Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng công trình là mẫu đơn đề nghị mà các chủ đầu tư buộc phải nắm bắt được nếu như không muốn xảy ra những sai sót về pháp lý so với các nội dung đã đăng ký trong giấy phép ban đầu.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng công trình là gì?
Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng công trình mới nhất là mẫu đơn của phía chủ đầu tư, xây dựng lập để quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng kèm theo
Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng công trình sẽ giúp các cơ quan pháp luật nắm bắt được các nội dung điều chỉnh xây dựng công trình so với giấy phép trước đó để đảm bảo cho quá trình xây dựng của các chủ đầu tư được thực hiện theo đúng quy định chung của pháp luật. Trong đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng công trình có một số nội dung quan trọng như thông tin chủ đầu tư, địa điểm xây dựng, giấy phép xây dựng đã cấp, ghi rõ cơ quan cấp, nội dung giấy phép,…
2. Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng công trình:
Tên mẫu đơn: Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng công trình
Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng công trình
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
Văn bản số:……………
, ngày ……tháng…… năm ……
Kính gửi: Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng
(Hoặc Sở Xây dựng…………… )
Tôi: ………(Họ tên) ………Chức vụ: ……………………………………..
Được ủy quyền của ông (bà):…… theo giấy ủy quyền:…(kèm theo đơn này)
Đại diện cho: ………
Địa chỉ đăng ký tại chính quốc: ……
Số điện thoại:…… Fax:….. E.mail: …….
Địa chỉ văn phòng đại diện tại Việt Nam: ………
Số điện thoại: …….. Fax:…… E.mail: …………
Công ty (hoặc Liên danh) chúng tôi đã được cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng (Sở Xây dựng) cấp giấy phép hoạt động xây dựng số……………., ngày……… để thực hiện gói thầu thuộc dự án ………….Đề nghị điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng đã cấp với nội dung: ………
Lý do đề nghị điều chỉnh: ………
Chúng tôi đề nghị Cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng (hoặc Sở Xây dựng ….) xét điều chỉnh Giấy phép hoạt động xây dựng đã cấp cho Công ty chúng tôi với nội dung nêu trên.
Hồ sơ gửi kèm theo gồm:
– Bản sao Giấy phép hoạt động xây dựng đã được cấp
– Bản sao các văn bản chứng minh cho nội dung điều chỉnh
– Văn bản chấp thuận của chủ đầu tư (thầu chính trường hợp nhà thầu đề nghị điều chỉnh là thầu phụ)
Nếu hồ sơ của chúng tôi cần phải bổ sung hoặc làm rõ thêm nội dung gì, xin báo cho ông (bà) có địa chỉ tại Việt Nam………….. số điện thoại…………. Fax………… E.mail ………………
Khi được cấp Giấy phép hoạt động xây dựng điều chỉnh, chúng tôi xin cam đoan thực hiện đầy đủ các quy định trong Giấy phép và các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan.
THAY MẶT (HOẶC THỪA ỦY QUYỀN)…
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu Công ty)
3. Lưu ý đối với việc điều chỉnh giấy phép xây dựng công trình:
Các trường hợp mà chủ đầu tư phải điều chỉnh giấy phép xây dựng công trình là:
– Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
– Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;
– Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.
– Đối với những doanh nghiệp đang có ý định đầu tư xây dựng một dự án nào đó nhưng chưa được cấp phép, họ phải làm đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng cho dự án để được tiến hành thi công công trình. Nội dung đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng cho dự án phải ghi rõ chi tiết các thông tin về dự án sắp được triển khai.
– Ngoài ra, đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng công trình cần ghi rõ các nội dung đề nghị điều chỉnh so với giấy phép đã được cấp, đơn vị hoặc người thiết kế điều chỉnh (chứng chỉ hành nghề, thời gian cấp, địa chỉ, số điện thoại,…), nêu ra dự kiến thời gian hoàn thành công trình theo thiết kế điều chỉnh, cam kết thực hiện những nội dung ghi trong đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng công trình và hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu như có gì đó sai sót.
4. Các bước thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng công trình:
Căn cứ pháp lý
–
–
–
–
– Nghị định số 53/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ quy định các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng.
–
Hồ sơ điều chỉnh giấy phép xây dựng
Đối với công trình:
+ Đơn đề nghị Điều chỉnh giấy phép xây dựng (theo mẫu)
+ Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp;
+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản vẽ thiết kế mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt bộ phận, hạng Mục công trình đề nghị Điều chỉnh tỷ lệ 1/50 – 1/200;
+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản phê duyệt Điều chỉnh thiết kế của người có thẩm quyền theo quy định kèm theo Bản kê khai Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thiết kế đối với trường hợp thiết kế không do cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định hoặc Báo cáo kết quả thẩm định thiết kế Điều chỉnh của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
* Đối với nhà ở riêng lẻ:
+ Đơn đề nghị Điều chỉnh giấy phép xây dựng (theo mẫu)
+ Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp;
+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản vẽ thiết kế mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt bộ phận, hạng Mục công trình đề nghị Điều chỉnh tỷ lệ 1/50 – 1/200. Đối với trường hợp yêu cầu phải được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thì phải nộp kèm theo báo cáo kết quả thẩm định thiết kế;
Lưu ý: Trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế quy định là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.
– Số lượng hồ sơ: 02 bộ hồ sơ
Thời gian duyệt hồ sơ
Trong thời gian 30 ngày đối với công trình và trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì Ủy ban nhân dân quận, huyện phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định.
Trình tự điều chỉnh giấy phép xây dựng công trình
Bước 1: Chủ đầu tư chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân quận, huyện.
Bước 2: Ủy ban nhân dân quận, huyện tiếp nhận kiểm tra hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì cấp biên nhận hồ sơ có ngày hẹn trả kết quả trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn để người nộp hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ủy ban nhân dân quận, huyện phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, Ủy ban nhân dân quận, huyện phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ bổ sung, Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo.
+ Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ bổ sung, Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép.
Bước 4:
+ Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình có trong hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng, Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện theo quy định để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.
+ Trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; Ủy ban nhân dân quận, huyện căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép điều chỉnh;
Bước 5: Trong thời gian 30 ngày đối với công trình và trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân quận, huyện phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép xây dựng điều chỉnh. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì Ủy ban nhân dân quận, huyện phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để điều chỉnh giấy phép xây dựng trong thời hạn quy định, Ủy ban nhân dân quận, huyện thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ đầu tư biết.
Bước 6: Chủ đầu tư nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Ủy ban nhân dân quận, huyện theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận.
Thấm quyền điều chỉnh giấy phép xây dựng
Ủy ban nhân dân quận, huyện
Lệ phí cấp phép xây dựng
– Đối với nhà ở riêng lẻ: 50.000 đồng/giấy phép
– Đối với công trình khác: 100.000 đồng/giấy phép
– Đối tượng miễn thu: Trẻ em, hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng.
Quy trình cấp, cấp lại, điều chỉnh và gia hạn giấy phép xây dựng
Khoản 1 Điều 102
“Điều 102. Quy trình cấp, cấp lại, điều chỉnh và gia hạn giấy phép xây dựng
Quy trình cấp giấy phép xây dựng và điều chỉnh giấy phép xây dựng được quy định như sau:
a) Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng;
b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định;
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép;
d) Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện theo quy định tại Luật này để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;
đ) Trong thời gian 12 ngày đối với công trình và nhà ở riêng lẻ kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng;
e) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 30 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời và trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này.”