Trong một số trường hợp doanh nghiệp vận hành không có lợi nhuận dẫn đến phá sản, giải thể hay vi phạm những quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh sẽ bị đề nghị thu hồi giấy phép hoạt động. Đơn đề nghị thu hồi giấy phép hoạt động là gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn đề nghị thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động chi tiết nhất:
- 4 4. Thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động:
1. Đơn đề nghị thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động là gì?
Hoạt động cho thuê lại lao động là một ngành kinh doanh dịch vụ với sự tham gia của ba bên: Doanh nghiệp cho thuê lại lao động, bên thuê lại lao động, người lao động thuê lại. Theo đó:
– Doanh nghiệp cho thuê lại lao động là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của
– Bên thuê lại lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng người lao động trong một thời gian xác định nhưng không trực tiếp tuyển dụng mà thuê lại người lao động của doanh nghiệp cho thuê.
– Người lao động thuê lại là người lao động có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, được doanh nghiệp cho thuê tuyển dụng và ký
Mục đích của hoạt động cho thuê lại lao động nhằm:
– Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định.
– Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân.
– Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.
Doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ cho thuê lại lao động phải tuân thủ các quy định của Nhà nước về pháp
Như vậy có thể hiểu, đơn đề nghị thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động là mẫu đơn được lập ra để đề nghị về việc thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động
Những trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động:
– Chấm dứt hoạt động cho thuê lại lao động theo đề nghị của doanh nghiệp
– Doanh nghiệp giải thể hoặc bị
– Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định 29/2019/NĐ-CP
– Cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép
– Cho thuê lại lao động để thực hiện công việc không thuộc danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này
– Bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động cho thuê lại lao động từ 03 lần trong khoảng thời gian tối đa 36 tháng kể từ ngày bị xử phạt lần đầu tiên
– Doanh nghiệp có hành vi giả mạo các văn bản trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, cấp lại giấy phép hoặc tẩy xóa, sửa chữa nội dung giấy phép đã được cấp hoặc sử dụng giấy phép giả
– Các trường hợp khác theo yêu cầu của
Như vậy nếu rơi vào một trong những trường hợp trên thì doanh nghiệp sẽ bị đề nghị thu hồi giấy phép.
2. Mẫu đơn đề nghị thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
(2)…, ngày …… tháng … năm …(3)…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động
Kính gửi: …(2a)…
1. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng Việt:…(1b)……….
Điện thoại: ……; Fax: ……; E-mail:…….
3. Mã số doanh nghiệp: ………(3)…………
4. Họ và tên người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Họ và tên:……Giới tính: ……… Sinh ngày:……….
Chức danh: ………(4a)…………
5. Mã số giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động:……
Ngày cấp: ………thời hạn:………..
Đề nghị ………(2b)……… thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động đối với Công ty ……(1c)…..
Lý do thu hồi:…….
Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật về lao động.
Hồ sơ kèm theo gồm: ……..
Nơi nhận:
– …
– …
ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP(4b)
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động chi tiết nhất:
– Phần kính gửi: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
– Phần thông tin doanh nghiệp:
Tên doanh nghiệp: Ghi tên doanh nghiệp bằng Tiếng Việt
Mã số doanh nghiệp: Ghi mã số doanh nghiệp theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
– Phần thông tin của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:
Mục họ tên: Ghi bằng chữ in hoa có dấu
Các thông tin: Giới tính, ngày sinh, chức danh: Khai báo rõ ràng, chính xác, trung thực
Mã số giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động:
Ngày cấp: ……thời hạn:……
Đề nghị (Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.) thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động đối với Công ty ……
Lý do thu hồi:……
– Lời cam kết
– Tài liệu kèm theo (nếu có)
4. Thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động:
Căn cứ pháp lý: Nghị định 29/2019/NĐ-CP
Hồ sơ thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động gồm :
– Văn bản đề nghị thu hồi giấy phép
– Giấy phép đã được cấp
– Báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động của doanh nghiệp
Trường hợp 1: Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép đối với trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động cho thuê lại lao động theo đề nghị của doanh nghiệp; doanh nghiệp giải thể hoặc bị Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản
Bước 1: Gửi hồ sơ
Doanh nghiệp gửi một bộ hồ sơ theo quy định đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
– Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận đủ hồ sơ.
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thu hồi giấy phép của doanh nghiệp, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm tra, rà soát các hợp đồng cho thuê lại lao động đang còn hiệu lực của doanh nghiệp và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi giấy phép;
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi giấy phép. Quyết định thu hồi giấy phép theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp 2: Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép đối với trường hợp quy định tại các điểm c, d, đ, e, g và điểm h Khoản 1 Điều 12 Nghị định 29/2019/NĐ-CP hướng dẫn khoản 3 Điều 54
– Khi phát hiện doanh nghiệp cho thuê thuộc trường hợp quy định tại các điểm c, d, đ, e, g và điểm h Khoản 1 Điều 12 Nghị định 29/2019/NĐ-CP , Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện kiểm tra, thu thập các bằng chứng liên quan và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi giấy phép;
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi giấy phép của doanh nghiệp;
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi giấy phép, doanh nghiệp cho thuê có trách nhiệm nộp lại giấy phép cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Doanh nghiệp không được cấp giấy phép trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bị thu hồi giấy phép đối với trường hợp thu hồi giấy phép quy định tại các điểm c, d, đ, e, g và điểm h Khoản 1 Điều điều 12 Nghị định 29/2019/NĐ-CP
Trách nhiệm của doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi giấy phép hoặc không được gia hạn, cấp lại giấy phép
– Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc không gia hạn hoặc không cấp lại hoặc thu hồi giấy phép, doanh nghiệp cho thuê thực hiện thanh lý toàn bộ các hợp đồng cho thuê lại lao động đang thực hiện, giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thuê lại và bên thuê lại theo quy định của pháp luật lao động, đồng thời đăng công khai nội dung việc chấm dứt hoạt động cho thuê lại lao động trên một báo điện tử trong 07 ngày liên tiếp.
– Doanh nghiệp cho thuê có trách nhiệm bố trí việc làm cho người lao động thuê lại theo hợp đồng lao động đã ký kết. Trường hợp người lao động phải ngừng việc thì người sử dụng lao động của doanh nghiệp cho thuê phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 98 của