Tội cố ý gây nhiễu có hại là gì? Tội cố ý gây nhiễu có hại tiếng anh là gì? Những quy định liên quan đến tội cố ý gây nhiễu có hại?
Tội cố ý gây nhiễu có hại là một trong những tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông theo quy định của Luật hình sự. Những hành vi cố ý gây nhiễu có hại sẽ phải chịu những hình phạt được quy định trong
1. Tội cố ý gây nhiễu có hại là gì?
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật tần số vô tuyến điện năm 2009: “Tần số vô tuyến điện là tần số của
Sóng vô tuyến điện là sóng điện từ có tần số thấp hơn 3000 gigahéc (GHz) truyền lan tự do trong không gian, không có dẫn sóng nhân tạo.”
Điều 3 Luật tần số vô tuyến điện năm 2009: “Nhiễu có hại là ảnh hưởng có hại của năng lượng điện từ do việc phát xạ bức xạ hoặc cảm ứng gây mất an toàn hoặc cản trở, làm gián đoạn hoạt động của thiết bị, hệ thống thiết bị vô tuyến điện đang khai thác hợp pháp.”
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự. (Điều 8 Bộ luật hình sự 2015)
Tội cố ý gây nhiễu có hại là hành vi cố ý gây nhiễu có hại, cản trở hoạt động bình thường của hệ thống thông tin vô tuyến điện cụ thể là các hành vi sử dụng thiết bị phát sóng vô tuyến điện nhằm cố ý gây can nhiễu có hại làm cản trở đến hoạt động thông tin của các mạng và hệ thống thông tin vô tuyến điện khác, sử dụng thiết bị phát sóng vô tuyến điện gây nhiễu có hại nhưng không thực hiện yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cần thiết để khắc phục nhiễu, sử dụng thiết bị gây nhiễu có hại cho thông tin vô tuyến khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có yêu cầu ngừng sử dụng thiết bị; hành vi này do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Điều kiện để hành vi này bị xử lý trách nhiệm hình sự là gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Tội cố ý gây nhiễu có hại tiếng anh là gì?
Tội cố ý gây nhiễu có hại tiếng anh là “Deliberate harmful interference of radio frequencies”.
3. Những quy định liên quan đến tội cố ý gây nhiễu có hại?
Tội cố ý gây nhiễu có hại được quy định tại Điều 294 Bộ luật hình sự 2015:
“1. Người nào cố ý gây nhiễu có hại, cản trở hoạt động bình thường của hệ thống thông tin vô tuyến điện gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;
c) Tái phạm nguy hiểm.”
Cấu thành tội phạm là tổng thể các dấu hiệu pháp lý đặc trưng khách quan và chủ quan được quy định trong Luật Hình sự thể hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể là tội phạm, tức là căn cứ vào các dấu hiệu đó một hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm. Cấu thành tội cố ý gây nhiễu có hại bao gồm các dấu hiệu sau:
Mặt khách quan của tội cố ý gây nhiễu có hại
Hành vi khách quan phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội, hành vi nguy hiểm này được thể hiện bằng việc thực hiện hay không thực hiện hành động thuộc các trường hợp cấm của luật. Người thực hiện hành vi biết hoặc có nghĩa vụ phải biết việc mình làm hay không thực hiện hành động mà từ đó gây nên nguy hiểm cho xã hội thì sẽ có hành vi khách quan để cấu thành tội phạm.
Hành vi khách quan của tội cố ý gây nhiễu có hại là hành vi hành động của chủ thể gây nhiễu có hại, nhiễu có hại là ảnh hưởng có hại của năng lượng điện từ do việc phát xạ, bức xạ hoặc cảm ứng gây mất an toàn hoặc cản trở, làm gián đoạn hoạt động của thiết bị, hệ thống thiết bị vô tuyến điện đang khai thác hợp pháp. Các hành vi gây nhiễu có hại thường là: sử dụng thiết bị phát sóng vô tuyến điện nhằm cố ý gây can nhiễu có hại làm cản trở đến hoạt động thông tin của các mạng và hệ thống thông tin vô tuyến điện khác, sử dụng thiết bị phát sóng vô tuyến điện gây nhiễu có hại nhưng không thực hiện yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cần thiết để khắc phục nhiễu, sử dụng thiết bị gây nhiễu có hại cho thông tin vô tuyến khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có yêu cầu ngừng sử dụng thiết bị.
