Để chuyển tiền, bạn cần sự cho phép của Ngân nhà nước và được cấp phép bởi Phòng Quản lý Ngoại hối của chi nhánh Ngân hàng nhà nước tại các tỉnh thành. Chuyển tiền để gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn cho chính khách hàng tại ngân hàng (đối với người cư trú). Đơn đăng ký tài khoản ngoại tệ như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đăng ký tài khoản ngoại tệ là gì?
Đơn đăng ký tài khoản ngoại tệ hay còn gọi với tên đầy đủ là đơn đăng ký tài khoản ngoại tệ và tiến độ chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài là văn bản về việc doanh nghiệp Việt Nam đăng ký tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng và báo cáo về tiến độ chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài. Mẫu đơn đăng ký nêu rõ thông tin của doanh nghiệp đăng ký, thông tin chuyển vốn…
Đơn đăng ký tài khoản ngoại tệ được sử dụng để bày tỏ nguyện vọng của doanh nghiệp gửi tới chi nhánh ngân hàng nhà nước, doanh nghiệp đưa ra các thông tin của mình và mong muốn được Ngân hàng xác nhận về việc đăng ký tài khoản ngoại tệ và tiến độ chuyển vốn để thực hiện dự án đầu tư tại một quốc gia nhất định.
2. Mẫu đơn đăng ký tài khoản ngoại tệ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
ĐƠN ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN NGOẠI TỆ VÀ TIẾN ĐỘ CHUYỂN VỐN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
…… ngày ……. tháng …… năm ……
Kính gửi: Chi nhánh ngân hàng Nhà nước tỉnh (thành phố) …(1)….
Tên doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài: ..(2)..
Địa chỉ: …
Số điện thoại: …
Giấy phép kinh doanh số … ngày …
Giấy phép tiếp nhận của nước đầu tư số …….. ngày …
Giấy phép đầu tư ra nước ngoài số ……… ngày …
– Tổng vốn đầu tư: …(3).
– Vốn pháp định: ….(4)..
– Trong đó bên Việt Nam góp:
+ Bằng tiền: …(5)…
+ Bằng tài sản (máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu….): ……
Chúng tôi làm đơn này để nghị quý Ngân hàng xác nhận về việc đăng ký tài khoản ngoại tệ và tiến độ chuyển vốn để thực hiện dự án đầu tư tại nước …… như sau:
TT | Thời gian chuyển vốn | Bằng tiền (quy USD) | Bằng tài sản (quy USD) |
1 | Quý ……. năm ….. | ||
2 | Quý ……. năm….. | ||
… |
Vốn đầu tư bằng tiền thực hiện thông qua tài khoản ngoại tệ số …… mở tại Ngân hàng …..
Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng các quy định về quản lý ngoại hối hiện hành của Việt Nam và các quy định có liên quan đến việc thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài.
TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC) DOANH NGHIỆP
(ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đăng ký tài khoản ngoại tệ:
Đơn đăng ký tài khoản ngoại tệ là biểu mẫu đơn từ hành chính vì thế các doanh nghiệp khi viết phải trình bày khoa học, rõ ràng, có nội dung quốc hiệu và tiêu ngữ đầy đủ. Mẫu đơn đăng ký tài khoản ngoại tệ sẽ được gửi lên chi nhánh ngân hàng nhà nước vì thế nên phải ghi rõ vào phần kính gửi để được hỗ trợ giải quyết nhanh nhất theo quy định của pháp luật.
(1) Ghi rõ tên ngân hàng Nhà nước tỉnh (thành phố) nào, ví dụ: Chi nhánh ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội.
(2) Ghi tên doanh nghiệp của bạn, điền đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp như địa chỉ, số điện thoại, giấy phép kinh doanh số bao nhiêu, cấp ngày nào. Giấy phép tiếp nhận của nước đầu tư số mấy, giấy phép đầu tư ra nước ngoài,…
(3) Viết rõ tổng vốn đầu tư, tổng nguồn vốn góp, bao gồm vốn điều lệ của doanh nghiệp, vốn vay, vốn huy động từ cá nhân, tổ chức khác trước khi thực hiện dự án.
(4) Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.
