Các lực lượng, phương tiện có trong phương án khi được huy động thực tập phải tham gia đầy đủ. Vậy khi muốn phương án chữa cháy được phê duyệt thì cá nhân có phương án phải viết đơn gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét.
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị phê duyệt phương án chữa cháy là gì?
Đơn đề nghị phê duyệt phương án chữa cháy là văn bản được cá nhân hoặc tổ chức sử dụng để đề nghị chủ thể có thẩm quyền xem xét phê duyệt đề án hoặc
Chủ thể có thẩm quyền thực hiện là phòng cảnh sát phòng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy.
Đơn đề nghị phê phương án chữa cháy là mẫu đơn ghi chép những thông tin về phương án chữa cháy và việc đề nghị Cơ quan có thẩm quyền xem xét và phê duyệt phương án đó để có thể dễ dàng thực hiện công tác chữa cháy cần thiết.
2. Mẫu đơn đề nghị phê duyệt phương án chữa cháy:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…, ngày … tháng … năm ……
ĐƠN ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY
– Căn cứ Luật phòng cháy và chữa cháy sửa đổi, bổ sung 2013;
– Căn cứ Nghị định …./……./NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng chữa cháy và Luật Phòng chữa cháy sửa đổ
Kính gửi: Phòng CS PC&CC/ …
Tên tôi là: ……. Chức vụ :…
CMND số: …… Cấp ngày: … / … / …. Do: …….
Hộ khẩu thường trú: ……
Chỗ ở hiện tại : ……
Địa chỉ kinh doanh : …
Điện thoại: … Email: ……
Ngành nghề kinh doanh: …….
I. Đặc điểm cơ sở:
1. Vị trí địa lý: ……
Phía đông giáp: …
Phía tây giáp: ……
Phía nam giáp: ……
Phía bắc giáp: ……
2. Đặc điểm kiến trúc:
– Diện tích: ….. m2
– Kiến trúc: …
3. Đặc tính chất cháy nổ – độc hại
Ngành sản xuất hàng
Tính chất cháy, nổ, độc tương đối an toàn PCCC.
Khi thực hiện luôn đúng nội quy an toàn PCCC.
Khả năng xảy ra sự cố ít.
II. Lực lượng và phương tiện tại chỗ
1.Thiết bị chữa cháy:
Bình bọt tổng hợp lớn, nhỏ: …… bình.
Hàng cây dài 6m : …… cái
Đèn báo cháy : ……. cái
Máy bơm : ……. cái
Vòi nước : ……. cái
Còi hú : : ……. cái
……
2. Phương tiện liên lạc báo cháy:
Dùng số điện thoại cơ sở để báo cho lực lượng PCCC chuyên nghiệp 114, hoặc Báo cho đội PCCC gần nhất :
Dùng xe tự có để báo cháy cho lực lượng PCCC.
3. Nguồn nước chữa cháy:……
(Thống kê tất cả các nguồn nước có thể trực tiếp phục vụ chữa cháy bên trong cơ sở: nguồn nước dự trữ,…. và tiếp giáp với cơ sở như: bể, hồ, ao, sông, ngòi, kênh, rạch, trụ, bến lấy nước, hố lấy nước…, ghi rõ khả năng lấy nước vào các mùa, thời điểm trong ngày; chỉ dẫn vị trí, khoảng cách tới các nguồn nước ở bên ngoài.)
4. Tổ chức lực lượng chữa cháy tại cơ sở:
Số lượng: ……. người;
Đội/tổ trưởng: ….
(Ghi rõ tổ chức (tổ hay đội), người phụ trách, số lượng đội viên phòng cháy chữa cháy và số người đã qua huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy, số người thường trực trong và ngoài giờ làm việc.
III. Phương án và một số tình huống cụ thể:
1. Phương án:
a. Cá nhân: Khi phát hiện cháy, người phát hiện hô to: cháy , cháy, cháy, ấn còi báo cháy hoặc đánh kẻng liên tục .
Ngắt cầu dao khu vực và khu vực liên hệ.
Dùng điện thoại báo cháy cho lực lượng PCCC chuyên nghiệp số : 114 hoặc báo cho đội PCCC gần nhất :.
Dùng phương tiện PCCC dập tắt đám cháy.
Cứu người bị nạn ra khỏi khu vực cháy.
