Khi không thể tự hòa giải được thì các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng sẽ viết đơn khởi kiện ra Tòa có thẩm quyền giải quyết. Vậy đơn khởi kiện tranh chấp hợp đồng lao động là gì?
Mục lục bài viết
1. Đơn khởi kiện tranh chấp hợp đồng lao động là gì?
Đơn khởi kiện tranh chấp
Đơn khởi kiện tranh chấp hợp đồng lao động là văn bản ghi nhận những thông tin của cá nhân có tranh chấp và mong muốn Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Đồng thời đơn khởi kiện còn làm cơ sở để Tòa án có thẩm quyền xem xét và giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động theo trình tự thủ tục mà pháp luật quy định.
2. Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp hợp đồng lao động:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do-Hạnh phúc
….., ngày …….tháng ….. năm
ĐƠN KHỞI KIỆN
Kính gửi: Tòa án nhân dân ……
Người khởi kiện:
Ông(Bà) ……… sinh năm CMND số: ……. cấp ngày ………….. tại Công an
Thường trú: …
Điện thoại:
Người bị khởi kiện:
Người đại diện theo pháp luật: …. Chức vụ: Giám Đốc
Địa chỉ: …
Điện thoại: ….
NỘI DUNG KHỞI KIỆN
Những tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện gồm:
(Ghi rõ và đánh số thứ tự)
Kính mong Quý Tòa xem xét và thụ lý giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người khởi kiện
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn khởi kiện tranh chấp hợp đồng lao động:
(1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày….. tháng….. năm……).
(2) Ghi cụ thể tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án. Nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B), nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Tòa án đó.
(3) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi họ tên; đối với trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.
(4) Ghi nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện. Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú
(5) Trình bày tranh chấp xảy ra và nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết.
(6) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: bản sao hợp đồng mua bán nhà, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, …).
(7) Ghi chi tiết những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án (ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Tòa án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh…).
(8) Cuối đơn: Nếu người khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó. Trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ. Trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện. Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.
(9) Người làm đơn cần cam kết những thông tin mà mình cung cấp là hoàn toàn đúng sự thật , nếu sai thì hoàn toàn chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
4. Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động:
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động quy định quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ cùng các chế độ khi thực hiện hợp đồng giữa hai bên. Trong thực tiễn, quá trình ký kết cũng như trong quá trình thực hiện hợp đồng luôn nảy sinh những vấn đề rắc rối do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho việc ký kết, thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng gặp trở ngại thì các bên cần phải thông báo kị thời cho nhau để tìm cách giải quyết. Biện pháp trước tiên là các bên tự hòa giải với nhau. Nhưng trong trường hợp không thể tự hòa giải thì các bên phải đưa tranh chấp đó các cơ quan pháp luật hoặc cơ quan trọng tài giải quyết.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động
– Tôn trọng, bảo đảm để các bên tự thương lượng, quyết định trong giải quyết tranh chấp lao động.
– Bảo đảm thực hiện hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.
– Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
– Khi giải quyết tranh chấp lao động trước hết phải được hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội.
– Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động phải tiến hành sau khi một trong hai bên có đơn yêu cầu do một trong hai bên từ chối thương lượng, thương lượng nhưng không thành hoặc thương lượng thành nhưng một trong hai bên không thực hiện.
Những yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại Điều 33,
“1. Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.
2. Yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
3. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
4. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết lao động của Trọng tài nước ngoài.
5. Các yêu cầu khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.”
Thời hiệu giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động:
+Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
+Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Hồ sơ khởi kiện tranh chấp hợp đồng lao động:
– Đơn khởi kiện theo mẫu mà Luật Dương Gia cung cấp ở bên trên
– Bản sao Giấy CMND (Hộ chiếu); Hộ khẩu (có Sao y bản chính).
– Hợp đồng lao động đã ký trước đó.
–
– Quyết định, biên bản hòa giải của hòa giải viên lao động của cơ quan lao động cấp quận, huyện của Hội đồng hòa giải cấp cơ sở hoặc của hội đồng trọng tài lao động thành phố đối với những trường hợp tranh chấp lao động tập thể;
– Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tranh chấp (nếu có);
– Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).
– Nếu người khởi kiện là người sử dụng lao thì phải nộp thêm các giấy tờ về tư cách pháp lý như: giấy phép đầu tư, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy phép đăng ký kinh doanh, nội quy, quy chế, thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp, giấy ủy quyền nếu người đại diện theo pháp luật không tham gia vụ kiện. Biên bản các cuộc họp xét kỷ luật nếu có;
Trình tự, thủ tục khởi kiện:
– Người khởi kiện nộp Đơn khởi kiện tại Tòa án.
– Tòa án thụ lý đơn, phân công Thẩm phán xem xét, nghiên cứu đơn khởi kiện về thẩm quyền, nội dung theo quy định của pháp luật.
– Nếu đúng quy định thì ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí đến người khởi kiện. Nếu nội dung và thẩm quyền không đúng theo quy định của pháp luật thì trả lại đơn khởi kiện và hướng dẫn người khởi kiện nộp đơn tại Tòa án có thẩm quyền.
– Người khởi kiện nộp án phí tại Cơ quan thi hành án và nộp biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Trừ trường hợp được miễn tiền tạm ứng án phí.
– Tòa án thụ lý vụ án và ra thông báo thụ lý vụ án và thực hiện các thủ tục giải quyết vụ án lao động theo quy định của