sinh viên
– Phòng Đào tạo…………..
Tôi tên là:……… …….; Sinh ngày:…… …….
Chứng minh nhân dân số:… ….Ngày cấp:…………….Nơi cấp:………
Hộ khẩu thường trú:………
Chỗ ở hiện tại:………
Điện thoại liên hệ:… ………
Là sinh viên của lớp:……..; Khoa:………
Mã số sinh viên:…………
Lớp học phần………..…….
Khóa tuyển sinh……………..; Hệ đào tạo:………
(Trình bày lý do xin ở lại trường)
Tôi cam đoan sẽ thực hiện đầy đủ, nghiêm túc mọi nội quy của nhà trường trong quá trình nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin ở lại trường công tác dành cho sinh viên ra trường:
– Điền rõ các thông tin cá nhân của sinh viên như: họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh thư (ngày cấp, nơi cấp), hộ khẩu thường trú, nơi ở hiện tại, số điện thoại liên hệ, mã số sinh viên, lớp, khoa, hệ đào tạo đã học.
– Trình bày lý do mà bạn muốn xin ở lại trường
Ví dụ: Ngày…tháng…năm…tôi đã thực hiện xong khóa đào tạo Bằng Cử nhân….của Trường Đại học…. Do có nguyện vọng thực hiện bài nghiên cứu khoa học về vấn đề……nên tôi cần ở lại trường để sử dụng tài liệu tại thư viện của trường với mục đích phục vụ việc hoàn thành bài nghiên cứu khoa học nêu trên.
Chính vì vậy, tôi làm đơn này kính mong Nhà trường xem xét, tạo điều kiện để tôi được ở lại trường để tiếp tục hoàn thành việc nghiên cứu khoa học của mình.
4. Điều kiện để người tài ở lại trường làm việc:
Việc nhà nước tạo những chính sách để thu hút nhân tài từ xa xưa đã được thực hiện. Trong bối cảnh hiện nay, phương châm “hiền tài là nguyên khí của quốc gia” vẫn còn đó. Chính vì vậy, việc giữ những sinh viên đạt loại xuất sắc ở lại trường công tác, làm việc là một trong những nội dung mà các trường đại học luôn đặt sự quan tâm lên hàng đầu.
Thứ nhất, môi trường làm việc thông thoáng, công bằng, dân chủ và trọng thị. Môi trường làm việc là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng công việc, năng suất lao động. Môi trường làm việc bao gồm nhiều yếu tố: cơ sở vật chất phục vụ cho công việc, văn hoá nội bộ, các chế độ đãi ngộ, mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên,.. Nếu nhân viên thấy được môi trường làm việc mang tính chuyên nghiệp, hiện đại; có nhiều yếu tố khuyến khích, thúc đẩy cho năng lực nhân viên phát triển thì tự bản thân họ sẽ có thêm động lực, phấn đấu cho công việc. Tuy nhiên, ngược lại nếu môi trường làm việc không được như họ mong muốn thì sẽ dẫn tới tâm lý chán nản, kết quả công việc của nhân viên đạt chất lượng thấp, thiếu niềm tin vào sự phát triển của công ty và việc họ nghỉ việc chỉ còn là vấn đề thời gian.
Thứ hai, thu nhập thỏa đáng, nhiều chế độ đãi ngộ tốt. Nếu như cách đây 5 năm người ta đã tính toán một gia đình có bốn người cần 8 triệu đồng/tháng để có thể yên tâm với công việc giảng dạy nghiên cứu ở trường đại học thì hiện nay, con số này đã tang lên 20 triệu đồng. Đây là một bài toán khó nhưng không phải là bế tắc hoàn toàn. Những sinh viên có học lực xuất sắc sẽ cảm thấy mức lương họ nhận được là thỏa đáng với năng lực, công sức họ bỏ ra và họ có thể nhận được nhiều hơn nữa nếu làm việc tốt. Đây có thể nói là những tinh hoa của đất nước, dân tộc nên việc trọng dụng nhân tài là việc làm hết sức cần thiết.
5. Giải pháp giúp sinh viên nhanh chóng tìm được việc làm sau khi ra trường:
Thứ nhất, giải phóng tinh thần.