Hậu quả của các hành vi cố ý gây nhiễu là cản trở hoạt động bình thường của hệ thống thông tin vô tuyến điện gây thiệt hại từ 200.000.000 trở lên.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả: Hành vi cố ý gây nhiễu có hại và hậu quả hoạt động bình thường của hệ thống thông tin vô tuyến điện bị cản trở (gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng trở lên) xảy ra phải có mối quan hệ nhân quả với nhau. Trường hợp không có mối quan hệ nhân quả này thì không có tội phạm cố ý gây nhiễu có hại xảy ra.
Đây là tội có cấu thành vật chất được coi là đã hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra hậu quả thực tế, hành vi cố ý gây nhiễu có hại….được người phạm tội hoàn thành và đã gây thiệt hại vào đến sự hoạt động của hệ thống thông tin vô tuyến.
Mặt chủ quan của tội cố ý gây nhiễu có hại
Về dấu hiệu lỗi của tội cố ý gây nhiễu có hại: Lỗi là thái độ tâm lý của người thực hiện hành vi đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành vi đó của mình gây ra, đây là dấu hiệu bắt buộc phải có ở mọi tội phạm. Người thực hiện hành vi cố ý gây nhiễu có hại có lỗi cố ý trực tiếp khi nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và thấy trước hậu quả của hành vi đó mà vẫn mong muốn nó xảy ra.
Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Chủ thể của tội cố ý gây nhiễu có hại
Chủ thể của tội cố ý gây nhiễu có hại là người có năng lực trách nhiệm hình sự.
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, có năng lực trách nhiệm hình sự được hiểu là trong lúc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì người đó bị mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Chủ thể của tội cố ý gây nhiễu có hại thường là những người thực hiện các giai đoạn, công việc liên quan tới hoạt động đấu thầu như chủ đầu tư, bên mời thầu, bên dự thầu, tư vấn, giám sát,…
Khách thể của tội cố ý gây nhiễu có hại
Tội cố ý gây nhiễu có hại trực tiếp xâm hại hoạt động bình thường, ổn định của thiết bị, hệ thống thiết bị, hệ thống thiết bị vô tuyến điện đang khai thác hợp pháp, xâm hại trật tự an ninh xã hội.
Như các cấu thành tội phạm đã phân tích ở trên thì tội cố ý gây nhiễu phải chịu đầy đủ trách nhiệm hình sự và hình phạt theo quy định tại Điều 294 Bộ Luật hình sự khi hành vi phạm tội thỏa mãn đầy đủ 4 yếu tố cấu thành tội phạm cơ bản sau:
– Người thực hiện hành vi phải đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự
– Người thực hiện hành vi đã thực hiện hành vi cố ý gây nhiễu có hại, cản trở hoạt động bình thường của hệ thống thông tin vô tuyến điện gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
– Hành vi được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp
Hậu quả hoạt động bình thường của hệ thống thông tin vô tuyến điện bị cản trở, người phạm tội đã gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng trở lên tức hậu quả đã xảy ra. Vì vậy tội cố ý gây nhiễu có hại được pháp luật quy định là tội có cấu thành vật chất và tội phạm hoàn thành khi hậu quả thiệt hại từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc người phạm tội đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Hình phạt đối với tội vi phạm về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng
– Đối với trường hợp thuộc cấu thành cơ bản:
Người nào cố ý gây nhiễu có hại, cản trở hoạt động bình thường của hệ thống thông tin vô tuyến điện gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
– Đối với trường hợp thuộc cấu thành tăng nặng:
Có tổ chức;
Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;
Tái phạm nguy hiểm.
Những chủ thể thực hiện hành vi phạm tội này sẽ bị xử phạt từ 01 đến 05 năm tù.