Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện là gì? Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện trong tiếng Anh là gì? Cấu thành tội phạm của tội vi phạm các quy định về cung ứng điện? Hình phạt của tội vi phạm các quy định về cung ứng điện?
Xã hội phát triển, những loại máy móc và thiết bị điện ra đời đã đang có những đóng góp vô cùng lớn, tiết kiệm sức lao động của con người , Thế nhưng để những thiết bị điện tử này hoạt động thì điện năng là yếu tố quan trọng thiết yếu nhất. Điện năng đã và đang có những vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt, sản xuất. Tất cả các ngành nghề hiện nay từ thủ công đến chuyên nghiệp đều cần có sự tham gia của điện năng. Điện năng hiện nay như một thành phần tham gia vào sản xuất không thể thiếu. Để bảo vệ an toàn quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng điện cũng như an toàn trong việc cung cấp điện được nhà nước bảo vệ, đối với hành vi vi phạm các quy định về xây dựng, lắp đặt công trình điện nhà nước đã có những quy định cụ thể và cao nhất là Bộ luật hình sự quy định về tội vi phạm các quy định về cung ứng điện.
Cơ sở pháp lý:
–
1. Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện theo Bộ luật hình sự là gì?
Theo quy định tại điều 199
Ví dụ các hành vi cắt điện hoặc từ chối cung cấp điện mà không có
2. Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện theo Bộ luật hình sự trong tiếng Anh là gì?
Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện trong tiếng Anh là “Offences related to electricity supply”.
3. Cấu thành tội phạm của tội vi phạm các quy định về cung ứng điện theo Bộ luật hình sự?
Bộ luật hình sự quy định về tội vi phạm quy định về cung ứng điện tại Điều 199 như sau:
“1. Người nào có trách nhiệm mà đóng điện, cắt điện, từ chối cung cấp điện trái quy định của pháp luật hoặc trì hoãn việc xử lý sự cố điện không có lý do chính đáng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
3.1. Cấu thành tội phạm của tội vi phạm các quy định về cung ứng điện:
Thứ nhất, về mặt khách quan của tội vi phạm
– Dấu hiệu hành vi khách quan
Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi của người có trách nhiệm mà đóng điện, cắt điện, từ chối cung cấp điện trái quy định của pháp luật hoặc trì hoãn việc xử lý sự cố điện không có lý do chính đáng.
– Đóng điện trái quy định của pháp luật là hành vi đưa nguồn điện đến các thiết bị điện đã lắp rrasp trước đó chưa có điện trái với các quy định của pháp luật. Ví dụ đóng điện nghiệm thu khi chưa có kế hoạch đóng điện nghiệm thu đã được phê duyệt, chưa có lệnh của Điều độ viên trực ban, đóng điện khi công trình của khách hàng chưa có đủ điều kiện vận hành.
– Cắt điện trái quy định của pháp luật là việc cắt điện không có căn cứ hoặc không thông báo theo quy định.
– Từ chối cung cấp điện trái quy định của pháp luật là từ chối cung cấp điện ngoài các trường hợp pháp luật quy định đơn vị cung cấp điện được quyền từ chối cung cấp điện.
– Trì hoãn việc xử lý sự cố điện không có lý do chính đáng là trì hoãn xử lý sự kiện một hoặc nhiều trang thiết bị trong hệ thống điện do tác động từ một hoặc nhiều nguyên nhân dẫn đến hoạt động không bình thường; gây ngừng cung cấp điện hoặc mất ổn định, mất an toàn và không đảm bảo chất lượng điện của hệ thống mà không có lý do chính đáng.
– Dấu hiệu hậu quả của tội phạm
Việc vi phạm các quy định về cung ứng điện gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân, hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp, xưởng sản xuất, hoạt động của các cơ quan nhà nước cũng như họạt động chung của toàn xã hội.
Hiện nay,
Gây thiệt hại về tài sản như gây hư hỏng thiết bị, sản phẩm, vật tư của cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức… Hành vi này phải gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng trở lên.
Gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe: Gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe từ 61% trở lên hoặc gây hậu quả chết người.
Thứ ba: Các dấu hiệu khách quan khác của tội phạm
Đối với tội vi phạm các quy định về cung ứng điện còn có các quy định các dấu hiệu khách quan khác: các quy định của Nhà nước về cung ứng điện như: các quy định về cắt điện, về cung cấp điện, về xử lý sự cố khi mất điện…
Thứ hai, mặt chủ quan của tội vi phạm
Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý.
Trường hợp mặt khách quan của tội phạm chỉ có dấu hiệu hành vi nguy hiểm (điểm d khoản 1 Điều 199 Bộ luật hình sự) thì lỗi của người phạm tội là cố ý, tức người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình nhưng vẫn thực hiện hành vi đó.
Trong trường hợp mặt khách quan của tội phạm có dấu hiệu hậu quả (gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác) thì lỗi của người phạm tội là vô ý. Người phạm tội thấy trước khả năng hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình có thể xảy ra nhưng cho rằng hậu quả đó không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hoặc không thấy trước hậu quả đó nhưng phải thấy trước và có thể thấy trước nếu có sự chú ý cần thiết.
Thứ ba, về chủ thể của tội vi phạm
Chủ thể của tội phạm là người đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự, có trách nhiệm trong việc cung ứng điện hoặc xử lý sự cố điện.
Thứ tư, về khách thể của tội vi phạm
Khách thể của tội phạm này là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực cung ứng điện.
4. Hình phạt của tội vi phạm các quy định về cung ứng điện theo Bộ luật hình sự?
Hình phạt của tội vi phạm các quy định về cung ứng điện tại Điều 199 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) quy định như sau:
Một là, Người nào có trách nhiệm mà đóng điện, cắt điện, từ chối cung cấp điện trái quy định của pháp luật hoặc trì hoãn việc xử lý sự cố điện không có lý do chính đáng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
– Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
– Đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Hai là, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
– Làm chết người;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
– Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
Ba là, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
– Làm chết 02 người trở lên;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
– Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.