Một đất nước sẽ không thể phát triển nếu như lơ là giáo dục, bỏ qua những chính sách hỗ trợ, khuyến khích học tập. Một trong số đó là những chính sách hộ trợ những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đột xuất.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn xin hỗ trợ khó khăn đột xuất dành cho học sinh, sinh viên là gì?
- 2 2. Mẫu đơn xin hỗ trợ khó khăn đột xuất dành cho học sinh, sinh viên mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn cách soạn thảo đơn xin hỗ trợ khó khăn đột xuất dành cho học sinh, sinh viên chi tiết nhất:
- 4 4. Quy định của pháp luật về chính sách trợ giúp khó khăn đột xuất:
1. Đơn xin hỗ trợ khó khăn đột xuất dành cho học sinh, sinh viên là gì?
Trước hết cần hiểu hoàn cảnh khó khăn đột xuất là gì?
Một cách đơn giản hoàn cảnh khó khăn đột xuất là những sự kiện không mong muốn xảy ra bất ngờ khiến cho đối tượng chịu ảnh hưởng của sự kiện đó lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Sự kiện bất ngờ đó có thể là những thương vong về người: Người bị chết, người bị mất tích,…hay những thiệt hại về tài sản như: Sạt lở làm hủy hoại nhà cửa, lũ lụt phá hủy cơ sở sản xuất kinh doanh,….
Học sinh, sinh viên lâm vào hoàn cảnh khó khăn có nguy cơ không thể tham gia cũng như hoàn thành chươn
Để hỗ trợ một cách tốt nhất cũng như thể hiện sự động viên khích lệ dành cho sinh viên đang theo học, các trường Đại học có những Quỹ học bổng khuyến khích học tập, Quỹ hỗ trợ sinh viên là người dân tộc thiểu số, Quỹ hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, …Đối với những trường hợp sinh viên đang theo học tại trường nhưng gặp khó khăn đột xuất, sinh viên làm đơn trình bày hoàn cảnh và gửi lên Nhà trường để nhận hỗ trợ.
Đơn xin hỗ trợ khó khăn đột xuất dành cho học sinh, sinh viên được soạn thảo khi học sinh, sinh viên gặp phải hoàn cảnh khó khăn đột xuất
Trong đơn sinh viên ghi đầy đủ thông tin cá nhân và trình bày rõ lý do, hoàn cảnh khó khăn của bản thân – đây là căn cứ để Nhà trường xét duyệt cho nguyện vọng của sinh viên.
Mục đích soạn thảo đơn là để nhận được sự hỗ trợ về nhà trường về các khoản đóng góp: Học phí, chi phí học tập khác,…để hỗ trợ phần nào những đối tượng đó, giúp học sinh, sinh viên có đủ điều kiện vật chất và sự động viên tinh thần kịp thời để có thể tiếp tục học tập và làm việc.
2. Mẫu đơn xin hỗ trợ khó khăn đột xuất dành cho học sinh, sinh viên mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
ĐƠN XIN XÉT TRỢ CẤP KHÓ KHĂN ĐỘT XUẤT
Kính gửi: Ban Giám hiệu Trường…….(Quỹ Học bổng và Hỗ trợ Sinh viên)
Em tên:….. Mã số sinh viên:……
Ngày sinh:………
Nơi sinh:…….
Hộ khẩu thường trú:……….
Là sinh viên lớp:…….. (HG……………) khóa……….
Hệ đào tạo: Dài hạn tập trung (chính quy) tại……
Nay em làm đơn này kính gửi đến Ban Giám hiệu xin được xem xét trợ cấp khó khăn đột xuất từ Quỹ Học bổng và Hỗ trợ sinh viên – Trường………….
Lý do: (ghi rõ nội dung và hồ sơ kèm theo (nếu có)):……..
Rất mong được ban giám hiệu xem xét giúp đỡ để em vượt qua được khó khăn, nhằm học tập và rèn luyện tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn/.
Ý kiến đề nghị của BCS lớp
Người làm đơn
(chữ ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn cách soạn thảo đơn xin hỗ trợ khó khăn đột xuất dành cho học sinh, sinh viên chi tiết nhất:
Kính gửi: Ban Giám hiệu Trường: Ghi tên trường sinh viên gặp khó khăn đột xuất đang theo học
(Quỹ Học bổng và Hỗ trợ Sinh viên)
Phần thông tin cá nhân của người soạn đơn:
Họ tên: Viết in hoa có dấu
Mã số sinh viên: Mỗi một sinh viên khi tham gia học tập sẽ được cấp một mã số sinh viên. Ghi theo dãy mã số sinh viên trên thẻ sinh viên được cấp.