Di chuyển tài sản ra khỏi khu vực cháy.
Tạo khoảng các ngăn cháy chống lây lan.
b. Chỉ huy chữa cháy: ………
2. Tình huống cụ thể:
a. Nguyên nhân:
Cháy do cơ sở chập điện.
Sơ suất bất cẩn,
Vi phạm nội qui,
Phá hoại
Cháy lây lan từ bên ngoài….
b. Cách xử lý:
Tổ cơ điện và tổ bảo vệ : Cúp Automat hoặc cầu dao nhánh , hô to cháy, cháy, cháy….. bấm chuông hoặc kẻng liên tục, điện thoại cho số : 114-8911.294
Hướng dẫn và chỉ huy công nhân, di chuyển người, hàng hóa và tài sản ra khỏi khu vực cháy.
Cử người liên lạc với đội PCCC và ra cổng đón đường chỉ cho xe vào cơ sở cháy.
Chỉ huy đội PCCC phải nắm rõ tình hình và
Đề nghị
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của Phòng CS PC&CC/ ….
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn đề nghị phê duyệt phương án chữa cháy:
Phần kính gửi yêu cầu người làm đơn ghi rõ tên của Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy nơi có thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy.
Phần nội dung của đơn đề nghị phê duyệt phương án chữa cháy:
+ Yêu cầu người làm đơn sẽ cung cấp những thông tin cá nhân cần thiết như tên, chức vụ, chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại, địa chỉ kinh doanh, số điện thoại,..
+ Ngoài ra người làm đơn còn cần cung cấp những thông tin về đặc điểm cơ sở, lực lượng và phương tiện tại chỗ. Thống kê tất cả các nguồn nước có thể trực tiếp phục vụ chữa cháy bên trong cơ sở: nguồn nước dự trữ,…. và tiếp giáp với cơ sở như: bể, hồ, ao, sông, ngòi, kênh, rạch, trụ, bến lấy nước, hố lấy nước…, ghi rõ khả năng lấy nước vào các mùa, thời điểm trong ngày; chỉ dẫn vị trí, khoảng cách tới các nguồn nước ở bên ngoài.
+ Phương án chữa cháy sẽ được trình ày một cách chi tiết, cụ thể nhất trong đơn đề nghị phê duyệt phương án chữa cháy. Điều quan trọng nhất là về cách xử lý nếu vụ cháy xảy ra và đề nghị cơ quan công an quản lý công tác PCCC phê duyệt phương án chữa cháy cho cơ sở ở địa điểm trên.
4. Quy định về phòng cháy chữa cháy:
Chữa cháy bao gồm các công việc huy động, triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cắt điện, tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám cháy và các hoạt động khác có liên quan đến chữa cháy.
Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy:
1. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
2. Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra.
3. Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.
4. Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.
Lực lượng phòng cháy và chữa cháy là lực lượng nòng cốt trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy của toàn dân bao gồm:
1. Lực lượng dân phòng;
2. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
3. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật;
4. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
Nhiệm vụ của lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở được quy định tại Điều 45, Luật phòng cháy chữa cháy 2001 sửa đổi bổ sung 2013:
1. Đề xuất việc ban hành quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào quần chúng tham gia phòng cháy và chữa cháy.
3. Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
4. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
5. Xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi có cháy xảy ra; tham gia chữa cháy ở địa phương, cơ sở khác khi có yêu cầu.
Xây dựng và thực tập phương án chữa cháy được quy định tại Điều 20, Luật phòng cháy chữa cháy 2013 sửa đổi bổ sung Điều 31, Luật Phòng cháy chữa cháy
“1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở, chủ rừng, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình, chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ đối với thôn, cơ sở, rừng, phương tiện giao thông.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở, khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy xây dựng, thực tập phương án chữa cháy cho cơ sở, khu dân cư do mình quản lý theo hướng dẫn của Bộ Công an.
3. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy đối với cơ sở, khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao cần huy động lực lượng, phương tiện của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, của nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương.
4. Phương án chữa cháy phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các lực lượng, phương tiện có trong phương án khi được huy động thực tập phải tham gia đầy đủ.
5. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cơ sở, khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao và thẩm quyền phê duyệt, thời hạn thực tập phương án chữa cháy.”