Việc quá căng thẳng và áp lực sẽ làm cho tâm trạng của sinh viên bị khủng hoảng, nặng nề dẫn đến khó có thể làm việc suôn sẻ. Sinh viên nên gạt bỏ những suy nghĩ chẳng hạn như ra trường phải tìm được việc nhanh nhất có thể mà hãy giữ cho mình một tinh thần lạc quan, thoải mái nhất có thể. Hãy chơi một số môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, cầu long,… hay bất kỳ thứ gì bạn thích để tạo cho mình một nguồn năng lượng nhiệt huyết của tuổi trẻ, dám đương đầu với những khó khăn, chông gai.
Thứ hai, thử sức mình với nhiều công việc tại các thành phố lớn.
Những thành phố lớn thường đông đúc, chật chội, khói bụi ô nhiễm, chi phí đắt đỏ,… nhưng bù lại bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để có thể tìm được công việc phù hợp với chuyên môn của mình cũng như có thể trải nghiệm nhiều ngành nghề khác nhau để tìm ra công việc yêu thích trong trường hợp bạn còn hoang mang chưa biết phải đi theo con đường nào. Các thành phố lớn cũng là cơ hội để bạn có thể thỏa sức làm việc và nhảy việc đến khi nào bạn tìm thấy công việc phù hợp với mình.
Để làm được những điều đó thì bạn cần phải thực sự chủ động trong việc tìm việc. Nhiều sinh viên mới ra trường vẫn còn thụ động trong công tác tìm việc cho bản thân. Họ chỉ gửi hồ sơ đến các công ty trên Internet và chờ đợi nhà tuyển dụng gọi phỏng vấn. Điều này sẽ dẫn đến việc bạn bị hòa lẫn với hàng loạt các hồ sơ khác nhau làm cho bạn bị mất điểm trong mắt các nhà tuyển dụng và vô hình trung làm mất đi tính cạnh tranh cũng như làm bạn bỏ lỡ nhiều cơ hội việc làm tốt.
Thứ ba, hãy lên một ý tưởng khởi nghiệp.
Nếu bạn là người không thích làm công ăn lương hay những công việc nhà nước nhàm chán thì bạn có thể triển khai những ý tưởng kinh doanh của riêng mình và hiện thực hóa chúng. Khởi nghiệp đòi hỏi nhiều yếu tố và kỹ năng để thành công, bạn còn trẻ và ước mơ hoài bão thì luôn đong đầy nên đừng sợ thất bại mà hãy biến ước mơ của bạn thành sự thật. Từ những vấp ngã, bạn sẽ tìm thấy ánh sáng của thành công.
Thứ tư, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.
Các nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những người có năng lực và kinh nghiệm phong phú hơn là bằng cấp nên bạn có thể tích lũy kinh nghiệm cho mình càng sớm càng tốt, có thể đi làm thêm ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Bạn có thể tận dụng kỳ thực tập của mình để nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm thực hành để có thể gây ấn tượng hơn trong mắt các nhà tuyển dụng. Ngoài ra, hãy cố gắng mở rộng mọi mối quan hệ mình thông qua nhiều kênh khác nhau để có thể tạo thêm nhiều cơ hội cho bản thân. Bên cạnh đó, không ngừng cập nhật kiến thức, kỹ năng mới cho bản thân để bắt kịp với nhu cầu ngày càng cao của nhà tuyển dụng chính là việc các bạn phải làm song song với việc tạo lập mối quan hệ. Điều này sẽ giúp tăng cao khả năng xin việc của các bạn.
Bạn hãy nhớ rằng, vài năm đầu sau khi tốt nghiệp chỉ là khởi đầu của một quá trình khám phá lâu dài. Bạn có thể phải làm những công việc tẻ nhạt, hoàn toàn không phù hợp với tính cách cũng như sở thích của mình. Thế nhưng đừng vì thế mà từ bỏ, hãy lấy đó làm những hành trang kinh nghiệm quý báu, là bước đệm vững chắc cho tương lai sau này của bạn. Khi cuộc sống của bạn có nhiều thứ để lo lắng hơn như gia đình, con cái, họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp,…bạn sẽ ít phạm sai lầm trong nghề nghiệp hơn. Bạn sẽ học được nhiều từ những vấp ngã ban đầu.