(5) Viết rõ số tiền đóng góp, tài sản đóng góp
4. Thủ tục cấp Giấy phép:
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép là thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định cấp và thu hồi giấy phép. Trình tự, thủ tục để doanh nghiệp xin cấp Giấy phép như sau:
Doanh nghiệp căn cứ vào từng trường hợp mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài nêu trên, nộp một bộ hồ sơ gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến Vụ Quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước Cấp giấy phép cho doanh nghiệp, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung trong thời hạn 7 ngày. Nếu từ chối thì có
Yêu cầu chung đối với hồ sơ:
Ngoài các yêu cầu đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép trong từng trường hợp mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài, thì yêu cầu chung đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép là:
– Hồ sơ phải được lập thành 1 bộ bằng tiếng Việt, nếu là hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt, và bản dịch phải được xác nhận bởi người đại diện hợp pháp của tổ chức, trừ trường hợp xin mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để phục vụ hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài, thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật hiện hành đối với văn bản của cơ quan có thẩm quyền bên nước ngoài cho phép mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở bên nước ngoài.
– Đối với các thành phần hồ sơ bản sao, phải có xác nhận về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
Các trường hợp doanh nghiệp mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài
Doanh nghiệp ( không phải là tổ chức tín dụng ) mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài trong các trường hợp sau:
– Mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để đáp ứng các điều kiện xin cấp phép thành lập và hoạt động cho chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật nước sở tại
– Mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài phục vụ cho hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài
– Mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thực hiện các khoản vay nước ngoài theo thỏa thuận với bên cho vay nước ngoài
– Doanh nghiệp thuộc diện đầu tư đặc biệt quan trọng theo chương trình của Chính phủ; doanh nghiệp đầu tư dưới hình thức đối tác công ty mở và sử dụng tài khoản ở nước ngoài để thực hiện các cam kết với bên nước ngoài
– Doanh nghiệp mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thực hiện các cam kết, thỏa thuận, hợp đồng với bên nước ngoài gồm: hợp đồng thầu xây dựng ở nước ngoài,
Lưu ý: Doanh nghiệp mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài trong các trường hợp trên được thực hiện sau khi được Ngân hàng nhà nước cấp Giấy phép, và thực hiện mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ theo các nội dung quy định trong Giấy phép, Quyết định sửa đổi, bổ sung giấy phép (nếu có).
Hướng dẫn sử dụng tài khoản ngoại tệ của người cư trú là tổ chức
Người cư trú là tổ chức được sử dụng tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi sau đây:
1. Thu:
a) Thu ngoại tệ chuyển khoản từ nước ngoài chuyển vào;
b) Thu ngoại tệ chuyển khoản thanh toán tiền xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ từ tài khoản của người không cư trú là tổ chức mở tại ngân hàng được phép ở trong nước;
c) Nộp lại số ngoại tệ tiền mặt của tổ chức rút ra cho nhân viên đi công tác ở nước ngoài nhưng chi tiêu không hết tại ngân hàng được phép đã rút tiền. Khi nộp ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản, tổ chức xuất trình cho ngân hàng được phép chứng từ liên quan đến việc rút tiền từ tài khoản và Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt mang vào. Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu chỉ có giá trị cho tổ chức gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản ngoại tệ trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày nhập cảnh ghi trên Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh;
d) Thu ngoại tệ từ các nguồn thu hợp pháp trong nước, bao gồm:
– Thu từ việc mua ngoại tệ chuyển khoản tại các tổ chức tín dụng được phép;
– Thu ngoại tệ chuyển khoản hoặc nộp ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản đối với các trường hợp được thu ngoại tệ trong nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Chi:
a) Chi bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng được phép;
b) Chi chuyển tiền, thanh toán cho các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối;
c) Chi chuyển đổi ra các loại ngoại tệ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
d) Chi chuyển đổi ra các công cụ thanh toán khác bằng ngoại tệ;
đ) Chi rút ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân làm việc cho tổ chức khi được cử ra nước ngoài công tác;
e) Chi chuyển khoản hoặc rút ngoại tệ tiền mặt để trả lương, thưởng, phụ cấp cho người không cư trú, người cư trú là cá nhân nước ngoài;
g) Chi chuyển tiền, thanh toán cho các giao dịch được phép thanh toán trong nước bằng ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam;
h) Chi chuyển khoản cho các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.