Khi các các cá nhân, cơ quan, tổ chức muốn được nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy những đối tượng theo quy định của pháp luật thì sẽ viết đơn đề nghị gửi cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy) để được giải quyết.
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy là gì?
Đơn đề nghị nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy là mẫu đơn hành chính do cá nhân, cơ quan, tổ chức lập ra gửi cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền( Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy ).
Mẫu đơn đề nghị nghiệm thu phòng cháy chữa cháy bao gồm những nội dung sau:
– Tên mẫu đơn (Đơn xin đề nghị nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy).
– Căn cứ thực hiện việc nghiệm thu
– Thời gian, địa chỉ đề nghị cơ quan thẩm quyền tiến hành nghiệm thu
– Lời cảm ơn
– Người có thẩm quyền, người làm đơn ký đơn.
Đơn đề nghị nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy là văn bản ghi chép lại những thông tin của cá nhân, cơ quan, tổ chức và việc đề nghị CƠ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và giải quyết việc nghiệm thu phòng cháy chữa cháy.
2. Mẫu đơn đề nghị nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
.., ngày tháng năm
ĐƠN ĐỀ NGHỊ NGHIỆM THU HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
Kính gửi: Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy TP …
– Thực hiện Luật phòng cháy và chữa cháy;
– Căn cứ giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
(2) trình Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố … hồ sơ nghiệm thu về PCCC đối với (4)…
Tên chủ đầu tư: (5).…
Người đại diện chủ đầu tư có thẩm quyền khi cần liên hệ:……;
Số điện thoại liên hệ:……
Danh mục hồ sơ gửi kèm:
– Bản sao giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
– Bản sao giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy đã lắp đặt trong công trình, phương tiện giao thông cơ giới;
– Các biên bản thử nghiệm, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu tổng thể các hạng mục, hệ thống phòng cháy và chữa cháy;
– Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục liên quan đến phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt;
– Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới;
– Văn bản nghiệm thu hoàn thành hệ thống, thiết bị có liên quan về phòng cháy và chữa cháy.
Các văn bản, tài liệu nêu trên phải có xác nhận của chủ đầu tư, chủ phương tiện, nhà thầu, đơn vị tư vấn thiết kế. Nếu hồ sơ thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt.
(2) mời Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố Hà Nội kiểm tra nghiệm thu về PCCC đối với (4)……/.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu:……..
Người đại diện theo pháp luật(2)
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
3. Hướng dẫn viết đơn đề nghị nghiệm thu hệ thống phòng chay chữa cháy:
(1) Tên đơn vị chủ quản;
(2) Tên cơ quan, tổ chức;
(3) Nội dung đề nghị của cơ quan, tổ chức;
(4) Tên dự án (công trình) hoặc hạng mục cải tạo thuộc dự án (công trình)…..;
(5) Tên chủ đầu tư dự án (công trình);
4. Quy định về nghiệm thu phòng cháy chữa cháy:
Nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) là bước bắt buộc đối với các chủ đầu tư tiến hành dự án, công trình có nguy cơ cháy nổ.
Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật bao gồm:
+ Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
+ Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra.
+ Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.
+ Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.
Đối tượng cần nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy
– Dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã, được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy, trước khi đưa vào sử dụng phải được chủ đầu tư, chủ phương tiện tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
– Việc nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy bao gồm nghiệm thu từng phần, từng giai đoạn, từng hạng mục và nghiệm thu bàn giao; riêng đối với các bộ phận, của công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi thi công bị che khuất thì phải được nghiệm thu trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.
Thủ tục nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy:
Bước 1: Cá nhân, tổ chức nộp văn bản
Thời gian tiếp nhận: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày tết, lễ).
Bước 2: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Tổ chức kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy, gồm: kiểm tra nghiệm thu hồ sơ và kiểm tra nghiệm thu thực tế theo lịch kiểm tra nghiệm thu của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Bước 4: Sau 07 ngày, kể từ ngày thông qua biên bản kiểm tra nghiệm thu, cá nhân, tổ chức đến nơi nộp văn bản thông báo kiểm tra nghiệm thu để nhận kết quả.
Hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy gồm:
– Bản sao giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
– Bản sao giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy đã lắp đặt trong công trình, phương tiện giao thông cơ giới;
– Các biên bản thử nghiệm, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu tổng thể các hạng mục, hệ thống phòng cháy và chữa cháy;
– Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục liên quan đến phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt;
– Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới;
– Văn bản nghiệm thu hoàn thành hệ thống, thiết bị có liên quan về phòng cháy và chữa cháy.
Các văn bản, tài liệu nêu trên phải có xác nhận của chủ đầu tư, chủ phương tiện, nhà thầu, đơn vị tư vấn thiết kế. Nếu hồ sơ thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt.
Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo các nội dung sau:
– Kiểm tra nội dung và tính pháp lý của hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy do chủ đầu tư, chủ phương tiện giao thông cơ giới chuẩn bị;
– Kiểm tra việc thi công, lắp đặt phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới theo thiết kế đã thẩm duyệt;
– Tổ chức kiểm tra thử nghiệm hoạt động thực tế của các phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới khi xét thấy cần thiết.
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thông qua biên bản kiểm tra nghiệm thu, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xem xét, nếu đạt các yêu cầu thì ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
– Văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy là một trong những căn cứ để chủ đầu tư nghiệm thu, quyết toán và đưa công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy vào sử dụng.
Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trong việc tiến hành nghiệm thu phòng cháy chữa cháy quy định Luật phòng cháy và chữa cháy:
– Cơ quan phụ trách thiết kế tham gia nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy
– Chủ đầu tư tổ chức kiểm tra, giám sát việc thi công và nghiệm thu công trình
– Nhà thầu thi công xây dựng phụ trách lập hồ sơ hoàn công, chuẩn bị tài liệu phục vụ công tác nghiệm thu và cũng tham gia nghiệm thu công trình
– Cơ quan Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy tham gia việc nghiệm thu đồng thời ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy đối với công trình cần thẩm duyệt