Mục: Ngày sinh, nơi sinh, hộ khẩu thường trú: Ghi theo thông tin sổ hộ khẩu, giấy khai sinh.
Là sinh viên lớp: Ghi tên lớp sinh viên theo học. Ví dụ: Lớp LW9
Hệ đào tạo: Dài hạn tập trung (chính quy) tại
Nay em làm đơn này kính gửi đến Ban Giám hiệu xin được xem xét trợ cấp khó khăn đột xuất từ Quỹ Học bổng và Hỗ trợ sinh viên – Trường
Lý do soạn thảo đơn: (ghi rõ nội dung và hồ sơ kèm theo (nếu có)):……..
Rất mong được ban giám hiệu xem xét giúp đỡ để em vượt qua được khó khăn, nhằm học tập và rèn luyện tốt hơn.
Sinh viên ký và ghi rõ họ tên
4. Quy định của pháp luật về chính sách trợ giúp khó khăn đột xuất:
Khi học sinh, sinh viên gặp hoàn cảnh khó khăn đột xuất, không chỉ Trường học nơi học sinh, sinh viên theo học có những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ mà Đảng và Nhà nước ta cũng có những chính sách nhằm giúp đỡ nhóm đối tượng này khắc phục khó khăn để yên tâm học tập và làm việc. Cụ thể:
Khoản 1 điều 6
Đối tượng được trợ giúp đột xuất (một lần) là những người, hộ gia đình gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng khác gây ra, bao gồm:
a) Hộ gia đình có người chết, mất tích;
b) Hộ gia đình có người bị thương nặng;
c) Hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng;
d) Hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất, lâm vào cảnh thiếu đói;
đ) Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét;
e) Người bị đói do thiếu lương thực;
g) Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú dẫn đến bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc;
h) Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú.
Về mức trợ giúp:
Điều 12 Nghị định 67/2007/NĐ-CP quy định mức trợ cấp cứu trợ đột xuất thấp nhất đối với các đối tượng quy định tại Điều 6 của Nghị định này như sau:
Đối với hộ gia đình:
a) Có người chết, mất tích: 3.000.000 đồng/người;
b) Có người bị thương nặng: 1.000.000 đồng/người;
c) Có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng: 5.000.000 đồng/hộ;
d) Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét: 5.000.000 đồng/hộ.
Cá nhân:
a) Trợ giúp cứu đói: 15 kg gạo/người/tháng; trong thời gian từ 1 đến 3 tháng;
b) Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc: 1.000.000 đồng/người;
c) Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú: 10.000 đồng/người/ngày nhưng không quá 30 ngày. Trường hợp đặc biệt cần phải kéo dài thì thời gian được hưởng trợ cấp tối đa không quá 3 tháng và mức trợ cấp bằng mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng tại cơ sở bảo trợ xã hội.
Đối với người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị chết, gia đình không biết để mai táng được Ủy ban nhân dân cấp xã, bệnh viện, cơ quan, đơn vị tổ chức mai táng thì các cơ quan, đơn vị đứng ra mai táng được hỗ trợ kinh phí mai táng thấp nhất là 2.000.000 đồng.
Hộ gia đình có người là lao động chính bị chết, mất tích; hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất; hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng, lâm vào cảnh bị đói do thiếu lương thực, ngoài khoản trợ cấp nêu trên còn được xem xét trợ giúp thêm các khoản sau cho đến khi hộ thoát khỏi diện nghèo:
– Miễn, giảm học phí cho người đang học văn hóa, học nghề.
– Được cấp thẻ bảo hiểm y tế hoặc khám chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở chữa bệnh của Nhà nước.
– Được vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức trợ giúp cụ thể đối với trường hợp hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất, lâm vào cảnh thiếu đói cho phù hợp với tình hình thực tế và khả năng huy động nguồn lực của địa phương.
Nhà nước khuyến khích các địa phương nâng mức trợ cấp, trợ giúp cao hơn mức thấp nhất quy định tại Điều 12 Nghị định 67/2007/NĐ-CP
Nguồn kinh phí thực hiện
Nguồn kinh phí để thực hiện cứu trợ đột xuất bao gồm:
– Ngân sách địa phương tự cân đối.
– Trợ giúp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ trực tiếp cho địa phương hoặc thông qua Chính phủ, các đoàn thể xã hội.
– Trường hợp các nguồn kinh phí trên không đủ để thực hiện cứu trợ đột xuất thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính để tổng hợp đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương.
Việc lập dự toán, phân bổ, chấp hành và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội theo quy định của