Các cá nhân, cơ quan, tổ chức có tranh chấp lao động cần phải viết đơn khởi kiện tranh chấp lao động gửi cho Cơ quan Tòa Án có thẩm quyền giải quyết để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có tranh chấp. Vậy Đơn khỏi kiện tranh chấp lao động là gì?
Mục lục bài viết
1. Đơn khởi kiện tranh chấp lao động là gì?
Đơn khởi kiện tranh chấp lao động là văn bản do cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức lập ra gửi cho cơ quan Tòa án có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp lao động.
Đơn khởi kiện tranh chấp lao động là văn bản ghi chép lại những thông tin của cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện và sự việc tranh chấp lao động. Ngòai ra, Đơn khởi kiện tranh chấp lao động còn làm cơ sở để Tòa án có thẩm quyền giải quyết xem xét và thực hiện giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật.
2. Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp lao động:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-
ĐƠN KHỞI KIỆN VỤ ÁN LAO ĐỘNG
Kính gửi: Tòa án nhân dân …
Họ và tên người khởi kiện:
(Nếu người khởi kiện là cá nhân thi ghi rõ họ tên và năm sinh. Nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thi ghi rõ tên cơ quan, tổ chức – người đại diện hợp pháp).
Địa chỉ:
Họ và tên người bị kiện:
(Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi rõ họ tên và năm sinh. Nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi rõ tên cơ quan, tổ chức-người đại diện hợp pháp).
Địa chỉ:
Họ và tên người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:
Địa chỉ:
Khởi kiện về việc:
Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau với người bị kiện, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan (nêu cụ thể nội dung)
Họ và tên người làm chứng:
Địa chỉ
Những tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện gồm:
(Ghi rõ và đánh số thứ tự)
Địa danh, ngày……tháng……năm 20…
NGƯỜI KHỞI KIỆN
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn khởi kiện tranh chấp lao động:
Phần kính gửi thì người khỏi kiện sẽ ghi đúng tên của Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.
Phần thông tin của người khởi kiện, người bị khởi kiện thì yêu cầu: Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi rõ họ tên và năm sinh. Nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi rõ tên cơ quan, tổ chức-người đại diện hợp pháp.
Người khởi kiện sẽ trình rõ nội dung tranh chấp và yêu cầu Tòa án giải quyết về vấn đề gì. Người khởi kiện cần cam kết những thông tin và mình cung cấp là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
4. Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động:
-Đầu tiên chúng ta cần xác định các đối tượng tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án: Những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại Điều 32.
“1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định đó hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết.
3. Tranh chấp liên quan đến lao động bao gồm:
a) Tranh chấp về học nghề, tập nghề;
b) Tranh chấp về cho thuê lại lao động;
c) Tranh chấp về quyền công đoàn, kinh phí công đoàn;
d) Tranh chấp về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp.
3.Các tranh chấp khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.”
– Tiếp là chúng ta xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp:
Thẩm quyền Tòa án theo cấp
+ Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân.
+ Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết:
– Tranh chấp lao động tập thể về quyền.
– Tranh chấp lao động cá nhân mà đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài.
Thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ
– Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức;
– Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động.
Thẩm quyền Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn
– Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;
– Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;
– Nếu tranh chấp lao động về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;
– Nếu tranh chấp lao động phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết;
– Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết.
Như vậy, Dựa vào cách xác định đó mà các chủ thể có tranh chấp sẽ xác định dược nơi nộp đơn khỏi kiện tranh chấp lao động ở Tòa án nào.
Hồ sơ cho việc khởi kiện tranh chấp lao động bao gồm:
– Đơn khởi kiện (theo mẫu mà công ty Luật Dương Gia cung cấp ở bên trên) và các tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện;
– Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân (hoặc hộ chiếu), Sổ hộ khẩu gia đình (có sao y bản chính);
– Các tài liệu liên quan đến quan hệ lao động như: Hợp đồng lao động, hợp đồng học nghề, quyết định xử lý kỷ luật sa thải hoặc quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, biên bản họp xét kỷ luật người lao động,…
– Biên bản hòa giải không thành của Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động đối với tranh chấp lao động cá nhân (nếu có); Biên bản hòa giải không thành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền (nếu có).
– Nếu người sử dụng lao động khởi kiện thì phải nộp thêm các giấy tờ tài liệu về tư cách pháp lý của doanh nghiệp như giấy phép đầu tư, giấy đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập doanh nghiệp; Điều lệ, nội quy lao động, biên bản họp xét kỷ luật người lao động,…
– Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số lượng bản chính, bản sao);
Như vậy, Khi chuẩn bị đầy đủ được những giấy tờ kia thì người khởi kiện sẽ nộp trực tiếp tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.
Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án về tranh chấp lao động phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm, trừ trường hợp thuộc những đối tượng không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của pháp luật.
Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án về việc nộp tiền tạm ứng án phí.